Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2014-2020 (Trang 58)

7. Tổng quan đề tài

2.3.Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận

2.3.1 Vị trí địa lý kinh tế du lịch Bình Thuận với tình hình tăng trưởng: 2.3.1.1 Cở sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch:

Bảng 2.7: Số cơ sở của các cơ sở lưu trú và số buồng, giường của khách sạn xếp theo tiêu chuẩn sao

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tăng trưởng bình quân hàng năm (%) Tổng số cơ sở 45 55 69 81 21,64 Phan Thiết 42 54 62 70 18,56 LaGi - 1 1 - Tuy Phong - 3 1 1 - Hàm Thuận Nam 3 4 7 32,64

Hàm Tân - 2.773 1 2 -

Số buồng 2.268 5.289 3.421 3.919 20,00

Số giường 4.335 6.133 7.064 17,68

Loại 4 sao 7

Tổng số cơ sở 5 7 11 11 30,06

+ Phan Thiết 5 10 10 25,99

+ LaGi - 1 1 -

Số buồng 486 716 1.032 1.035 28,66

Số giường 763 1.224 1.666 1.672 29,89

Loại 3 sao

Tổng số cơ sở 10 12 14 17 19,35 + Phan Thiết 9 11 12 13 13,04 + Tuy Phong - 1 1 - + Hàm Thuận Nam 1 1 1 3 44,22 Số buồng 634 699 823 999 16,38 Số giường 1123 1.240 1.450 1.761 16,17 Loại 2 sao

Tổng số cơ sở 18 21 25 30 18,56 + Phan Thiết 16 19 22 26 17,57

+ Hàm Thuận Nam 2 2 3 4 25,99

Số buồng 835 922 1.050 1.260 14,70

Số giường 1.737 1.862 1.986 2.383 11,12

Loại 1 sao

Tổng số cơ sở 12 15 19 23 24,22 + Phan Thiết 12 15 18 21 20,51

+ Hàm Tân - 1 2 -

Số buồng 313 436 516 625 25,90

Số giường 712 963 1.031 1.248 20,57

a/ Cơ sở lưu trú du lịch:

Tính đến tháng 7/2014, toàn tỉnh hiện có 271 cơ sở lưu trú du lịch đang hoạt động kinh doanh với tổng số 10.253 buồng. Đã xếp hạng 169 cơ sở lưu trú với 6.815 phòng, trong đó đạt tiêu chuẩn 5 sao có 03 cơ sở với 348 phòng, 4 sao có 22 cơ sở với 2.214 phòng, 3 sao có 12 cơ sở với 891 phòng, 2 sao có 32 cơ sở với 1.248 phòng, 1 sao có 30 cơ sở với 772 phòng, nhà nghỉ du lịch có 52 cơ sở với 1.100 phòng, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê có 18 cơ sở với 242 phòng. (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Thuận-năm 2014)

b/ Cở sở hạ tầng:

Cơ sở vật chất, kỹ thuật của du lịch Bình Thuận tăng nhanh. Cơ sở hạ tầng trực tiếp phục vụ hoạt động du lịch như: Đường xá, điện, nước, thông tin liên lạc, ... cũng đã được Tỉnh quan tâm đầu tư một bước, tập trung ở các khu du lịch đã và đang quy hoạch. Các vấn đề an ninh, trật tự xã hội đặc biệt là vệ sinh môi trường trong hoạt động du lịch được coi trọng và quan tâm thực hiện. Hiện nay, với chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch của Tỉnh và sự hấp dẫn về tiềm năng cũng như hiệu quả của kinh doanh du lịch, do vậy đến nay Bình Thuận đã thu hút được 365 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 8.500 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực đầu tư chủ yếu là cơ sở lưu trú du lịch và một số dự án giải trí, thể thao (gofl, cáp treo, du lịch lặn biển, khu công viên cá heo...)

