Để đánh giá hiệu quả các bài tập nâng cao hiệu quả phát cầu cho nam học sinh khối 11 trường THPT Ngô Gia Tự, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn 30 em học sinh nam khối 11 trường THPT Ngô Gia Tự và chia thành hai nhóm: Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, mỗi nhóm gồm 15 học sinh. Hai nhóm này được lựa chọn ngẫu nhiên từ 30 em học sinh, không có một sự sắp xếp hay chọn lọc nào.
Trước hết chúng tôi chọn ra các test để đánh giá hiệu quả của kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện trong môn đá cầu cho học sinh khối 11 trường THPT Ngô Gia Tự. Thông qua việc nghiên cứu tài liệu, các tài liệu chuyên môn kết hợp trao đổi với các giáo viên bộ môn Thể dục trong trường THPT Ngô Gia Tự và một số giáo viên khác, có hiểu biết chuyên môn về Đá cầu, chúng tôi đã chọn được hai test kiểm tra về hiệu quả phát cầu thấp chân chính diện. Các test đó là:
Test 1: Phát cầu cao sâu về vị trí cuối sân:
a) Mục đích: Gây khó khăn cho người đỡ phát cầu.
b) Cách thực hiện: Kẻ một đường song song và cách đều 2 vạch 1m98 và
vạch giới hạn cuối sân. Người phát cầu đứng ở phía cuối sân (khu vực phát cầu ), thực hiện phát cầu sang sân đối phương sao cho đường cầu bay bổng, cao khoảng 4 - 5m và rơi sát vạch giới hạn đường biên ngang làm cho đối phương bị đẩy về phía cuối sân.
c) Yêu cầu: Người thực hiện thực hiện đúng kĩ thuật phát cầu bay cao, bổng
Hình 1 Vị trí phát cầu
Test 2: Phát cầu vào ô quy định:
a) Mục đích: Tạo được cảm giác về điểm rơi của cầu phát đúng vị trí. b) Cách thực hiện: Kẻ các ô khác nhau trên sân có đ 21ánh số thứ tự 1, 2,
3, 4. Người thực hiện đứng ở khu vực phát cầu, thực hiện phát cầu lần lượt vào ô quy định (hình 2).
c) Yêu cầu: Người thực hiện phát cầu đúng kĩ thuật, phát cầu lần lượt vào
các ô theo quy định, mỗi người phát 8 quả, mỗi ô 2 quả.
4 2
3 1
Hình 2 Vị trí phát cầu
Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã sử dụng 2 test để đánh giá hiệu quả kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện của 2 nhóm. Các số liệu sau khi được kiểm tra đã xử lí bằng phương pháp toán học thống kê và được đưa ra so sánh, trình bày ở bảng 3.6.
Người phát cầu
Bảng 3.6. So sánh kết quả kiểm tra hiệu quả phát cầu thấp chân chính diện trƣớc thực nghiệm của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
(nA = 15, nB = 15). Số TT Nhóm Các tham số Thực nghiệm (n = 15) Đối chứng (n = 15) Kết quả
Nội dung kiểm tra x x ttính tbảng P
1 Phát cầu cao sâu về
vị trí cuối sân. 4,8 ±1,082 4,6 ±1,121 0,497 2,947 0,01 2 Phát cầu vào ô quy
định. 3 ± 1 3,2 ±0,984 0,522 2,947 0,01
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, kết quả kiểm tra ban đầu về hai nội dung: Phát cầu treo về vị trí cuối sân và phát cầu vào ô quy định của cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đều ttính < tbảng ở ngưỡng xác suất P = 1%, điều đó cho thấy khả năng thực hiện phát cầu của hai nhóm là tương đương nhau.
- Ở nội dung phát cầu cao sâu về vị trí cuối sân: Thành tích của nhóm thực nghiệm là:
x 4,8( 1,082), tỷ lệ chính xác là: 48%. Thành tích của nhóm đối chứng là:
x 4,6( 1,121), tỷ lệ chính xác là: 46%. - Ở nội dung phát cầu vào ô quy định:
Thành tích của nhóm thực nghiệm là:
x 3( 1), tỷ lệ chính xác là: 37,5%. Thành tích của nhóm đối chứng là:
Kết quả kiểm tra hiệu quả phát cầu thấp chân chính diện của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng thông qua hai test kiểm tra sẽ được thấy rõ hơn trên biểu đồ 1.
