thấp chân chính diện cho nam học sinh khối 11 trƣờng THPT Ngô Gia Tự.
3.2.1. Cơ sở lí luận để lựa chọn các bài tập
- Tác dụng của bài tập bổ trợ phát cầu thấp chân chính diện
Bài tập bổ trợ cơ bản này giúp cho các em tiếp thu kĩ thuật động tác một cách thuận lợi hơn. Đặc biệt là tiếp thu những động tác khó, phức tạp thì bài tập bổ trợ này đóng vai trò quan trọng. Thông qua nhằm rút ngắn thời gian hình thành kĩ năng động tác, giảm bớt khó khăn trong quá trình tiếp thu kĩ thuật ban đầu về động tác. Bài tập bổ trợ rất phong phú và đa dạng cho từng môn thể thao khác nhau cũng như việc phát triển các tố chất thể lực.
Bên cạnh đó các bài tập bổ trợ này nó khá phù hợp với trình độ vận động của các em học sinh THPT. Đặc biệt các bài tập bổ trợ này dễ áp dụng, không tốn thời gian kinh phí.
3.2.2.Cơ sở thực tiễn để lựa chọn các bài tập
Những bài tập nhằm nâng cao hiểu quả kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện cho nam học sinh khối 11 trường THPT Ngô Gia Tự dựa trên những sai lầm thường mắc của các em học sinh trong quá trình tiếp thu kĩ thuật mới.
Để có được cơ sở lựa chọn các bài tập nâng cao hiệu quả kĩ thuật phát cầu cho nam học sinh khối 11 trường THPT Ngô Gia Tự chúng ta cần căn cứ vào một số vấn đề sau:
Căn cứ vào chương trình chính khóa, nội dung của công tác giảng dạy môn Đá cầu được thực hiện tại trường THPT Ngô Gia Tự.
Căn cứ vào điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất của trường THPT Ngô Gia Tự, căn cứ vào thời gian thực hiện các bài tập thực nghiệm.
Căn cứ vào trình độ thể lực của các em nam học sinh khối 11 trường THPT Ngô Gia Tự.
Căn cứ vào quá trình tổ chức các hoạt động ngoại khóa TDTT của nhà trường.
Thông qua các kết quả phỏng vấn các giáo viên có chuyên môn trong tổ TD của nhà trường.
3.2.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát cầu
Phát cầu cũng là kĩ thuật cơ bản của đá cầu. Trong quá trình tập luyện có các sai lầm thương mắc mà các em gặp phải.
Tung cầu không ổn định cầu rơi không chính xác (cầu rơi xa hoặc gần chân lăng quá).
- Chưa tạo ra mặt phẳng giữa chân lăng với đế cầu. - Thời điểm tiếp xúc cầu không hợp lí.
- Chân lăng không ổn định khi đá lăng phát cầu.
Vậy để muốn nâng cao hiệu quả kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện cần phải giải quyết các vấn đề sau:
Vấn đề thứ nhất: Từng bước hoàn thiện các khâu cơ bản của kĩ thuật
phát cầu.
Đá cầu là môn thể thao đòi hỏi người chơi phải có được kĩ thuật, sự khéo léo khi thực hiện động tác. Trong kĩ thuật phát cầu cũng vậy đòi hỏi người chơi phải nắm được kĩ thuật động tác, có kĩ thuật tốt mới có thể thực hiện phát cầu có hiệu quả.
Trong giai đoạn giảng dạy ban đầu người học cần có thời gian, cần được tập luyện đúng cách để hình thành kĩ thuật động tác, hình thành kĩ năng vận động ban đầu. Trên cơ sở đó người tập sẽ thực hiện lặp lại nhiều lần thông qua các bài tập chuyên môn để biến kĩ năng thành kĩ xảo vận động.
Trong giai đoạn này người tập rất dễ mắc phải những sai sót, chính vì vậy cần phải có sự chỉ bảo hướng dẫn, nhận xét của giáo viên để giúp học sinh, người tập nhận ra được những sai sót đó và sửa chữa, từ đó nâng cao được hiệu quả kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện.
Vấn đề thứ hai: Phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là thể lực chuyên
môn phục vụ trực tiếp cho quá trình hoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo động tác.