2.3.1.2 Lực lượng lao động trong ngành du lịch:

Du lịch Bình Thuận trong thời gian qua phát triển nhanh mang tính đột phá, trở thành một trong những trung tâm du lịch nổi tiếng nhất trong cả nước. Các loại hình kinh doanh du lịch phát triển nhanh chóng, thu hút một lượng lớn lao động trực tiếp và gián tiếp làm việc trong lĩnh vực kinh doanh du lịch.

Tổng số lao động trong ngành Du lịch hiện nay (năm 2013) là 19.908 người, tăng bình quân trên 10% năm. Tuy nhiên, lao động du lịch tăng nhanh về số lượng, nhưng chất lượng còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu. Đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh du lịch hiện nay thiếu rất nhiều, chất lượng nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

viên phục vụ còn rất hạn chế. Lao động chưa được đào tạo chiếm tới 44,47% trong tổng số lao động. Trong khi đó, lao động có trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm 4,59%. Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển thị trường khách quốc tế.

Lực lượng lao động ở khách sạn, nhà hàng là lực lượng chủ yếu tác động đến du lịch thể hiện như sau:

-Lao động của khách sạn, nhà nghỉ: Tổng số lao động trong các cơ sở ngành khách sạn năm 2008 có 6.851 người. Đến năm 2013 là 12.400 người.

-Lao động nhà hàng, ăn uống: Tổng số lao động trong các cơ sở ngành nhà hàng năm 2008 có 16.800 người. Đến năm 2013 là 31.400 người.

2.3.2 Các giai đoạn phát triển của du lịch sinh thái Bình Thuận:

Theo Dobias (1989), trên cơ sở nghiên cứu các khu du lịch, du lịch sinh thái biển và đảo ở khu vực Đông Nam Á đã đưa ra mô hình 5 giai đoạn của chu trình phát triển các khu du lịch biển bờ và hải đảo như sau:

- Giai đoạn lều trại: các lều trại nhỏ được người dân điạ phương xây dựng tạm thời nhằm thu hút chủ yếu khách du lịch nội địa và một ít khách DLST “ba lô” ít tiền. Thời kỳ này do hiểu biết về môi trường còn thấp nên đa phần lều trại đều xây dựng ngay trên bãi biển và bờ đảo, hầu như không có hệ thống thu gom chất thải, nước thải hầu như không được xử lý, tuy vậy tác động xấu đến môi trường còn vẫn không đáng kể vì mức mức độ phát triển còn thấp (điển hình như ở Hòn Rơm-Mũi Né vào năm 1995).

- Giai đoạn nâng cấp hình thành cơ sở nhỏ: người địa phương nâng cấp các lều trại của họ trên bãi biển để đáp ứng nhu cầu của du khách, người bên ngoài bắt đầu mua đất để kinh doanh du lịch sinh thái biển. Đường sá và điều kiện cơ sở hạ tầng bắt đầu được cải thiện, tiện nghi lưu trú bắt đầu được nâng cao, thu hút nhiều đối tượng du khách giàu có hơn. Tác động xấu đến môi trường giai đoạn này vẫn chưa gia tăng (như Hàm Tiến-Mũi Né vào năm 2001).

- Giai đoạn phát triển các resort, khách sạn sang trọng, các khu DLST biển đảo tiện nghi: giai đoạn này ngày càng có nhiều nhà đầu tư bên ngoài mua

đất và bất động sản của người địa phương để kinh doanh du lịch – du lịch sinh thái, các tài nguyên DLST ven bờ và vùng hải đảo được quan tâm khai thác như các vùng sinh thái ven biển, các rạn san hô, vùng ngư trường gần bờ. Hiện tượng gia tăng giá cả tại chỗ cùng với gia tăng lợi nhuận du lịch. Bắt đầu xuất hiện suy thoái môi trường (Mũi Né từ năm 2005, đảo Cù lao Câu 2009).