Biểu đồ 1: So sánh hiệu quả phát cầu thấp chân chính diện trƣớc thực nghiệm của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Phát cầu cao sâu về vị trí cuối sân Phát cầu vào ô quy định Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng 48% 46% 37,5% 40% test %
Sau khi đã phân nhóm thực nghiệm, để tiến hành cho nhóm thực nghiệm thực hiện các bài tập mà chúng tôi đã đặt ra. Dựa vào các điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cũng như kế hoạch giảng dạy... chúng tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch thực nghiệm, kế hoạch thực nghiệm được ứng dụng trong 6 tuần và được thực hiện trong 12 giáo án, mỗi tuần 2 giáo án, mỗi giáo án 90 phút thời gian dành cho việc thực hiện giảng dạy kĩ thuật phát cầu là 15 - 20 phút trong mỗi buổi tập. Kế hoạch thực nghiệm các bài tập đó được thể hiện trong bảng 3.7.
Bảng 3.7. Kế hoạch giảng dạy trong 6 tuần (12 giáo án). Số T T Tuần Giáo án Bài tập 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1
Bài tập cảm giác không gian thời gian khi tung cầu K I Ể M T R A B A N Đ Ầ U + + + K I Ể M T R A K Ế T T H Ú C 2
Bài tập lăng chân duỗi căng bàn chân chạm vật cố định cách mặt đất từ
25 - 30 cm
+ + +
3 Bài tập treo cầu cố định + + +
4 Phát cầu cao sâu vào vị
trí cuối sân + + + +
5 Phát cầu vào ô quy
định + + + +
6
Sau khi nhảy dây tốc độ 1 phút thực hiện phát cầu
+ + +
7 Bài tập trò chơi “đội
nào cò nhanh ” + + + +
8
Các bài tập di chuyển sang trái, sang phải, tiến lên trước, lùi về sau với tốc độ cao
+ +
9 Bài tập phát cầu có
người đỡ phát + + +
10 Bài tập thi đấu hai
Sau khi đã áp dụng các bài tập được lựa chọn và giảng dạy cho học sinh nhóm thực nghiệm theo kế hoạch (nhóm đối chứng vẫn tiếp tục học theo kế hoạch của nhà trường). Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra để so sánh hiệu quả kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện của học sinh trong hai nhóm thực nghiệm và đối chứng thông qua hai test kiểm tra được trình bày tại bảng 3.8.
Bảng 3.8. So sánh hiệu quả của kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm
(nA = 15, nB = 15). Số TT Nhóm Các tham số Thực nghiệm (n = 15) Đối chứng (n = 15) Kết quả
Nội dung kiểm tra x x ttính tbảng P
1 Phát cầu cao sâu
về vị trí cuối sân. 7,6 ±1,242 6 ±1,282 3,472 2,947 0,01 2 Phát cầu vào ô
quy định. 5,6 ±1,121 4,2 ±1,146 3,381 2,947 0,01 Qua bảng 3.8 cho ta thấy kết quả kiểm tra sau thực nghiệm cho ta thấy đều có ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất P = 1%. Điều đó chứng tỏ rằng đã có sự khác biệt giữa hai nhóm đối chứng và thực nghiệm.
- Ở nội dung phát cầu cao sâu về vị trí cuối sân: Thành tích của nhóm thực nghiệm là:
x7,6( 1,242), tỷ lệ chính xác là: 76 % Thành tích của nhóm đối chứng là:
x6( 1,282), tỷ lệ chính xác là: 60 % - Ở nội dung phát cầu vào ô quy định:
Thành tích của nhóm thực nghiệm là:
Thành tích của nhóm đối chứng là:
x4,2( 1,146), tỷ lệ chính xác là: 52,5 %
Sự khác biệt về hiệu quả phát cầu thấp chân chính diện được thể hiện rõ qua hai test kiểm tra và được thấy rõ hơn trên biểu đồ 2.
