Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện cho nam học sinh khối 11 trường THPT ngô gia tự (Trang 26)

2.3.1. Thời gian nghiên cứu

Thời gian Nội dung Sản phẩm thu đƣợc

Giai đoạn 1: 11-12/2014

- Đọc phân tích tổng hợp tài liệu.

- Lựa chọn đề tài xác định các vấn đề nghiên cứu, thu thập tài liệu có liên quan, viết đề cương nghiên cứu bảo vệ đề cương.

- Xây dựng và bảo vệ đề cương khóa luận.

- Tên đề tài.

- Hoàn thành đề cương nghiên cứu.

Giai đoạn 2: 01- 04/2015

Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề. Tiến hành lựa chọn và thực nghiệm các bài tập đã lựa chọn cho nam học sinh nhóm thực nghiệm khối 11 trường THPT Ngô Gia Tự.

Hoàn thành nội dung khóa luận.

Giai đoạn 3: 04- 05/2015

Xử lí số liệu, hoàn thiện đề tài nghiên cứu khóa luận.

Bảo vệ khóa luận tốt nghiệp trước Hội đồng khoa học.

2.3.2. Địa điểm nghiên cứu

- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - Trường THPT Ngô Gia Tự

2.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu

- Chủ thể: Các bài tập nâng cao hiệu quả kĩ thuật phát cầu thấp chân

chính diện trong môn đá cầu.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng công tác nghiên cứu giảng dạy kĩ thuật phát cầu trong môn đá cầu đối với học sinh trƣờng THPT Ngô Gia Tự

3.1.1. Nhận thức về công tác giảng dạy kĩ thuật trong môn đá cầu đối với học sinh khối 11 trƣờng THPT Ngô Gia Tự

Như chúng ta đã biết, đá cầu là một trò chơi dân gian được lưu truyền lại của dân tộc ta. Từ xưa tới nay trò chơi đá cầu luôn được xem là trò chơi lành mạnh, bổ ích có tác dụng đối với việc rèn luyện sức khỏe. Thấy được tầm quan trọng của việc giữ gìn một trò chơi mang đậm bản sắc dân tộc, đồng thời muốn xây dựng một phong trào thể thao rộng khắp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn đá cầu vào trong nội dung học thể dục ở các trường THPT. Cũng từ yêu cầu đó, trường THPT Ngô Gia Tự đã đưa nội dung học đá cầu vào nội dung học thể dục của nhà trường, các khối có nội dung học đá cầu là khối 10,11.

Để biết được tầm quan trọng của việc giảng dạy kĩ thuật trong môn Đá cầu và xác định được thực trạng sử dụng các bài tập phát triển kĩ thuật cho nam học sinh khối 11 trương THPT Ngô Gia Tự. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các giáo viên trong tổ Thể dục của nhà trường gồm 10 giáo viên và thu được kết quả như sau, được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Nhận thức của việc giảng dạy kĩ thuật và thực trạng của việc sử dụng các bài tập phát triển kĩ thuật đá cầu cho học sinh (n=10).

Số TT Nội dung phỏng vấn Đồng ý Không đồng ý Ý kiến khác Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % 1

Việc đưa nội dung Đá cầu vào giảng dạy là cần thiết

10 100 0 0 0 0

2

Việc dạy và học Đá cầu cần có trang thiết bị đầy đủ, hiện đại

0 0 8 80 2 20

3

Khi giảng dạy các kĩ thuật cho học sinh cần giới thiệu đầy đủ chi tiết và dễ hiểu

10 100 0 0 0 0 4 Giáo viên cần thường xuyên tổ chức cho học sinh hoạt động ngoại khóa 6 60 4 40 0 0 5 Cần thường xuyên cho học sinh tham gia thi đấu để nâng cao trình độ kĩ thuật

Từ bảng 3.1 cho ta thấy:

Tất cả số người được phỏng vấn đều đồng ý với quan điểm về việc đưa môn Đá cầu vào giảng dạy trong trường THPT là cần thiết.

Khi dạy và học môn Đá cầu tùy theo cơ sở vật chất của nhà trường và nội dung kĩ thuật mà giáo viên có thể áp dụng các phương pháp, các bài tập phù hợp.

Giáo viên thường xuyên giảng dạy cho học sinh các bài tập, các phương án để học sinh tự lập nâng cao trình độ.

Để nâng cao trình độ, làm quen với môi trường thi đấu các giáo viên cũng phải thường xuyên cho học sinh đấu tập, thi đấu để nâng cao trình độ kĩ thuật.

