3.1.1.1. Thực trạng hoạt động GDTC trường học của trường THPT Nam Sách - Hải Dương
Trường THPT Nam Sách - Hải Dương là trường có bề dày thành tích học tập và thành tích TDTT trong huyện Nam Sách. Công tác GDTC trong nhà trường với mục đích rèn luyện sức khỏe cho học sinh và giải trí sau những giờ học. GDTC được nhà trường quan tâm xây dựng nhà thể chất, câu lạc bộ. Nhà trường làm tốt công tác tổ chức và phát triển thể thao phong trào cho học sinh. Đây cũng là động lực thúc đẩy hoạt động TDTT của nhà trường được mạnh mẽ góp phần vào hoàn thành nhiệm vụ GDTC trong trường phổ thông.
Nhiệm vụ của công tác GDTC trong nhà trường bao gồm 3 nhiệm vụ: - Dạy học, hoàn thành môn học Thể dục cho học sinh các khối của nhà trường đúng theo Bộ GD&ĐT.
- Tổ chức và phát động phong trào hoạt động TDTT cho học sinh trong trường.
- Tuyển chọn và phát hiện tài năng thể thao để huấn luyện các đội tuyển tham gia thi đấu các giải đấu của địa phương và ngành tổ chức.
Tuy nhiên trong thực tế môn học GDTC mới chỉ đáp ứng một phần nhiệm vụ, yêu cầu các công tác GDTC cho học sinh. Để đáp ứng nhu cầu hiện nay nhà trường cần phải đầu tư và đổi mới để lôi cuốn đông đảo học sinh
20
tham gia tập luyện, một phần giúp cho học sinh có một sức khỏe tốt để sẵn sang cho lao động và bảo vệ tổ quốc.
3.1.1.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên trường THPT Nam Sách - Hải Dương
Trong quá trình xây dựng và phát triển trường THPT Nam Sách - Hải Dương đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên TDTT, để mở rộng quy mô cũng như nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Trường THPT Nam Sách - Hải Dương với đội ngũ giáo viên đều có trình độ từ Đại học trở lên được đào tạo nhiều chuyên ngành khác nhau. Với nguồn kiến thức từ lý luận và thực tiễn về TDTT, luôn năng động sáng tạo, đã đóng góp nhiều vào việc thực hiện nhiệm vụ GDTC trong nhà trường như: giảng dạy, tổ chức huấn luyện TDTT và phát triển phong trào TDTT cho học sinh. Nhà trường có đội ngũ giáo viên gồm 4 người với thâm niên công tác khác nhau, nhiều nhất là 21 năm và ít nhất là 2 năm (bảng 3.1).
Bảng 3.1: Thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT trƣờng THPT Nam Sách - Hải Dƣơng
Tổng số
giáo viên Giáo viên nữ Giáo viên nam Tuổi đời
> 40 > 30 < 30
4
3 1 1 2 1
75% 25% 25% 50% 25%
Qua bảng 3.1 cho thấy công tác giảng dạy nhìn chung có sự thuận lợi do giáo viên có tuổi đời còn rất trẻ, nhưng giảng dạy môn Bóng rổ gặp nhiều khó khăn vì có 4 giáo viên TDTT thì có 3 giáo viên là nữ, các giáo viên không ai tốt nghiệp chuyên ngành Bóng rổ đây là khó khăn cơ bản.
3.1.1.3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động TDTT
Ban Giám hiệu trường THPT Nam Sách - Hải Dương đã quan tâm đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và huấn luyện môn GDTC, song vẫn còn nhiều hạn chế về mặt số lượng và chất lượng. Vì vậy chỉ
21
đảm bảo tốt cho công tác giảng dạy và học tập trong những giờ chính khóa. Tuy nhiên với điều kiện hiện tại ngoài việc tiếp tục đề nghị nhà trường nâng cấp sân bãi, dụng cụ thì việc hết sức cấp bách là phải khắc phục bằng việc lựa chọn những phương pháp giảng dạy hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế.