Trong khi thực hiện các kĩ thuật động tác của môn đá cầu, yếu tố thể lực là một yếu tố rất quan trọng. Người tập, học sinh cần phải có thể lực tốt thì mới đảm bảo được việc thực hiện đúng, chính xác và có hiệu quả kĩ thuật động tác. Trong kĩ thuật phát cầu nói chung và kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện nói riêng người tập phải có được các tố chất như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo..., các tố chất đó rất quan trọng vì khi thực hiện phát cầu ở cuối sân song người tập phải nhanh chóng di chuyển vào trong sân để thực hiện hiệu quả đá trả phát cầu của đối phương.
Để phát triển các tố chất thể lực chuyên môn phục vụ cho quá trình hoàn thiện kĩ năng phát cầu, giáo viên, HLV thường đưa ra các bài tập bổ trợ, đây là các bài tập nhằm giúp cho người tập nâng cao thể lực, đảm bảo cho việc thực hiện tốt động tác. Các bài tập bổ trợ đó phải được lựa chọn kĩ càng, sử dụng hợp lí nhằm phát triển các tố chất thể lực, dựa vào các nguyên tắc, phương pháp và tài năng của các HLV mà sử dụng các bài tập đạt hiệu quả cao nhất.
Vấn đề thứ ba: Rèn luyện các yếu tố tâm lí.
Trong tập luyện và thi đấu đá cầu yếu tố tâm lí cũng là một yếu tố quan trọng chi phối hiệu quả của kĩ thuật phát cầu. Trong trận đấu đá cầu nhiều
diễn biến xảy ra có nhiều áp lực như sự căng thẳng về điểm số, yếu tố khán giả... chính vì vậy để đảm bảo cho quả phát cầu được ổn định và hiệu quả, người tập cần có một tâm lí tốt, không bị phân tán do những yếu tố khách quan gây nên.
Để có được tâm lí ổn định trong tập luyện và thi đấu, HLV, giáo viên cần đưa ra các bài tập phù hợp giúp cho VĐV, học sinh làm quen dần giữ được tâm lí ổn định từ đó thực hiện được tốt và hiệu quả kĩ thuật phát cầu.
3.2.4. Lựa chọn các bài tập để nâng cao hiệu quả kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện cho nam học sinh khối 11 trƣờng THPT Ngô Gia Tự
Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn về cơ sở để lựa chọn các bài tập, nhằm ứng dụng các bài tập để nâng cao hiệu quả kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện cho nam học sinh khối 11 trường THPT Ngô Gia Tự, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 10 giáo viên đó là những giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Đá cầu và thu được những kết quả việc sử dụng các bài tập và giảng dạy kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện (n = 10).
Số TT Nội dung Kết quả phỏng vấn Mức độ ưu tiên 1 (3 điểm) Mức độ ưu tiên 2 (2 điểm) Mức độ ưu tiên 3 (1 điểm) Tổng điểm
1 Bài tập cảm giác không
gian thời gian khi tung cầu 8 1 1 27
2
Bài tập lăng chân duỗi căng bàn chân chạm vật cố định
3 Tiếp xúc với cầu 7 2 1 26 4 Phát cầu nhiều lần vào vị
trí gần lưới 6 2 2 24
5 Phát cầu vào ô quy định 9 1 0 29
6 Phát cầu cao sâu vào vị trí
cuối sân 9 1 0 29
7 Bài tập treo cầu cố định 7 2 1 26
8 Sau khi chống đẩy 15 lần
thực hiện phát cầu 6 2 2 24
9 Bài tập trò chơi “duỗi
thẳng chân về trước” 7 2 1 26
10
Phát cầu sau khi thực hiện nhảy bật cóc (ngồi sau đó bật lên 30 - 50 cm)
7 2 1 26
11 Sau khi nhảy dây tốc độ 1
phút thực hiện phát cầu 6 3 1 25
12 Bài tập chạy xuất phát cao
30 - 60 m 8 2 0 28
13
Các bài tập di chuyển sang trái, sang phải, tiến lên trước, lùi về sau với tốc độ cao
8 2 0 28
14 Bài tập trò chơi “đội nào cò
nhanh” 8 1 1 27
15
Các bài tập búng cầu bằng một và hai chân liên tục tại
16
Các bài tập liên hợp tâng cầu bằng các kĩ thuật khác nhau từ tại chỗ đến di chuyển.
5 3 2 23
17 Bài tập thi đấu hai người 8 2 0 28
18 Bài tập phát cầu tính điểm 8 1 1 27
19 Bài tập phát cầu có người
đỡ phát. 8 1 1 27
Qua bảng 3.5. Nhận thấy có 10 bài tập được đa số phiếu tán thành ở các loại ưu tiên và đạt tổng điểm 25 trở lên.