Như vậy, ta có thể thấy việc giảng dạy môn học Đá cầu cho học sinh của nhà trường rất được các giáo viên quan tâm. Đối với học sinh khối 11, học tập để hoàn thiện và nâng cao trình độ kĩ thuật là mục tiêu rất quan trọng.

3.1.2. Thực trạng sử dụng các bài tập trong việc giảng dạy kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện cho nam học sinh khối 11 trƣờng THPT Ngô Gia Tự

Đối với học sinh khối 11 đã được học nội dung phát cầu thấp chân chính diện từ lớp 10. Chính vì vậy để nâng cao được hiệu quả phát cầu và ứng dụng tốt trong tập luyện và thi đấu cần có các bài tập nâng cao bổ sung phù hợp với học sinh. Qua quá trinh phỏng vấn các giáo viên ở tổ Thể dục (10 giáo viên) của trường THPT Ngô Gia Tự về quan điểm việc sử dụng các bài tập trong giảng dạy và hoàn thiện kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện, được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn quan điểm việc sử dụng các bài tập giảng dạy và hoàn thiện kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện(n=10).

Số TT Nội dung phỏng vấn Đồng ý Không đồng ý Ý kiến khác Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % 1 Không cần tập nhiều kĩ thuật phát cầu. 8 80 2 20 0 0 2 Chỉ áp dụng một vài bài tập nhỏ là đủ. 7 70 3 30 0 0 3 Cần cho học sinh tập nhiều các bài tập để thực hiện kĩ thuật phát cầu tốt. 5 50 1 10 4 40 4 Phát cầu là kĩ thuật rất quan trọng trong môn đá cầu. 4 40 6 60 0 0 5 Chỉ cần phát cầu sang sân đối phương là đủ.

6 60 0 0 4 40

Từ kết quả thu được ở bảng 3.2. cho thấy: Phần lớn các thầy cô giáo có quan điểm coi nhẹ tầm quan trọng của các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả của kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện. Có tới 80% được hỏi đồng ý việc chỉ cần đưa ra một vài bài tập nhỏ là đủ và không cần tập nhiều kĩ thuật phát cầu.

Phần lớn các giáo viên cho rằng phát cầu chỉ nhằm đưa cầu vào cuộc và tránh để đối phương dồn ép hay gây khó khăn ngay là được. Phát cầu cần qua lưới và tránh mất điểm do lỗi phát cầu.

Như vậy, nguyên nhân nào đã ảnh hưởng đến việc sử dụng các bài tập nhằm phát triển kĩ thuật phát cầu? Có phải do thời gian học không đủ? Phân phối chương trình chưa hợp lý hay do cơ sơ vật chất nhà trường chưa đảm bảo? Hay do nhận thức về các bài tập dành cho phát cầu chưa quan trọng nên chỉ sử dụng một số ít bài tập dành cho phát cầu mà cần tập các bài tập khác như tâng cầu, búng cầu, đỡ cầu...

Để trả lời các câu hỏi đó chúng tôi thực hiện khảo sát và tìm hiểu hiện trạng việc sử dụng các bài tập chuyên môn trong giảng dạy Đá cầu.

3.1.3. Khảo sát việc sử dụng các bài tập trong giảng dạy kĩ thuật phát cầu cho học sinh tại một số lớp trong trƣờng.

Qua việc tìm hiểu công tác giảng dạy môn Đá cầu cho học sinh một số lớp trong trường (11A1, 11A2, 11A3, 11A4, 11A5) chúng tôi nhận thấy: Nhìn chung các lớp đều thực hiện các nội dung thống nhất theo chương trình giảng dạy của Bộ giáo dục và Đào tạo.

Qua tìm hiểu công tác giảng dạy nội dung Đá cầu đối với học sinh lớp 11 trường THPT Ngô Gia Tự, chúng tôi được biết nội dung Đá cầu có tổng số 5 tiết, được giảng dạy trong 13 giáo án, trong đó có 3 tiết ôn tập và kiểm tra.