Bảng 3.2. Thực trạng cơ sở vật chất TDTT của trƣờng THPT Nam Sách - Hải Dƣơng
TT Sân bãi, dụng cụ Số lƣợng Chất lƣợng Ghi chú
1
Sân Bóng rổ 1 Trung bình Đạt
Bảng rổ 2 Trung bình Đạt
Bóng 20 Trung bình Đạt
2 Sân Cầu lông 2 Tốt Đạt
3 Sân bóng chuyền 2 Trung bình Đạt
4 Sân Điền kinh 1 Trung bình Đạt
5 Đá cầu 2 Tốt Đạt
3.1.1.4. Thực trạng giảng dạy môn học GDTC của trường THPT Nam Sách - Hải Dương - Hải Dương
* Thực trạng dạy học và tập luyện trong các giờ học ngoại khoá.
Tiến hành nghiên cứu và trực tiếp phỏng vấn các giáo viên đang dạy học tại trường thấy rằng: Môn thể dục được dạy 2 tiết/ 1 tuần/ 1 lớp. Như vậy chỉ tính riêng thời gian nắm vững kỹ thuật đã không đủ chưa nói đến phát triển thể lực. Môn bóng rổ cũng vậy, theo phân phối chương trình có 16 tiết/ 1 năm/ 1 lớp, trong đó phải dành 1 tiết cho kiểm tra, 13 tiết cho tập kỹ thuật và phát triển thể lực. Qua tìm hiểu về công tác GDTC tại trường cho thấy, môn bóng rổ được dạy trong 16 giáo án và được ghép cùng với 1 nội dung khác trong 1 tiết, theo phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT.
22
* Thực trạng tổ chức tập luyện trong các giờ ngoại khoá.
Thời gian ngoại khoá không bắt buộc và phụ thuộc chủ yếu vào tính tự giác, tích cực của học sinh, qua quan sát và phỏng vấn các em học sinh trong trường thấy rằng, hầu hết việc tập ngoại khoá các em chưa quan tâm mà chủ yếu dành thời gian học cho các môn mà các em cho là cần thiết.
Với số lượng học sinh một lớp rất đông, bên cạnh đó giáo viên giảng dạy, quản lý mỗi lớp chưa đảm bảo để sửa chữa những sai lầm thường mắc trong quá trình tập luyện. Dẫn đến việc thực hiện kỹ thuật sai về tư thế, dùng lực ở các giai đoạn: Chuẩn bị, cơ bản, kết thúc.
Đặc điểm tâm lý của hầu hết những học sinh mới tập thường dễ chán nản do kỹ thuật khó và kỹ thuật chưa thành thục nên thành tích không cao. Ngoài ra đặc điểm sinh lý của từng người cũng khác nhau nên kỹ thuật cũng bị ảnh hưởng.
Qua kết quả phân tích ở trên cho thấy rằng thể lực, kỹ thuật nói chung và kĩ thuật tại chỗ ném rổ bằng một tay trên vai của học sinh khối 11 trường THPT Nam Sách - Hải Dương còn ở mức thấp. Điều đó cũng có nghĩa là kĩ thuật tại chỗ ném rổ bằng một tay trên vai của học sinh trường THPT Nam Sách - Hải Dương còn hạn chế.
3.1.2. Thực trạng việc sử dụng các bài tập bổ trợ kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai của bộ môn Bóng rổ tay trên vai của bộ môn Bóng rổ
Quá trình giảng dạy bóng rổ là một quá trình sư phạm nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết và những tri thức có liên quan. Trong kế hoạch đào tạo của nhà trường môn Bóng rổ là môn cơ bản đối với các học sinh.
Theo chương trình của nhà trường, học sinh học môn Bóng rổ được học kỹ thuật dẫn bóng thực hiện hai bước ném rổ một tay trên cao và kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai.
23
Thời gian quy định cho từng loại kỹ thuật, phương pháp giảng dạy rõ ràng. Song vẫn còn tồn tại một số vấn đề như tỉ lệ thời gian tập các kỹ thuật chưa đảm bảo. Vì vậy phải bố trí xen kẽ những bài tập bổ trợ kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai cho phù hợp để tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu kỹ thuật động tác.
Để tìm hiểu về thực trạng giảng dạy chúng tôi đi sâu tìm hiểu việc ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai cho học sinh nam khối 11 trường THPT Nam Sách - Hải Dương.