Từ các tài liệu tham khảo chuyên môn và thông qua kết quả phỏng vấn chúng tôi đã tiến hành lựa chọn được các bài tập phù hợp với điều kiện giảng dạy ở trường THPT Ngô Gia Tự, nhằm nâng cao hiệu quả kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện trong môn Đá cầu các bài tập đó là:
Nhóm 1: Các bài tập củng cố và hoàn thiện kĩ thuật phát cầu
1. Bài tập cảm giác không gian thời gian khi tung cầu
2. Bài tập lăng chân duỗi căng bàn chân chạm vật cố định cách mặt đất từ 25 - 30 cm
3. Bài tập treo cầu cố định
4. Phát cầu cao sâu vào vị trí cuối sân 5. Phát cầu vào ô quy định.
Nhóm 2: Các bài tạp củng cố phát triển thể lực chuyên môn
1. Sau khi nhảy dây tốc độ 1 phút thực hiện phát cầu 2. Bài tập trò chơi “đội nào cò nhanh”
3. Các bài tập di chuyển sang trái, sang phải, tiến lên trước, lùi về sau với tốc độ cao.
Nhóm 3: Các bài tập rèn luyện yếu tố tâm lí
1. Bài tập phát cầu có người đỡ phát 2. Bài tập thi đấu hai người.
Nội dung thực hiện:
1. Bài tập cảm giác không gian thời gian khi tung cầu:
a) Mục đích: Giúp cho người tập có cảm giác tốt về không gian, thời gian khi quả cầu rơi xuống, ổn định đường rơi xuống tạo thời điểm tiếp xúc cầu chính xác tăng hiệu quả khi phát cầu.
b) Yêu cầu: Thực hiện đúng kĩ thuật.
c) Nội dung: Đội hình hàng ngang cách nhau 1,5 m. Kẻ một vòng tròn có
đường kính 20 - 25 cm về trước có khoảng cách một tầm chân lăng. Tư thế chuẩn bị tung thả cầu sao cho quả cầu rơi xuống vòng tròn (tập nhiều lần).
d) Cách thực hiện: Thực hiện mỗi lần 2 - 3 tổ, mỗi tổ 10 - 15 lần tung cầu.
2. Bài tập lăng chân duỗi căng bàn chân chạm vật cố định cách mặt đất từ 25 - 30 cm:
a) Mục đích: Giúp cho người tập xác định được thời điểm tiếp xúc giữa chân đá với cầu. Tạo lực đá cầu mạnh đường cầu đi căng, thẳng và chính xác.
b) Yêu cầu: Cần thực hiện đúng động tác đá lăng chân, tránh thói quen bước chân trước lên một bước sau đó mới lăng chân.
c) Nội dung: Cột dây kéo căng cách mặt đất 25 - 30 cm đội hình tập luyện
hàng ngang khoảng cách 1,5m. Tại chỗ thực hiện động tác đá lăng về trước, bàn chân duỗi căng và dừng lại khi chạm vào dây.
d) Cách thực hiện: Thực hiện 2 - 3 tổ, mỗi tổ 10 - 15 lần lăng chân.
3. Bài tập treo cầu cố định:
a) Mục đích: Tiếp xúc cầu chính xác giữa mu giữa bàn chân với cầu và
thời điểm tiếp xúc cầu làm cho cầu bay nhanh chính xác.
c) Nội dung: Dùng cọc, dây, cặp để treo cầu cố định đội hình tập luyện
theo hàng dọc luân phiên nhau. Cầu được treo vào dây cách mặt đất từ 25 - 30 cm sau đường biên ngang lần lượt từng người một vào xác định tư thế chuẩn bị sau đó theo chỉ dẫn của người giáo viên thực hiện.
d) Cách thực hiện: Mỗi động tác thực hiện nhiều lần, mỗi lần 2 - 3 tổ, mỗi
tổ thực hiện 10 - 15 lần đá cầu.
4. Phát cầu cao sâu vào vị trí cuối sân:
a) Mục đích: Gây khó khăn cho người đỡ phát cầu. b) Yêu cầu:
- Khi thực hiện phát cầu vào vị trí gần lưới đường cầu phải bay sát mép trên của lưới, cầu rơi sát vào khu vực gần lưới.