- Giai đoạn phát triển mạnh khó kiểm soát: đa phần các cơ sở khách sạn, resort, khu DLST là do người bên ngoài sở hữu, họ đẩy mạnh khai thác. Du lịch-DLST phát triển mạnh vượt tầm kiểm soát của địa phương, suy thoái mô trường diễn ra nghiêm trọng (Hòn Rơm-Mũi Né, Đồi Dương-Phan Thiết 2009). - Giai đoạn suy thoái trầm trọng: suy thoái trầm trọng môi trường và tài nguyên dẫn đến các quy chế kiểm soát môi trường chặt chẽ hơn. Nhiều hành động kiểm soát nghiêm ngặt được tiến hành nhằm kiểm soát tình trạng suy thoái (Mũi Né 2011, Tuy Phong 2011).

2.3.3 Tình hình kinh doanh du lịch và DLST ở tỉnh Bình Thuận: 2.3.3.1 Lượt khách:

Theo báo cáo của lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, dù chịu tác động bất lợi do ảnh hưởng suy thoái kinh tế nhưng năm 2013 vừa qua, du lịch địa phương vẫn đạt các chỉ tiêu cơ bản. Trong năm 2013, toàn tỉnh đón được 3.524.837 lượt khách, tăng 12,1% so cùng kỳ, nhờ vậy doanh thu từ du lịch đã thực hiện 5.474 tỷ đồng, tăng 25,2% so với năm trước. Tuy nhiên, du lịch Bình Thuận cũng đối diện với nhiều thách thức như các chỉ tiêu đang có tốc độ tăng trưởng chậm lại, tour tham quan thiếu hấp dẫn, tính liên kết chưa chặt chẽ. Phấn đấu năm 2014 phải đạt hoặc vượt chỉ tiêu được giao: Đón 3.700.000 lượt khách với doanh thu 6.000 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2008 - 2013

( Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Bình Thuận)

Bảng 2.8: Tình hình khách du lịch quốc tế đến Bình Thuận từ 2008-2013 Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Lượt khách

195.156 221.643 250.321 300.060 340.181 380.052 (Nguồn : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận) Từ số liệu và biểu đồ trên cho thấy tốc độ tăng trưởng du lịch của tỉnh Bình Thuận trung bình khá cao và phát triển vững chắc nhất là 9 tháng đầu năm 2014. Trong quý 1 có khoảng 982.000 lượt khách đến tham quan nghỉ dưỡng tại Bình Thuận, trong đó khách quốc tế có 135.000 lượt đến từ các quốc gia như Nga, Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc, Pháp, Thụy Điển, Mỹ, Anh, Úc, Hà Lan, Thái Lan, … Và 9 tháng đầu năm 2014 đem lại doanh thu đạt trên 2.010 tỷ đồng. có khoảng 282.620 lượt khách, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước và đạt 70,65% kế hoạch năm.

Thời kỳ càng về sau, từ 2008-2013 bước phát triển có tính ổn định hơn, với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 14,30%. Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2009, tuy trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, dịch cúm AH1N1 phát sinh, tình hình thị trường biến động đã tác động không thuận lợi đến hoạt động

du lịch trên phạm vi cả nước. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam suy giảm, tốc độ giảm bình quân là -11,32% và thành phố Hồ Chí Minh là -7,14% so với 2008 nhưng họat động du lịch ở Bình Thuận vẫn ổn định và có mặt phát triển. Toàn tỉnh đón 1.102.700 lượt khách, tăng 10,27% so với cùng kì năm 2008, đạt 50,12% kế hoạch năm. Lượng khách du lịch quốc tế khoảng 145.820 lượt, đạt 72,91% kế hoạch năm, tăng 34,8% so với cùng kì năm 2008. Năm 2011, Bình Thuận đón trên 2 triệu lượt khách, tăng 11,04%, trong đó khách quốc tế đạt đến 300.060 lượt. Lượt người đến du lịch tỉnh Bình Thuận càng ngày càng nhiều cho thấy ngành du lịch đang trên đà phát triển. Năng lực hoạt động tăng nhanh thể hiện qua số công suất sử dụng phòng bình quân của các cơ sở lưu trú đạt 55,56%, trong đó công suất phòng hạng 3 sao, 4 sao đạt trên 70%; hạng 2 sao trở xuống đạt xấp xỉ 50%.

