Tài nguyên du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2014-2020 (Trang 31)

7. Tổng quan đề tài

1.4. Tài nguyên du lịch sinh thái

1.4.1. Khái niệm tài nguyên du lịch sinh thái: tài nguyên DLST là một khái niệm rất rộng bao gồm các yếu tố cơ bản để tạo nên các điểm, các tuyến hoặc khu DLST; có thể bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, giá trị nhân

văn, các công trình do nhân loại tạo nên có thể được sử dụng để nhằm thỏa mãn cho nhu cầu về DLST.

Khái niệm về tài nguyên du lịch, theo Luật Du lịch 2005: “ Là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là các yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.

Có hai loại tài nguyên du lịch:

- Tài nguyên du lịch thiên nhiên: bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

- Tài nguyên du lịch nhân văn: bao gồm các truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ nhân gian, di tích lịch sử - cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Như vậy rõ ràng tài nguyên DLST lấy cơ sở từ nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa – nhân văn bản địa. Tuy nhiên các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể nào đó và các giá trị văn hóa nhân văn bản địa tồn tại và phát triển không tách rời khỏi hệ sinh thái tự nhiên đó. Cũng như các giá trị thiên nhiên, các giá trị văn hóa bản địa chỉ trở thành tài nguyên DLST một khi nó được khai thác để tạo ra sản phẩm phục vụ cho mục đích phát triển du lịch.

Nhìn chung tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú, thông thường người ta đưa vào khai thác và phục vụ một số dạng tài nguyên DLST chính bao gồm:

 Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù và tập trung chú ý đến những nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm (như ở các vườn quốc gia, khu Bảo tồn thiên nhiên, các khu dự trữ sinh quyển…)

 Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển có sự gắn kết với sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác truyền thống, các lễ hội, các sinh họat truyền thống của cộng đồng…

 Các di sản văn hoá bản địa truyền thống (gồm văn hoá vật thể và phi vật thể)

1.4.2. Môi trường và hệ sinh thái:

1.4.2.1. Khái niệm môi trường:

- Về khía cạnh sinh thái học, theo Vũ Trung Tạng (2000) thì “Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên,… mà ở đó, cá thể, quần thể, loài, … có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình”.

- Trong Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam (1993): “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.

1.4.2.2. Hệ sinh thái môi trường:

Hệ sinh thái môi trường (Environmental ecosystem) là một hệ thống bao gồm các quần xã sinh vật và con người, có cùng các điều kiện môi trường bao quanh nó với sự tương tác lẫn nhau, liên tục không ngừng mà kết quả của sự tác động đó quyết định đến chiều hướng phát triển của quần xã và sinh cảnh của toàn hệ.

Các Hệ sinh thái chủ yếu bao gồm: HST rừng nhiệt đới; HST núi cao; HST đất ngập nước; HST sông, hồ, suối thác; HST nông nghiệp (vườn, trang trại); HST biển, đảo; HST đồng cỏ tự nhiên. Phần lớn các hệ sinh thái này thường tập trung quanh các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên nên việc khai thác các tiềm năng DLST để phục vụ phát triển du lịch thường gắn với các khu vực này.

1.4.2.3 Đa dạng sinh học:

Công ước Quốc tế về đa dạng sinh học định nghĩa: “Đa dạng sinh học là sự khác biệt trong mọi cơ thể sống có từ mọi nguồn, từ các HST ở đất liền, ở biển và ở các HST khác ở nước, và mọi tổ hợp sinh thái mà các cơ thể sống là thành phần hợp thành; Đa dạng sinh học cũng bao gồm sự đa dạng trong loài, giữa các loài và

các HST. Đa dạng sinh học bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các phần của cơ thể, các chủng quần, hay các hợp phần sinh học khác của HST, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài người”.

Nói ngắn gọn, đa dạng sinh học là mức độ phong phú của thiên nhiên sống, là toàn bộ tài nguyên thiên nhiên tạo nên do tất cả các dạng sống trên trái đất. Đa dạng sinh học có ba mức độ chính: đa dạng di truyền; đa dạng loài; đa dạng sinh thái.

1.4.3. Đặc điểm của tài nguyên Du lịch sinh thái:

a. Tài nguyên DLST rất phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên có giá trị vô cùng to lớn và đặc sắc.

b. Tài nguyên DLST rất nhạy cảm với các tác động. c. Tài nguyên DLST có thời gian khai thác khác nhau.

d. Tài nguyên DLST thường nằm xa các khu dân cư và được khai thác ngay tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch.

e. Tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài.

Tuy nhiên để có điều kiện khai thác tài nguyên DLST một cách hiệu quả đòi hỏi phải có được một hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, đồng bộ, từ đó mới tạo nên các tuyến điểm du lịch nối đến các vùng tài nguyên hấp dẫn này.