Được sự giúp đỡ của bộ môn Bóng rổ chúng tôi đã tổng hợp các bài tập được sử dụng để nâng cao hiệu quả kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai trong quá trình học tập của học sinh ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Thực trạng sử dụng các bài tập kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai cho học sinh nam khối 11 trƣờng THPT Nam Sách - Hải Dƣơng
STT Bài tập Số lần sử dụng Quãng nghỉ
1 Thực hiện tay không mô phỏng
động tác ném rổ 10L x 2T 1 phút
2 Đứng tại chỗ ném thẳng lên, bắt lại 10L x 2T 2 phút
3 Ném rổ ở khu vực ném phạt 5L x 2T 1 phút
4 Di động chuyền bóng thực hiện hai
bước ném rổ một tay trên cao 10L x 2T 2 phút
Qua bảng 3.3. có thể nhận xét như sau: Việc sử dụng các hình thức tập luyện cơ bản để nâng cao trình độ kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai cho học sinh nam khối 11 trường THPT Nam Sách - Hải Dương còn ít về số lượng bài tập và đơn điệu về hình thức thực hiện.
Việc sử dụng các bài tập hợp lý là yếu tố để học sinh phát triển và hoàn thiện kỹ thuật, bên cạnh đó các bài tập bổ trợ cũng phải được sử dụng tùy theo kỹ thuật, từ đó mới thấy được kết quả đạt được từ những bài tập bổ trợ.
24
Từ những thực trạng nêu trên là cơ sở cho chúng tôi lựa chọn các bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai cho học sinh nam khối 11 trường THPT Nam Sách - Hải Dương.
3.1.3. Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai bằng một tay trên vai
Để có thể xác định được những yếu tố nào chi phối tới hiệu quả kỹ thuật ném rổ. Qua tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu bóng rổ và các tài liệu có liên quan, kết hợp với thực tiễn giảng dạy, chúng tôi thấy hầu hết đều nêu lên những yếu tố chính chi phối tới bất kỳ một kỹ thuật nào đó là:
+ Sự thành thạo về kỹ thuật.
+ Trình độ thể lực duy trì, đảm bảo tính ổn định của kỹ thuật. + Sự kết hợp hợp lý các yếu tố kỹ thuật với chiến thuật. + Tạo trạng thái tâm lý tối ưu.
Từ việc tổng hợp những yếu tố ảnh hưởng tới kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai nói trên chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp bằng các phiếu hỏi đối với 20 giáo viên ở trường và các trường THPT lân cận. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai (n= 20)
STT Nội dung Số phiếu Tỷ lệ % đồng ý Đồng ý Không đồng ý 1 Mức độ thành thạo về kỹ thuật 20 0 100% 2 Trình độ thể lực 19 1 95% 3 Trạng thái tâm lý 16 4 80%
25
Từ kết quả bảng 3.4 chúng tôi có thể khẳng định rằng yếu tố chi phối tới hiệu quả của bất kỳ kỹ thuật thể thao nào nói chung và kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai nói riêng là:
+ Mức độ thành thạo về kỹ thuật.
+ Trình độ thể lực duy trì, đảm bảo tính ổn định của kỹ thuật. + Tạo được trạng thái tâm lý tối ưu.
Thông qua điều tra thực trạng cho thấy việc sử dụng các bài tập nâng cao hiệu quả của học sinh là không đồng đều. Trước thực trạng như vậy, vấn đề đặt ra là phải lựa chọn được các bài tập cho phù hợp và đạt hiệu quả cao. Vấn đề này chúng tôi giải quyết cụ thể ở học sinh nam khối 11 trường THPT Nam Sách - Hải Dương.
3.2. Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập nâng cao kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai cho sinh nam khối 11 trƣờng THPT Nam ném rổ bằng một tay trên vai cho sinh nam khối 11 trƣờng THPT Nam Sách - Hải Dƣơng
3.2.1. Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật bằng một tay trên vai cho sinh nam khối 11 trường THPT Nam Sách - Hải Dương cho sinh nam khối 11 trường THPT Nam Sách - Hải Dương
3.2.1.1. Cơ sở lựa chọn bài tập
Để có thể lựa chọn được hệ thống bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai cho học sinh nam khối 11 trường THPT Nam Sách - Hải Dương chúng tôi đã nghiên cứu những nguyên tắc cũng như các yêu cầu để lựa chọn các bài tập như sau:
- Nguyên tắc 1: Bài tập lựa chọn phải đảm bảo tính định hướng tới nâng cao hiệu quả kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai.
