Ảnh hƣởng của nồng độ GA3 khác nhau đến khả năng tăng trƣởng số lá,

Một phần của tài liệu Xác định nồng độ GA3 thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây lan đai châu tại gia lâm, hà nội (Trang 35)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.2. Ảnh hƣởng của nồng độ GA3 khác nhau đến khả năng tăng trƣởng số lá,

Lá là cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp, thực hiện chức năng tổng hợp chất hữu cơ thông qua năng lƣợng ánh sáng mặt trời và tăng tích luỹ chất khô, cung cấp cho hoạt động sống của cây.

Lá còn là bộ phận chủ yếu của quá trình thoát hơi nƣớc, xúc tiến các quá trình sinh lý, sinh hoá xảy ra trong cây.

Khả năng tăng trƣởng số lá, chiều dài và chiều rộng lá càng nhanh thì sinh trƣởng của cây càng mạnh. Số lá/ cây do đặc tính di truyền của giống quyết

định, tuy nhiên nó cũng bị ảnh hƣởng rất lớn từ điều kiện khí hậu, đất đai, thời vụ và các biện pháp canh tác.

Kết quả theo dõi sự ảnh hƣởng của nồng độ GA3 khác nhau đến khả năng tăng trƣởng số lá, chiều dài, chiều rộng lá của của giống lan Đai Châu trắng đốm tím giai đoạn 2 năm tuổi đƣợc trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của nồng độ GA3 khác nhau đến khả năng tăng trƣởng số lá, chiều dài, chiều rộng lá của giống lan Đai Châu trắng đốm tím

Chỉ tiêu

Công thức

Ngày đo (24/05/2014) Ngày đo (16/08/2014) Ngày đo (08/11/2014)

Số lá (lá) Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) Số lá (lá) Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) Số lá (lá) Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) 1 (ĐC) 5,96a 6,67ab 2a 6,93a 8,26a 2,12a 7,93b 9,66a 2,29a 2 (100ppm) 6 a 6,56a 2,03ab 6,30a 8,70ab 2,21a 7,06ac 10,20a 2,33a 3 (150ppm) 6,26 a 7,87d 2,15ab 6,60a 9,13ab 2,29a 7,36ab 10,50a 2,36a 4 (200ppm) 6,53 a 7,81cd 2,06ab 6,83a 9,66b 2,14a 7,13ad 10,44a 2,24a 5 (250ppm) 6,13 a 7,56bcd 2,24b 6,60a 9,08ab 2,30a 7,06a 9,98a 2,32a CV% 20,7 23,9 21,4 19,8 21,7 19,3 18,7 24,5 16,9 LSD0,05 0,65 0,88 0,22 0,67 0,99 0,21 0,69 1,26 0,19

Ghi chú: a, b, c, d ở cùng một cột thì các chữ khác nhau là khác nhau và có ý nghĩa với độ tin cậy 0,05.

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy:

Sau 4 tháng phun GA3, số lá/cây lan biến động giữa các công thức có phun GA3 với đối chứng là không lớn. Dao động giữa các công thức 5,96 - 6,53 lá/cây. Ở công thức IV (200ppm) số lá/cây là cao nhất (6,53 lá/cây), công thức đối chứng có số lá/cây thấp nhất (5,96 lá/cây). Ở công thức V (250ppm) khả năng ra lá giảm. Giữa các công thức phun sự sai khác đều không có ý nghĩa. Sau 4 tháng phun GA3 thì GA3 cũng đã phát huy đƣợc tác dụng nhƣng chƣa thể hiện rõ.

Sau 7 tháng phun GA3, số lá/cây tăng nhƣng không đáng kể. Số lá/cây dao động trong khoảng 6,3 - 6,93 lá/cây. Số lá/cây ở công thức đối chứng là cao nhất (6,93 lá/cây), rồi đến công thức IV (6,83 lá/cây) và thấp nhất là công thức II (6,3 lá/cây). Ở các công thức xử lý GA3 số lá/cây đều không cao hơn so với công thức đối chứng, và giữa các công thức phun với nhau thì sự sai khác đều không có ý nghĩa.

Sau 10 tháng phun GA3, số lá/cây tăng nhƣng cũng không đáng kể, tăng khoảng 0,76 -1 lá/cây và số lá dao động trong khoảng 7,06 -7,93 lá/cây. Số lá/cây ở công thức đối chứng vẫn là cao nhất (7,93 lá/cây) rồi đến công thức III, IV và thấp nhất là công thức II và V (7,06 lá/cây). Giữa công thức I với công thức II, IV, V sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Còn giữa công thức I với công thức III và các công thức II, III, IV với nhau thì sự sai khác là không có ý nghĩa.

