3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.5. Ảnh hƣởng của nồng độ GA3 khác nhau đến năng suất và chất lƣợng hoa
GA3 có ảnh hƣởng tới số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng của hoa lan Đai Châu. Qua quan sát, theo dõi ảnh hƣởng của nồng độ GA3 khác nhau đến năng suất và chất lƣợng hoa của giống lan Đai Châu trắng đốm tím giai đoạn 2 năm tuổi tôi thu đƣợc kết quả trong bảng 3.4
Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của nồng độ GA3 khác nhau năng suất và chất lƣợng hoa của giống lan Đai Châu trắng đốm tím
Chỉ tiêu Công thức Tỷ lệ cây ra hoa (%) Số ngồng hoa/cây (ngồng) Chiều dài ngồng hoa (cm) Đƣờng kính ngồng hoa (cm) Số hoa/chùm (hoa) Màu sắc hoa Độ bền hoa (ngày) 1 (ĐC) 66,67 1,25 10,38 0,41 17 Nhạt 32 2 (100ppm) 62,5 1 7,45 0,36 15 Đậm 37 3 (150ppm) 50 1 9,5 0,42 17 Đậm 42 4 (200ppm) 66.67 1,25 14,13 0,45 19,25 Đậm 45 5 (250ppm) 66.67 1 8,95 0,44 17 Đậm 40
Tỷ lệ cây ra hoa có sự khác biệt giữa các công thức. Tốt nhất là công thức IV và công thức V tỷ lệ cây ra hoa đạt 66,67%, và thấp nhất là công thức III đạt 50%.
Số ngồng hoa/cây dao động từ 1-1,25 ngồng hoa/cây. Số ngồng hoa/cây nhiều nhất vẫn là công thức IV (1,25 ngồng hoa/cây).
Về chiều dài và đƣờng kính ngồng hoa thì khi phun ở công thức IV cho kết quả tốt nhất: chiều dài ngồng hoa đạt 14,13 cm, đƣờng kính đạt 0,45 cm.
Ngoài ra, khi sử dụng GA3 phun cho cây hoa lan Đai Châu thì các chỉ tiêu về chất lƣợng hoa nhƣ: số hoa/chùm, màu sắc, độ bền hoa cũng có sự sai khác.
Số hoa/chùm nhiều nhất là ở công thức IV đạt 19,25 hoa. Độ bền hoa ở công thức IV cũng là dài nhất, đạt 45 ngày. Màu sắc hoa ở tất cả các công thức phun GA3 đều có màu đậm hơn hoa ở công thức đối chứng.
Nhƣ vậy, khi sử dụng phun GA3 ở các nồng độ khác nhau thì công thức IV (200ppm) là tốt nhất cho năng suất và chất lƣợng của hoa lan Đai Châu giống trắng đốm tím. Nếu xử lý GA3 ở nồng độ thấp và quá cao thì sẽ hạn chế sự ra hoa, tăng số ngồng và chiều dài ngồng hoa.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của việc phun GA3 đến sinh trƣởng và phát triển của giống lan Đai Châu trắng đốm tím chúng tôi bƣớc đầu rút ra một số kết luận sau:
1. Từ việc theo dõi các chỉ tiêu trên lan Đai Châu giống trắng đốm tím ta thấy giống này có các đặc điểm hình thái nhƣ: Thân mập, thấp; lá thuôn dài dày, hẹp, phần đầu lá hơi cong xuống; rễ thƣờng to và mập; hoa thƣờng mọc từ nách lá, buông xuống, hoa có màu trắng xen những chấm tím.
2. Khi xử lý GA3 không có tác dụng thúc đẩy sự tăng số lá/cây so với công thức đối chứng không phun GA3. Nhƣng sau khi phun GA3 ở các nồng độ khác nhau đều làm tăng chiều dài và chiều rộng lá lan Đai Châu giống trắng đốm tím. Phun GA3 ở nồng độ 150ppm và 200ppm làm tăng chiều dài và chiều rộng lá lan Đai Châu giống trắng đốm tím.
3. Xử lý GA3 không có tác dụng kích thích cho sự ra rễ của cây lan, nhƣng có tác dụng làm tăng chiều cao cây, đƣờng kính thân, chiều dài rễ và đƣờng kính rễ. Phun GA3 ở nồng độ 250ppm làm tăng chiều cao cây, đƣờng kính thân, chiều dài rễ và đƣờng kính thân hơn so với phun ở các nồng độ khác. Phun GA3 ở nồng độ thấp sẽ hạn chế sự tăng chiều cao cây và đƣờng kính thân.
4. Khi phun GA3 ở các nồng độ khác nhau thì ở nồng độ 200ppm là tốt nhất cho năng suất và chất lƣợng của hoa lan Đai Châu giống trắng đốm tím. Phun ở nồng độ này, cây lan Đai Châu đều cho các chỉ tiêu về tỉ lệ cây ra hoa, số ngồng hoa/cây, chiều dài ngồng hoa, số hoa trên ngồng, đƣờng kính ngồng, màu sắc hoa, độ bền hoa cao hơn so với phun ở các nồng độ khác.
4.2. Đề nghị
Bổ sung kết quả nghiên cứu vào quy trình sản xuất hoa lan Đai Châu, khuyến cáo phun GA3 với nồng độ 200ppm và 250ppm cho lan Đai Châu giống trắng đốm tím 2 năm tuổi.