Biểu đồ 2: So sánh hiệu quả phát cầu thấp chân chính diện của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm
76% 60% 70% 52.5% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Phát cầu cao sâu về vị trí cuối sân Phát cầu vào ô quy định Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
KẾT LUẬN
1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:
- Kĩ thuật phát cầu là một kĩ thuật quan trọng trong môn Đá cầu, trong
các kĩ thuật phát cầu thì kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện thường được các VĐV, người chơi sử dụng nhiều trong tập luyện và thi đấu.
Phát cầu ngoài mục đích đưa cầu vào trận đấu, đây là một trong những kĩ thuật tấn công để giành điểm trực tiếp hay gián tiếp. Chính vì vậy, đòi hỏi người chơi, VĐV phải thực hiện tốt kĩ thuật này để có thể thực hiện tốt lợi thế khi thực hiện phát cầu và các tình huống trên sân sau đó.
- Dựa trên cơ sở khoa học và thực tế, đề tài đã lựa chọn được 10 bài tập
nhằm nâng cao hiệu quả phát cầu thấp chân chính diện cho nam học sinh khối 11 trường THPT Ngô Gia Tự, các bài tập đó là:
Bài tập 1: Bài tập cảm giác không gian thời gian khi tung cầu
Bài tập 2: Bài tập lăng chân duỗi căng bàn chân chạm vật cố định cách mặt đất từ 25 - 30 cm
Bài tập 3: Bài tập treo cầu cố định
Bài tập 4: Phát cầu cao sâu vào vị trí cuối sân Bài tập 5: Phát cầu vào ô quy định
Bài tập 6: Sau khi nhảy dây tốc độ 1 phút thực hiện phát cầu Bài tập 7: Bài tập trò chơi “đội nào cò nhanh”
Bài tập 8: Các bài tập di chuyển sang trái, sang phải, tiến lên trước, lùi về sau với tốc độ cao.
Bài tập 9: Bài tập phát cầu có người đỡ phát Bài tập 10: Bài tập thi đấu hai người.
- Các bài tập được chọn sau khi đưa vào thực nghiệm đã chứng minh
được hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao hiệu quả kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện cho nam học sinh khối 11 trường THPT Ngô Gia Tự ở ngưỡng xác suất P = 0.05.
2. Kiến nghị
-Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi hy vọng trường THPT Ngô Gia Tự nói riêng và các trường THPT trên cả nước nói chung có thể áp dụng các bài tập nêu trên vào giảng dạy cho học sinh khối 11 và các khối học khác, để nâng cao hiệu quả kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện cho học sinh.
Các giáo viên trong quá trình giảng dạy đá cầu cần quan tâm hơn nữa việc nâng cao kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện.
-Đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất, sân bãi,… thành lập các câu lạc bộ đá cầu, tổ chức các trận đấu giao hữu, nâng cao trình độ về kỹ thuật, chiến thuật và thể lực.
- Kết quả của đề tài mới chỉ là bước đầu, trên đối tượng là học sinh, tôi mong các tác giả khác tiếp tục nghiên cứu trên các đối tượng khác, thời gian cũng như số lượng buổi tập khác nhau để vấn đề nghiên cứu được rộng hơn,sâu hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1994), Chỉ thị 36 CT - TW về công tác TDTT
trong giai đoạn mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2002), Chỉ thị số 17 CT - TW về phát triển
TDTT đến năm 2010, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Trần Đức Dũng và cộng sự (1994), Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
4. PGS.TS Lưu Quang Hiệp (2003), Sinh lí TDTT, Nxb TDTT. 5. Lê Văn Lẫm (1996), Đo lường TDTT, Nxb TDTT.
6. Luật Đá cầu (2002), Nxb TDTT.
7. Th.S Đồng Văn Triệu (2000), Lí luận và phương pháp GDTC trong trường
học, Nxb TDTT, Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Văn (2008), Phương pháp thống kê trong TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
9. Vụ TDTT quần chúng (2003), Giảng dạy và huấn luyện Đá cầu, Nxb TDTT, Hà Nội
PHỤ LỤC 1
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA GDTC ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN
Kính gửi thầy (cô): ... Chức danh : ... Đơn vị công tác : ... Để giúp chúng tôi hoàn thành đề tài: "Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện cho nam học sinh khối 11 trường THPT Ngô Gia Tự", kính mong thầy (cô) vui lòng trả lời giúp chúng tôi các câu hỏi trong phiếu phỏng vấn.