Qua phỏng vấn trực tiếp,gián tiếp trong nhà trường, chúng tôi đã thống kê được các bài tập mà giáo viên đã giảng dạy cho học sinh về kĩ thuật phát cầu thấp chân chinh diện, đó là:

1. Phát cầu vào vị trí cuối sân. 2. Phát cầu vào vị trí gần lưới.

3. Bài tập di chuyển sang trái, sang phải, tiến, lùi với tốc độ cao. 4. Nhảy lò cò với chiều dài 20 - 40m.

5. Bài tập thi đấu.

Từ các bài tập mà giáo viên Thể dục trường THPT Ngô Gia Tự áp dụng vào trong việc rèn luyện và phát triển kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện,

chúng tôi thấy mức độ hiệu quả còn chưa cao, những bài còn chưa đa dạng, phong phú, chưa phát huy được tính tích cực, tinh thần tự giác tập luyện của học sinh. Còn thiếu nhiều động tác bổ trợ để hoàn thiện và củng cố kĩ thuật động tác.

3.1.4. Thực trạng về công tác học tập của học sinh khối 11 trƣờng THPT Ngô Gia Tự.

Đối với học sinh khối 11 trường THPT Ngô Gia Tự các em đã được học tập nội dung Đá cầu từ lớp 10, đã được các thầy cô giáo giảng dạy nội dung phát cầu. Để biết được kĩ thuật phát cầu nào các em hay sử dụng trong tập luyện và thi đấu, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 50 em nam học sinh khối 11 của các lớp (11A1, 11A2, 11A3, 11A4, 11A5). Các em học sinh được lựa chon ngẫu nhiên, hoàn toàn khách quan. Kết quả thu được trình bày tại bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn học sinh về kĩ thuật thƣờng đƣợc sử dụng trong phát cầu(n=50). Số TT Kĩ thuật phát cầu Thường sử dụng Ít sử dụng Không sử dụng Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % 1 Phát cầu thấp chân chính diện. 30 60 20 40 0 0

2 Phát cầu cao chân

chính diện. 4 8 30 60 16 32

3 Phát cầu thấp chân

nghiêng mình. 10 20 20 40 20 40

4 Phát cầu cao chân

Từ kết quả phỏng vấn trên kĩ thuật mà các em học sinh khối 11 hay sử dụng khi tập luyện và thi đấu là phát cầu thấp chân chính diện. Các kĩ thuật khác các em sử dụng có tỉ lệ là thấp hơn như kĩ thuật phát cầu cao chân chính diện chỉ có 8% học sinh lựa chọn, kĩ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mình là 20% và 16% số học sinh được hỏi là thường hay sử dụng kĩ thuật phát cầu cao chân nghiêng mình. Từ kết quả phỏng vấn đó chúng tôi liên tục tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên 50 em nam học sinh về kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra phát cầu thấp chân chính diện của 50 em học sinh nam khối 11 trƣờng THPT Ngô Gia Tự

Số TT Tốt Trung bình Yếu Tổng số lần phát cầu Số lần Tỉ lệ % Số lần Tỉ lệ % Số lần Tỉ lệ % 1 39 39 43 43 18 18 100

Qua kết quả kiểm tra hiệu quả kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện của 50 em nam học sinh khối 11 trường THPT Ngô Gia Tự ta thấy:

Tỉ lệ số lần phát cầu tốt đạt 39%: là những lần phát cầu trực tiếp hoặc gây khó khăn cho đối phương.

Tỉ lệ số lần phát cầu trung bình đat 43%: là những lần phát cầu sang sân đối phương nhưng đối phương đỡ cầu dễ dàng mà không gặp nhiều khó khăn.

Tỉ lệ số lần phát cầu yếu là 18%: là những lần phát cầu không qua lưới hoặc cầu bay ra ngoài sân. Đây là những lần phát cầu bị mất điểm.

Thông qua số liệu thu được từ kết quả kiểm tra ta thấy được hiệu quả phát cầu của các em học sinh nói chung được kiểm tra là chưa cao, tỉ lệ số học sinh phát cầu yếu, gặp nhiều sai sót trong kĩ thuật là rất nhiều. Số học sinh phát cầu tốt chỉ chiếm tỉ lệ là 39%. Vậy chúng ta có thể đặt ra câu hỏi là bài

tập mà các giáo viên trong trường áp dụng cho các em có thực sự hiểu quả không? Còn điều gì chưa hợp lí?.

Với mục đích nâng cao kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện cho học sinh khối 11 trường THPT Ngô Gia Tự cần thiết phải cải tiến ngay, thay đổi hệ thống các bài tập chuyên mô, ứng dụng trong giảng dạy và huấn luyện kĩ thuật phát cầu cho học sinh học môn đá cầu.

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện cho nam học sinh khối 11 trường THPT ngô gia tự (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)