Tiếp tục nghiên cứu ảnh hƣởng của các nồng độ GA3 khác nhau lên các giống lan Đai Châu khác để đƣa ra quy trình trồng chăm sóc lan Đai Châu mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Nguyễn Tiến Bân, 1990, Các cây hạt kín ở Việt Nam, tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
2. Nguyễn Tiến Bân, 1997, Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magonoliophyta, Angiospermal) ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
3. Đặng Văn Đông, Trần Duy Qúy, Chu Thị Ngọc Mỹ (2009) “Điều tra sự phân bố của hoa Lan Việt Nam và kết quả lưu giữ, đánh giá một số giốnglan quý tại Gia Lâm- Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam số 3(12)/2009, tr. 96-101.
4. Nguyễn Thị Hải, (2006), “ Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể trồng và các loại phân bón lá khác nhau tới sinh trưởng phát triển và chất lượng của một số loại hoa trồng chậu tại vùng Gia Lâm- Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp.
5. Phạm Thị Kim Hạnh và cộng sự (2008), “Kết quả nghiên cứu nhân nhanh in vitro giống Lan Ngọc Điểm Đai Châu (Rhynchostylis gigantean)
trongBioreactor”, Tạp chí nông nghiệp và PTNT số 3/2008, tr. 46-50. 6. Phạm Hoàng Hộ, 1999, Cây cỏ Việt Nam, quyển III, Nhà xuất bản trẻ. 7. Trần Hợp, 1990, Phong Lan Việt Nam, tập 1, 2, Nhà xuất bản Khoa học &
kỹ thuật Hà Nội.
8. Trần Hợp, 1998, Phong Lan Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
9. Phan Thúc Huân, 2005, Hoa Lan cây cảnh và vấn đề sản xuất - kinh doanh – xuất khẩu, Nhà xuất bản Phƣơng Đông.
10. Phạm Thị Liên, Trần Thúy Oanh, Lê Thanh Nhuận (2009), “Kết quả thu thập, đánh giá và tuyển chọn một số giống Phong lan Hoàng Thảo (Dendrobium) nhập nội tại miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam số 3(12)/2009, tr.15-20.
11. Nguyễn Công Nghiệp, 2000, Trồng hoa lan, Nhà xuất bản trẻ, Hà Nội. 12. Lê Minh Nguyệt, Trần Thị Ngân, Vũ Văn Liết, Trần Duy Qúy (2009), “ Ảnh hưởng của môi trường và chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng tái sinh và nhân nhanh giống Hoàng lan thuộc chi lan Kiếm (Cymbidium)”, Tạp chí khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam số 3(12)/2009, tr.27-34. 13. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Vũ Quang Sáng, 2006, Sinh lý
thực vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Thị Lâm Hải, 2005,
Lan Hồ Điệp, NXB Nông nghiệp.
15. Nguyễn Quang Thạch và cộng sự (2008), “Quy trình kỹ thuật nuôi trồng cây Địa Lan (Cymbidium spp.) cấy mô”, Tạp chí nông nghiệp và PTNT số 8/2008, tr. 18-22.
16. Hà Thị Thúy và cộng sự (2007), “Nghiên cứu đa dạng di truyền ở mức hình thái của tập đoàn Lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) phục vụ công tác tạo giống lan Hồ Điệp lai ở Việt Nam”, Tạp chí nông nghiệp và PTNT số 18/2007, tr. 15-21.
17. Lê Văn Tri, 1992, Cách sử dụng chất điều hòa sinh trưởng và vi lượng đạthiệu quả cao, Nhà xuất bản Khoa học- Kĩ thuật, Hà Nội.
18. Khuất Hữu Trung và cộng sự (2007), “Nghiên cứu đa dạng di truyền tập đoàn Lan Kiếm (Cymbidium swartz) của Việt Nam bằng kĩ thuật RAPD”, Tạp chí nông nghiệp và PTNT số 14/2007, tr. 26-30.
19. Trịnh Cẩm Tú, Bùi Trang Việt (2006) “Sử dụng kĩ thuật nuôi cấy in vitro để nghiên cứu sự phát triển của phát hoa Dendrobium sonia”, Tạp chí PT KH và CN, số 9/2006, tr. 83-88.
Tài liệu từ Internet
20. http://hoalancaycanh.com/diendan/tailieuchung/293-lan-Dai-Chau.html 21. http://hoalanvietnam.org/Article.asp 22. http://khoahoc.com.vn/khampha/sinh-vat-hoc/thuc-vat/25956 Trung- Quoc-phac-hoa-khung-ban-do-gen-hoa-lan.aspx 23. http://www.rauhoaquavietnam.vn/ 24. http://runglan.com/2012/07/dai-chau-ngoc-diem-nghinh-xuan-toan-tap/
Tài liệu Tiếng Trung
25. He S, Lu S C. (1994). Chinese Bulletin of Botany, 11(4): 58-59.
26. Li F, Chen K S, Chen H T, et al. (1998) Aseptic seeding of in terspecific hybridization seed from C.floribundum var. pumilum and C.faberi [J]. Journal of Zhejiang Agricultural University, 24(1): 69-73.
27. Lin F, Deng G C. (1997), Journal of Hunan Agricultural University [J], 23(4): 336-340.
28. Peng L X, Huang L P, Yu C X, et al. Initial Research of Irradiation Breeding on Orchid [J]. Journal of Yunnan Agricultural University
( Natural Sciences), 2004, 22(3): 332-336.
29. Xu W H, Deng G C. Effects of UV irradiation on proliferation, differentiation and Ultrastructure of PLB of Orchid[J]. Acta Laser Biology Sinica, 1995, 4(3): 700-704.
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh khi tiến hành nghiên cứu về lan Đai Châu ở Viện nghiên cứu rau, quả tại Gia Lâm, Hà Nội.
Cây lan Đai Châu phun ở công thức IV
Một số dụng cụ và hóa chất sử dụng trong thí nghiệm.
Thƣớc Panme