1.5. Tính tất yếu của hoạt động DLST dựa vào cộng đồng góp phần phát triển bền vững:

Sự trải nghiệm của du khách tại điểm đến nhìn chung thường chịu ảnh hưởng của thái độ của người dân địa phương đối với hoạt động DLST và khách du lịch. Sự tiếp xúc ngắn ngủi giữa du khách và người dân bản địa có thể góp phần làm cho trải nghiệm DLST trở nên hoàn hảo hoặc ngược lại. Sự tham gia của cộng đồng là một trong những đặc điểm quan trọng nhất trong quá trình phát triển DLST. Điều này được xem là thách thức và cũng là cơ hội lớn cho cả cộng đồng địa phương và các bên tham gia. Do đó, cần xây dựng những định hướng phát triển phù hợp cùng với những hành động kịp thời nhằm nâng cao năng lực của cộng đồng địa phương và thúc đẩy sự tham gia của họ vào phát triển DLST.

- Cộng đồng địa phương chính là người đầu tiên tiếp xúc khai thác sử dụng và có kinh nghiệm quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa ở địa phương qua nhiều thế hệ. Do đó, nếu họ nhận được những lợi ích thiết thực từ việc tham gia trong hoạt động DLST thì có thể họ sẽ cam kết mạnh mẽ hơn nữa đối với quản lý bền vững các nguồn tài nguyên này.

- Nếu cộng đồng địa phương được tham gia vào phát triển DLST thì họ sẽ càng có thiện cảm với hoạt động DLST và những kết quả đạt được từ hoạt động này cũng sẽ cao hơn.

- Kinh nghiệm và những hiểu biết về các nguồn tài nguyên bản địa của người dân địa phương sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm DLST.

- Cộng đồng địa phương là những người trực tiếp tiếp xúc với du khách hàng ngày, do đó nếu người dân có thái độ tích cực với đối với hoạt động DLST thông qua việc cùng tham gia, hưởng lợi và cùng quyết định thì điều này sẽ mang lại những nguồn lợi đáng kể cho chính họ, cũng như thỏa mãn được nhu cầu du khách.

DLST dựa vào cộng đồng là loại hình tập trung vào sự tham gia của người dân địa phương trong việc quản lý DLST và phân phối lợi nhuận. Loại hình DLST này phải được tổ chức bởi người dân địa phương và vì người dân địa phương, gắn trách nhiệm của họ với việc quản lý, khai thác và bảo tồn các tài nguyên DLST tự nhiên và nhân văn bản địa. DLST dựa vào cộng đồng cũng hỗ trợ cho cho việc phân phối một cách công bằng lợi nhuận thu được từ DLST như là một nguồn thu nhập thứ hai. Phần lớn lợi nhuận do DLST mang lại thuộc về địa phương. Mục đích của DLST dựa vào cộng đồng bao gồm 5 nội dung cơ bản như sau:

- Bảo tồn các nguồn tài nguyên văn hóa và thiên nhiên.

- Tạo ra các phúc lợi kinh tế và những phúc lợi khác cho cộng đồng.

- Thúc đẩy và trao quyền cho các cộng đồng nhằm xây dựng quyền sở hữu các nguồn tài nguyên.

- Đảm bảo chất lượng thỏa mãn cho du khách.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu của nước ta hiện nay, ngành du lịch đang dần trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp của ngành vào GDP quốc gia ngày càng tăng. Nên ở Chương 1 tác giả đã khái quát các vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận của việc phát triển du lịch sinh thái và một số khái niệm về du lịch bền vững.

Với những vai trò to lớn của mình, kết hợp với việc thực hiện đúng các nguyên tắc đảm bảo phát triển du lịch bền vững hy vọng trong tương lai không xa, ngành du lịch của nước ta nói chung và ngành du lịch của tỉnh nói riêng sẽ có những bước tiến nhảy vọt, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước nhưng vẫn đảm bảo phát triển du lịch sinh thái ổn định, bền vững cho chúng ta hôm nay và cho chúng ta mai sau.

Phát triển du lịch sinh thái bền vững tuy là một vấn đề còn tương đối mới ở nước ta nói chung và tỉnh Bình Thuận nói riêng, nhưng đối với các nước trên thế giới thì họ đã đạt được những thành công ban đầu trong việc thực hiện đường lối phát triển bền vững ngành du lịch. Là nước đi sau, chúng ta may mắn nhận được sự giúp đỡ cũng như đúc kết được cho mình những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững mà họ đã đạt được để từ đó có thể áp dụng một cách linh hoạt vào công cuộc phát triển bền vững ngành du lịch nước ta.