- Khi phát cầu về cuối sân: Yêu cầu đường cầu phát bay bổng cao 4 - 5m và rơi vào sát đường biên ngang cuối sân.
c) Nội dung: Kẻ một đường song song và cách đều 2 vạch 1m98 và vạch
giới hạn cuối sân. Người phát cầu đứng ở phía cuối sân (khu vực phát cầu ), thực hiện phát cầu sang sân đối phương sao cho đường cầu bay bổng, cao khoảng 4 - 5m và rơi sát vạch giới hạn đường biên ngang làm cho đối phương bị đẩy về phía cuối sân.
d) Cách thực hiện: Mỗi người thực hiện 2 - 3 tổ, mỗi tổ phát cầu 10 - 15
lần.
5. Phát cầu vào ô quy định:
a) Mục đích: Tạo được cảm giác về điểm rơi của cầu, khả năng phát cầu
đúng vị trí.
b) Yêu cầu: Phát cầu chuẩn xác vào các ô quy định, thực hiện đúng kĩ
thuật phát cầu.
c) Nội dung: Kẻ các ô khác nhau trong sân, có đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4.
d) Cách thực hiện: Người tập thực hiện 2 - 3 tổ phát cầu theo thứ tự các ô.
6. Sau khi nhảy dây tốc độ 1 phút thực hiện phát cầu:
a) Mục đích: Phát triển sức bền chi trên, chi dưới và sự linh hoạt của khớp
cổ chân.
b) Yêu cầu: Thực hiện vung dây đều, tốc độ nhanh khoảng 80 - 120 lần/ phút. c) Nội dung: Người tập đứng trên nửa bàn chân trên, hai mũi chân chạm
nhau, hai tay cầm lấy hai đầu dây, thực hiện vung dây sao cho dây đi từ trước xuống dưới ra sau và lên trên, cứ như vậy thực hiện.
d) Cách thực hiện: Thực hiện từ 2 - 3 tổ, mỗi tổ từ 45 - 60 giây, thời điểm
nghỉ giữa mỗi tổ từ 3 - 4 phút.
7. Bài tập trò chơi “đội nào cò nhanh ”:
a) Mục đích: Thông qua trò chơi giáo dục sức mạnh, sức nhanh chân phát
cầu, phát triển thăng bằng cơ thể khéo léo nhanh nhẹn, có ý thức tập thể.
b)Yêu cầu: người chơi chỉ được nhảy lò cò trên chân thuận, phải di chuyển hết cự li quy định nếu sai phạm thì mất điểm thi đấu đối kháng trực tiếp từng cặp một tính điểm đội nào nhiều điểm hơn đội đó thắng.
c) Nội dung: Kẻ hai vạch song song cách nhau từ 10 - 15m. Chia hai đội
thành hai hàng dọc cân bằng về số lượng. Hai đội xếp thành hai hàng dọc trước vạch xuất phát và cách nhau 3m. Khi có hiệu lệnh người đứng đầu nhảy lò cò trên một chân di chuyển về trước đến vạch đích vòng về chạm vào tay người đứng đầu hàng và người thứ hai lại tiếp tục nhảy lò cò cho đến người cuối cùng.
d) Cách thực hiện: Thi đấu 2 - 3 hiệp.
8. Các bài tập di chuyển sang trái, sang phải, tiến lên trƣớc, lùi về sau với tốc độ cao:
a) Mục đích: Phát triển sức nhanh, rèn luyện khả năng di chuyển cho người tập.
b) Yêu cầu: Học sinh di chuyển tích cực chú ý lắng nghe tín hiệu, thực
hiện phản ứng nhanh.
c) Nội dung:
- Đối với di chuyển sang trái sang phải: Giáo viên, HLV cho học sinh đứng thành hàng dọc, mỗi người cách nhau khoảng 1- 2m dùng còi làm tín hiệu cho học sinh qua phải, trái. Sau khi nghe tín hiệu học sinh sẽ di chuyển ngược lại.
- Đối với di chuyển tiến về trước lùi về sau: Giáo viên, HLV cho học sinh đứng thành hàng ngang và cũng cho học sinh thực hiện như trong di chuyển qua phải, qua trái.
d) Cách thực hiện: Thực hiện từ 3 - 4 tổ, thực hiện hai lần mỗi lần cự li
cách nhau từ 20 - 30m.
9. Bài tập phát cầu có ngƣời đỡ phát:
a) Mục đích: Tạo cảm giác tâm lí cho người học phát cầu khi có người phản công lại, trả phát cầu.
b) Yêu cầu: Người phát cầu thực hiện đúng động tác, người tả cầu thực