Nhìn chung từ biểu đồ trên cho thấy khá rõ về nhịp độ phát triển của tỉnh Bình Thuận đối với các chỉ tiêu về du khách và doanh thu: từ 2008-2010 nhịp độ phát triển khá đều và tương đối mạnh, từ 2011-2013 tốc độ tăng vượt nhanh và có vẻ bức phá, rất tích cực nhất là đối với chỉ tiêu doanh thu từ du lịch. Khách nước ngoài ngày càng biết đến du lịch Bình Thuận nhiều hơn và theo đà phát triển thuận lợi du lịch quốc tế càng nhiều nước mới xuất hiện. Thật vậy trong năm 2008 khách du lịch đến Bình Thuận có 152 nước, các thuộc địa, vùng lãnh thổ thì năm 2011 có 174 nước. Cơ cấu số lượt khách quốc tế theo nước có những chuyển biến nhật định như sau:

Bảng 2.9: Cơ cấu số lượng lượt khách quốc tế theo nước

Đơn vị: %

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0

Liên bang Đức 13,7 14,2 11,9 15,0 Liên bang Nga 4,1 5,7 8,7 13,1

Mỹ 10,5 10,0 10,4 8,1

Hàn Quốc 7,8 7,1 9,7 7,0

Australia 5,8 6,1 7,2 6,2

Vương quốc Anh 6,4 8,1 5,3 5,3 Thụy Điển 3,1 2,6 2,0 5,3 Canada 3,4 3,0 3,1 4,1 Hà Lan 4,0 4,0 4,4 3,6 Thụy Sỹ 2,0 2,4 1,9 2,6 Trung Quốc 2,1 1,8 2,8 2,5 Đan Mạch 1,6 1,1 1,5 2,2 Áo 1,4 0,9 1,2 2,1 Nhật Bản 3,7 3,8 3,1 1,8 Phần Lan 1,1 0,8 1,7 1,7 Đài Loan 2,0 1,7 1,0 1,1 Bỉ 1,1 0,7 1,0 1,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vương quốc NaUy 0,8 0,8 0,8 0,9

Singapore 0,9 1,1 0,8 0,8

Italia 3,1 1,3 1,0 0,8

New Zealand 1,3 0,7 1,1 0,7

Ireland 1,2 0,9 1,0 0,7

Malaysia 0,4 0,4 0,4 0,4

Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận

b/ Về tình hình khách du lịch nội địa: nhờ vào lợi thế gần thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt và Nha Trang, lại có nhiều nguồn tài nguyên du lịch nổi tiếng nhất là du lịch biển nên tỉnh Bình Thuận hàng năm thu hút một lượng lớn khách du lịch nội địa đạt trên 1,8 triệu lượt khách/năm. Từ 2008-2013 tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm về khách du lịch nội địa khá cao, khoảng 11,75%, năm cao nhất đạt 13,72% (năm 2010).

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Lượt

khách 1.805.535 1.978.463 2.249.881 2.502.338 2.800.008 3.144.785

(Nguồn : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận)

c/Các tuyến, điểm DLST đang hình thành gắn với các loại hình DLST đang được khai thác ở địa bàn tỉnh Bình Thuận:

i/ Các điểm DLST đang khai thác: do gần các điểm DLST lớn của các tỉnh lân cận, lại được các công ty du lịch lữ hành nối tuyến khai thác liên hoàn về DLST nên ở khu vực Bình Thuận đã sớm hình thành các điểm DLST được du khách biết đến như sau:

- Thác Bà (Tánh Linh); thác Reo, thác Tiên (Đức Linh); thác Trượt, thác Đầu Trâu, thác Mưa bay (Tánh Linh); hồ Đa Mi–Hàm Thuận, hồ Sông Quao (Hàm Thuận Bắc); hồ Biển Lạc (Tánh Linh); hồ Cà Giây, hồ sông Lũy (Bắc Bình); hồ Đá Bạc, hồ Sông Lòng Sông (Tuy Phong); Suối Tiên (Hàm Tiến); Đồi Hồng (Mũi Né); Đồi cát Trinh Nữ (Hòa Thắng); Bàu Trắng (Hòa Thắng); Hải Đăng Kê Gà, Suối nước nóng Bưng Thị, núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam); Suối khoáng Vĩnh Hảo, Đảo Cù Lao Câu (Tuy Phong); Khu thể thao biển Hàm Tiến và Hồng Phong, biển Hòa Thắng, đảo Hòn Tranh - Phú Quý.