Tóm lại, khi xử lý GA3 thì không có tác dụng thúc đẩy sự tăng số lá/cây so với công thức đối chứng không phun GA3.

Chiều dài và chiều rộng lá sau khi phun GA3 ở thời điểm 4 tháng thì biến động giữa các công thức có phun GA3 với đối chứng là không lớn. Chiều dài lá dao động giữa các công thức là 6,56 - 7,87 cm. Trong đó, công thức III có chiều dài lá dài nhất (7,87 cm) tăng so với đối chứng 1,2cm/cây. Sau đó đến công thức IV có chiều dài lá là 7,81 cm. Các công thức xử lý GA3 đều có chiều

dài lá lớn hơn so với đối chứng từ 0,89 -1,2 cm/cây. Tuy nhiên, riêng công thức II chiều dài lá không lớn hơn so với đối chứng. Sự sai khác giữa công thức II với các công thức III, IV, V là có ý nghĩa, còn giữa công thức I, II; I, V và III, IV,V sự sai khác hoàn toàn không có ý nghĩa.

Chiều rộng lá biến động giữa các công thức phun GA3 với đối chứng không phun là không lớn lắm. Dao động giữa các công thức là 2-2,24 cm. Trong đó, công thức V có chiều rộng lá là lớn nhất (2,24cm), sau đó đến các công thức III, V, còn công thức đối chứng có chiều rộng lá nhỏ nhất. Các công thức xử lý phun GA3 đều có chiều rộng lá lớn hơn so với đối chứng từ 0,03-0,24 cm. Sự sai khác giữa công thức I với công thức V thì có ý nghĩa, còn giữa các công thức khác với nhau thì đều không có ý.

Sau 7 tháng phun GA3, chiều dài lá dao động từ 8,26 - 9,66 cm/cây. Công thức đối chứng có chiều dài lá tăng so với lần đo sau phun 4 tháng là 1,59cm/cây. Công thức IV có chiều dài lá cao nhất (9,66 cm) tăng 1,85cm so với lần đo sau 4 tháng. Các công thức xử lý GA3 đều có chiều dài lá lớn hơn so với đối chứng. Chỉ có sự sai khác giữa công thức đối chứng với công thức IV là có ý nghĩa.

Chiều rộng lá, dao động trong khoảng từ 2,12 - 2,30 cm. Công thức đối chứng có chiều rộng lá nhỏ nhất (2,12 cm), công thức 5 có chiều rộng lá lớn nhất. Các công thức xử lý GA3 đều có chiều rộng lá lớn hơn so với đối chứng từ 0,02 - 0,18 cm/cây. Sự sai khác giữa các công thức với nhau và với công thức đối chứng đều không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Sau khi phun 10 tháng, chiều dài và chiều rộng lá ở công thức đối chứng là thấp nhất, còn chiều rộng lá ở công thức IV (2,36 cm) là lớn nhất và ở công thức III (10,54 cm) chiều dài lá là dài nhất, sau đó đến công thức IV (10,44 cm). Các công thức xử lý GA3 đều cho chiều dài, chiều rộng lá lớn hơn so với công thức đối chứng.

Vậy sau khi xử lý GA3 ở các nồng độ khác nhau đều làm tăng chiều dài và chiều rộng lá lan Đai Châu giống trắng đốm tím. Sở dĩ có kết quả này là vì GA3 có tác dụng kích thích lên pha giãn tế bào theo chiều dọc dẫn đến sự sinh trƣởng nhanh của chiều dài lá. Ngoài ra, GA3 còn thúc đẩy nhanh sự phân chia tế bào và tăng số lƣợng tế bào, kết quả làm cho chiều dài và chiều rộng lá lớn hơn so với đối chứng. Ở nồng độ quá cao thì chiều rộng và chiều dài lá giảm do GA3 làm hạn chế sự tăng trƣởng. Trong tất cả các công thức phun GA3, thì công thức III (150ppm) là công thức tốt nhất, sau đó đến công thức IV (200ppm). Vì cả hai công thức này đều làm cho lá có chiều dài và chiều rộng cao hơn so với các công thức khác và với công thức đối chứng.

3.3. Ảnh hƣởng của nồng độ GA3 khác nhau đến khả năng tăng trƣởng chiều cao và đƣờng kính thân cây của giống lan Đai Châu trắng đốm tím

Một phần của tài liệu Xác định nồng độ GA3 thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây lan đai châu tại gia lâm, hà nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)