- Nguyên tắc 2: Việc lựa chọn bài tập đảm bảo tính khả thi.
- Nguyên tắc 3: hợp lý về nội dung, hình thức và khả năng vận động phù hợp với đối tượng.
26
3.2.1.2. Phỏng vấn lựa chọn bài tập
Thông qua quá trình đọc và phân tích tài liệu chuyên môn chúng tôi lựa chọn được 20 bài tập. Để xác định cơ sở thực tiễn và khoa học của việc lựa chọn tôi tiến hành phỏng vấn 20 giáo viên trong trường và các trường THPT lân cận ở các trường trong khu vực về mức độ sử dụng bài tập mà chúng tôi đã xác định. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.5
Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn xác định mức độ ƣu tiên các bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai cho học sinh nam
khối 11 trƣờng THPT Nam Sách - Hải Dƣơng (n=20)
STT Nội dung bài tập
Số ý kiến lựa
chọn
Tỉ lệ %
1 Mô phỏng động tác ném rổ bằng một tay trên vai
theo tín hiệu (lần) 19 95
2 Tập động tác vẩy cổ tay (lần) 19 95
3 Tập ném bóng vào một điểm trên bảng rổ (quả) 20 100
4 Ném rổ bằng một tay trên vai chéo góc cự ly gần
1 m (quả) 20 100
5 Ném rổ bằng một tay trên vai ở góc 90o
cự ly gần
3m (quả) 19 95
6 Ném rổ bằng một tay trên vai ở góc 90o
và 45o cự
ly trung bình 4m (quả) 18 90
7 Tại chỗ đẩy bóng vào điểm chuẩn trên tường liên
tục bằng một tay ở cự ly khoảng 60 cm (s) 18 90
8 Nằm sấp chống đẩy (lần) 17 85
9 Hai người đứng đối diện nhau thực hiện kỹ thuật
27
10 Ném rổ bằng một tay trên vai tại điểm ném phạt
(quả) 20 100
11 Thực hiện ném bóng vào tường (lần) 16 55
12 Dẫn bóng thực hiện 2 bước ném rổ (lần) 10 50
13 Chạy biến hướng 20m (s) 5 25
14 Chạy con thoi 28m x 2 lần (s) 18 90
15 Ném bóng nặng 1- 1.5 kg (quả) 15 75
16 Bài tập với tạ ante (co gập cẳng tay, làm động tác
ném rổ) (lần) 18 90
17 Co tay xà đơn (lần) 10 50
18 Chạy nâng cao đùi tại chỗ 15 lần (s) 5 25
19 Dẫn bóng tại chỗ và dẫn bóng di động. (s) 5 25
20 Trò chơi vận động 19 95
Qua bảng 3.5. Cho thấy những bài tập có số ý kiến lựa chọn từ 90% trở lên là 12 bài tập và đây là cơ sở để lựa chọn được các bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật ném rổ bằng 1 tay trên vai cho học sinh và chia làm 3 nhóm:
* Nhóm bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật.
- Mô phỏng động tác ném rổ bằng một tay trên vai theo tín hiệu (lần) - Tập động tác vẩy cổ tay
- Tập ném bóng vào một điểm trên bảng rổ (quả)
- Ném rổ bằng một tay trên vai chéo góc cự ly gần 1 m (quả) - Ném rổ bằng một tay trên vai ở góc 90o cự ly gần 3m (quả)
- Ném rổ bằng một tay trên vai ở góc 90o và 45o cự ly trung bình 4m (quả) - Tại chỗ đẩy bóng vào tường liên tục bằng một tay ở cự ly khoảng 60 cm (s) - Hai người đứng đối diện nhau thực hiện kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai (quả)
28
* Nhóm bài tập phát triển thể lực.
- Bài tập với tạ ante (co gập cẳng tay, làm động tác ném rổ).