Thực trạng phát triển hoạt động du lịch sinh thái của tỉnh Bình Thuận sẽ được phân tích trong chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI CỦA TỈNH BÌNH THUẬN

2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên-kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Thuận: 2.1.1. Tổng quan về địa lý kinh tế:

Bình Thuận là một tỉnh ven biển duyên hải cực Nam Trung Bộ có tọa độ địa lý từ 10033’42” đến 11033’18” vĩ độ Bắc và từ 107023’41” đến 108052’42” kinh độ Đông, với vị trí địa lý là phía Đông Bắc và Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng; phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông. Ngoài khơi có Đảo Phú Quý cách Thành phố Phan Thiết 120 km. Trung tâm tỉnh là thành phố Phan Thiết.

Tỉnh nằm giữa hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh cách Phan Thiết khoảng 200 km về phía đông bắc và thành phố Nha Trang cách Phan Thiết khoảng 250 km về phía nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.518 km về phía nam.

Nơi xa nhất tỉnh là xã Phan Dũng ở huyện Tuy Phong thuộc phía Bắc; xã Tân Thắng ở huyện Hàm Tân thuộc phía Nam; xã Vĩnh Hảo ở huyện Tuy Phong thuộc phía Đông và phía Tây là xã Trà Tân ở huyện Đức Linh.

Bình Thuận có quốc lộ 1A với chiều dài đi qua là 178km; chiều dài đường sắt thống nhất Bắc – Nam là 180km chạy qua các tỉnh phía Bắc và phía Nam cả nước; quốc lộ 28 nối liền Bình Thuận với các tỉnh Nam Tây Nguyên; quốc lộ 55 nối liền với Trung tâm dịch vụ dầu khí và Bà Rịa Vũng Tàu.

Tỉnh có đường bờ biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc tỉnh Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Và diện tích vùng lãnh hải 52.000 km2, là một trong những vùng biển giàu nguồn lợi hải sản.

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai tỉnh Bình Thuận đến năm 2013 Tỉnh Tổng Diện tích tự nhiên (nghìn ha) Trong đó Đất SX Nông nghiệp Đất Lâm nghiệp Đất Chuyên dùng Đất ở Bình Thuận Tỷ lệ 781,282 100 312,967 40 360,139 46.1 54,593 7 7,762 1 (Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận) - Bình Thuận gồm 1 Thành phố và 8 huyện với 127 xã, phường, thị trấn.

Bảng 2.2: Đơn vị hành chính cơ sở tỉnh Bình Thuận tính đến năm 2013

Tỉnh Thành phố Quận Thị xã Huyện Phường Thị trấn Xã Bình Thuận 1 - 1 8 19 12 96

(Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận)

- Về dân số tỉnh trung bình (tính đến năm 2013) là gần 1.201.239 người.

- Địa hình Bình Thuận chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng đông bắc – tây nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình chính gồm đất cát và cồn cát ven biển, đồng bằng phù sa, vùng đồi gò và vùng núi thấp.

- Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông và khô hạn nhất cả nước. Khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô đã dẫn đến sự hình thành đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên thiên nhiên du lịch mà những nơi khác không có được.

Những đặc điểm về lịch sử hình thành, vị trí địa lý lãnh thổ, địa hình địa mạo và sự đa dạng về các điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Thuận đã tạo ra sự phong phú, đa dạng với tính pha trộn của các hệ sinh thái tại chỗ với tính đa dạng sinh thái cao của các vùng lân cận như Nam Tây Nguyên, vùng duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam Bộ. Đây là những yếu tố cơ bản tạo nên tài nguyên du lịch và DLST đặc sắc của tỉnh Bình Thuận, đảm bảo cho sự phát triển DLST bền vững của tỉnh trong tương lai.

2.1.2. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của tỉnh:

Về tình hình kinh tế – xã hội, Bình Thuận là tỉnh phát triển còn chậm và không đồng đều giữa các khu vực. Về mật độ dân số (tính đến năm 2013) là 154 người/ km2, thấp hơn mức bình quân các tỉnh duyên hải. Nhưng có sự phân bố dân số không đều, nơi có mật độ dân số đông nhất là thành phố Phan Thiết với 1.077 người/km² và nơi có mật độ dân cư thấp nhất là huyện Bắc Bình với 66 người/km². (Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận - 2013).

Tỉnh Bình Thuận có lợi thế về tài nguyên đất đai và vị trí địa lý nên đã có bước phát triển vượt trội. Một số chỉ tiêu kinh tế chính của tỉnh như sau:

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của Bình Thuận từ năm 2010 đến năm 2013

Năm 2010 2011 2012 2013

Dân số trung bình (1.000 người) 1.175 1.180,3 1.193,5 1.201 Mật độ dân số (người/ km²) 150 151 153 154 Tổng thu ngân sách (tỷ đồng) 6.870 7.820 7.487 7.436 Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 219 283 318 372 Doanh thu từ du lịch (tỷ đồng) 2.500 3.351 4.372 5.474 Tốc độ tăng GDP (%) 11,5 9,7 9,6 8,6 Bình quân GDP/ người (USD) 1.058 1.177 1.402 1.566

(Nguồn : Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Thuận )

2.1.2.1 Lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2014-2020 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)