Chúng tôi xin trân thành cảm ơn.
Cách trả lời xin đánh dấu x vào ô trống mà thầy cô cho là cần thiết.
Câu hỏi 1: Trong các bài tập nâng cao hiệu quả kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện cho nam học sinh khối 11 trƣờng THPT Ngô Gia Tự mà chúng tôi đã lựa chọn. Xin thầy (cô) đánh giá mức độ hiệu quả của các bài tập đó trong công tác giảng dạy đối với nam học sinh khối 11.
CÁC BÀI TẬP CỦNG CỐ HOÀN THIỆN KĨ THUẬT PHÁT CẦU:
Bài tập 1: Bài tập cảm giác không gian thời gian khi tung cầu:
Rất hiệu quả Có hiệu quả Không hiệu quả
Bài tập 2: Bài tập lăng chân duỗi căng bàn chân chạm vật cố định cách mặt đất từ 25 - 30 cm:
Bài tập 3: Bài tập treo cầu cố định:
Rất hiệu quả Có hiệu quả Không hiệu quả
Bài tập 4: Phát cầu cao sâu vào vị trí cuối sân:
Rất hiệu quả Có hiệu quả Không hiệu quả
Bài tập 5: Phát cầu vào ô quy định:
Rất hiệu quả Có hiệu quả Không hiệu quả
CÁC BÀI TẬP CỦNG CỐ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN
Bài tập 1: Sau khi nhảy dây tốc độ 1 phút thực hiện phát cầu:
Rất hiệu quả Có hiệu quả Không hiệu quả
Bài tập 2: Bài tập trò chơi “đội nào cò nhanh”:
Rất hiệu quả Có hiệu quả Không hiệu quả
Bài tập 3: Các bài tập di chuyển sang trái, sang phải, tiến lên trƣớc, lùi về sau với tốc độ cao:
Rất hiệu quả Có hiệu quả Không hiệu quả
CÁC BÀI TẬP RÈN LUYỆN YẾU TỐ TÂM LÍ
Bài tập 1: Bài tập phát cầu có ngƣời đỡ phát:
Rất hiệu quả Có hiệu quả Không hiệu quả
Bài tập 2: Bài tập thi đấu hai ngƣời:
Rất hiệu quả Có hiệu quả Không hiệu quả
Câu hỏi 2: Trong hai test kiểm tra để đánh giá hiệu quả của kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện mà chúng tôi đã sử dụng cho nam học sinh khối 11 trƣờng THPT Ngô Gia Tự.
Xin thầy ( cô ) cho biết mức độ hiệu quả của hai test kiểm tra đó trong công tác giảng dạy đối với học sinh khối 11 trường THPT Ngô Gia Tự.
Test kiểm tra 1: Phát cầu cao sâu về vị trí cuối sân:
Rất hiệu quả Có hiệu quả Không hiệu quả
Test kiểm tra 2: Phát cầu vào ô quy định:
Rất hiệu quả Có hiệu quả Không hiệu quả
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2015
Ngƣời đƣợc phỏng vấn Ngƣời phỏng vấn
PHỤ LỤC 2
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA GDTC ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
PHIẾU PHỎNG VẤN HỌC SINH
Họ và tên: ... Lớp : ... Để giúp chúng tôi hoàn thành đề tài: "Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện cho nam học sinh khối 11 trường THPT Ngô Gia Tự", kính mong em hãy vui lòng trả lời giúp chúng tôi các câu hỏi trong phiếu phỏng vấn.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của em.
Cách trả lời nếu đồng ý với câu hỏi nào em hãy đánh dấu x vào ô trống câu hỏi đó.
Câu hỏi 1: Em có thích môn đá cầu không?
Rất thích Bình thường Không thích
Câu hỏi 2: Em có thƣờng xuyên tham gia tập luyện môn Đá cầu không?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