- Các điểm du lịch sinh thái văn hoá: tháp PôShanư, di tích Dục Thanh, chùa Núi Tà Cú, dinh Thầy Thím, chùa Hang, khu bảo tàng Chăm - Phan Hiệp (Bắc Bình), các làng nghề của dân tộc Chăm như dệt thổ cẩm Phan Hiệp và làng gốm ghọ ở Trì Đức, …

Trong các điểm du lịch sinh thái kể trên, quan trọng phải kể đến điểm DLST hồ Bàu Trắng - đồi cát Trinh Nữ, thác Bà, hồ Đa Mi-Hàm Thuận, hồ Biển Lạc, suối Tiên, Đồi Hồng, hải đăng Kê Gà, khu bảo tồn thiên nhiên núi Tà Cú, nước khoáng Vĩnh Hảo, khu bảo tàng Chăm - Phan Hiệp, tháp Poshainu – Lầu Ông Hoàng. Các điểm này có lượng khách đến hằng năm khá đông góp phần hình thành hoạt động du lịch sinh thái khá rõ nét.

ii/ Các tuyến DLST đang khai thác: xuất phát chủ yếu từ trung tâm Phan Thiết, cụ thể gồm: Tuyến Phan Thiết-Tà Cú-Hàm Tân: loại hình DLST

biển, khám phá khu bảo tồn thiên nhiên và du lịch văn hóa; Tuyến Phan Thiết- Mũi Né-Hoà Thắng: DLST biển, đồi cát, hồ nước, rừng khộp Savan; Tuyến Phan Thiết-Hàm Thuận Bắc-Đa Mi Hàm Thuận-Bảo lộc: DLST khám phá thiên nhiên, hồ nước, du lịch văn hóa; Tuyến Phan Thiết-Hàm Tân-Núi Ông-Biển Lạc-Đa Mi: DLST hỗn hợp; Tuyến Cà Ná-Vĩnh Hảo-Cù Lao Câu: DLST biển đảo, du lịch vườn nông, du lịch văn hóa; Tuyến Phan Thiết-đảo Phú Quý:

DLST biển đảo, du lịch văn hóa; Tuyến Phan Thiết-Lương Sơn-Đại Ninh-Bảo Lộc: DLST khám phá thiên nhiên, hồ nước, du lịch văn hóa.

Trong 7 tuyến DLST nêu trên, thu hút được lượng lớn du khách trong và ngoài nước phải kể đến 3 tuyến chính là: Phan Thiết - Mũi Né - Hòa Thắng; Phan Thiết - Tà Cú - Hàm Tân, Phan Thiết - Cà Ná - Vĩnh Hảo - Cù Lao Câu, còn lại các tuyến khác chưa thường xuyên và lượng khách phân bố rời rạc.

iii/ Các loại hình du lịch sinh thái đang khai thác: Nhờ vào kinh nghiệm tổ chức và khai thác các điểm DLST của các hãng du lịch lữ hành trong và ngoài nước. Gắn với các tour, điểm DLST là các loại hình hoạt động đang được khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách bao gồm:

- Du lịch thám hiểm khám phá: đây là loại hình DLST phát triển khá mạnh hiện nay ở Bình Thuận, với mục đích chinh phục các cảnh đẹp thiên nhiên và tìm hiểu những điều kỳ thú của điểm đến hiện đang được du khách trong và ngoài nước quan tâm chọn lựa. Các nội dung thuộc dạng tour du lịch này bao gồm: tour “chinh phục biển- đồi và Team Building” tổ chức tại điểm

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2014-2020 (Trang 58)