Tình trạng BLGĐ ở đi ̣a phương

Một phần của tài liệu Bạo lực gia đình thực trạng, nguyên nhân và giải pháp (nghiên cứu tại xã long thành huyện yên thành tỉnh nghệ an) luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 33 - 36)

2. Cơ sở pháp lý của công tác phòng chống bạo lực gia đình

2.2.2.1 Tình trạng BLGĐ ở đi ̣a phương

Qua nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu thực tế đi ̣a bàn nghiên cứu, có thể nói BLGĐ trên địa bàn xã diễn ra khá thường xuyên và phổ biến với xu hướng ngày càng gia tăng.

Theo báo cáo của HLHPN xã thì năm 2010 toàn xã có 19 vụ BLGĐ mà được nạn nhân phản ánh lên. Nó biểu hiện dưới các mối quan hệ cụ thể như sau:

Bảng 1: Các hiện tượng BLGĐ diễn ra ở địa phương.

Hiện tượng Số vụ (vụ) Tỷ lệ (%)

Cha mẹ đánh đập con cái 4 21,1 Chồng đánh đập, chửi mắng vợ 12 63,2 Vợ đánh đập, chửi mắng chồng 1 5,3

Anh em đánh nhau 2 10,5

( Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo cấp xã, Hội Liên Hiệp Phụ nữ về BLGĐ, năm 2010).

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, BLGĐ biểu hiện bằng nhiều hiện tượng khác nhau và tất cả các thành viên trong gia đình đều có thể trở thành nạn nhân của nó. Tuy nhiên, có thể thấy phụ nữ vẫn được xem là nạn nhân chủ yếu của tệ nạn này. Điều này phản ánh tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng người đàn ông có thể thống trị trong gia đình vẫn tồn tại nặng nề ở địa

phương. Chúng ta có thể nhìn thấy rõ hơn sự khác biệt giữa hiện tượng chồng bạo lực vợ trong gia đình so với các hiện tượng khác qua biểu đồ sau.

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện sự khác biệt giữa phụ nữ là nạn nhân của

BLGĐ so với các thành viên khác

Bên cạnh đó, số liệu của xã cũng cho thấy, na ̣n ba ̣o lực này diễn ra có sự khác nhau giữa các xóm.

Bảng 2 : Bảng so sánh hiện tượng BLGĐ giữa các thôn

Stt Tên xóm Số vụ bạo hành phụ nữ (vụ) Tỷ lệ( %) 1 Văn Tràng 4 21.1 2 Vạn Tràng 2 10.5 3 Vạn Thành 0 0 4 Phú Thọ 0 0 5 Đông Yên 3 15.8 6 Tây Yên 1 5.3 7 Bắc Yên 0 0 8 Phan Thanh 0 0 9 Đông Sơn 0 0 10 Băc Sơn 2 10.5 11 Nam Sơn 4 21.1

12 Văn Trai 6 1 5.3 13 Văn Trai 7 1 5.3 14 Yên Mội 0 0 15 Quang Trung 0 0 16 Giáp Ngói 0 0 17 Giáp Bổn 1 5.3 Tổng cộng 19 100.0

( Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo cấp xã, Hội Liên Hiệp Phụ nữ về BLGĐ, năm 2010).

Số liệu ở bảng thống kê trên cho thấy: Tình trạng BLGĐ diễn ra có sự khác biệt nhau giữa các thôn, xóm. Bên cạnh những xóm có tình trạng BLGĐ diễn ra khá thường xuyên và chiếm tỷ lệ lớn như xóm Văn Tràng, xóm Văn Trai 6 với 4/19 vu ̣ ba ̣o hành (chiếm 21,1%), xóm Yên Mô ̣i 3/19 vu ̣ (chiếm 15,8%). Thì cũng có tới 8/17 xóm không thấy có tình trạng BLGĐ diễn ra và được phản ánh lên.

Điều này phản ánh một điều rằng: Trong cùng một địa bàn, ở những nơi nào trình độ dân trí cao, đời sống kinh tế tương đối và tỷ lệ gia đình tham gia phong trào xây dựng nếp sống văn hóa cao thì ở những nơi đó hiện tượng BLGĐ xãy ra ít hơn và ngược lại. Tuy nhiên, kết quả việc thực hiện phiếu đánh giá nhanh khi hỏi 80 người/17 xóm, thì ở hầu hết tất cả các xóm đều có người cho rằng ho ̣ đã từng chứng kiến cảnh phu ̣ nữ bi ̣ đánh đâ ̣p hoă ̣c chửi mắng.

Bảng 3 : Hiện tra ̣ng phu ̣ nữ bi ̣ đánh đâ ̣p hoă ̣c chửi mắng trong gia

đình.

Trả lời của người được hỏi Số lượng( người) Tỷ lệ(%)

1. Đã chứng kiến 51 63.7

2. Chưa chứng kiến 13 16.3

3. Không trả lời 16 20

Tổng cộng 80 100.0

( Nguồn: Kết quả phiếu đánh giá nhanh nhận thức của người dân về tình trạng BLGĐ ở địa phương năm 2010)

Như vậy, trong nhiều trường hợp tình trạng BLGĐ vẫn đang bị che giấu, chưa được chính nạn nhân và cộng đồng phát giác kịp thời. Điều này đặt ra nhiệm vụ cho công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về BLGĐ cần phải được đẩy mạnh trong cộng đồng dân cư để BLGĐ không còn là chuyện “ nội bộ”, khép kín trong phạm vi gia đình.

Kết quả phỏng vấn sâu cán bô ̣ chính quyền cũng có cùng chung nhâ ̣n đi ̣nh như vâ ̣y:

Chị Hoàng Thị Quỳnh - Hội trưởng HLHPN xã Long Thành cho biết:

“Trong năm qua tình trạng bạo lực đối với phụ nữ cũng gây nhiều bức xúc. Trong các cuộc họp, thì cán bộ phụ nữ ở các thôn cũng có phản ánh lên. Tuy nhiên đó mới chỉ là những vụ bạo hành tương đối nghiêm trọng mà chính người phụ nữ - nạn nhân phản ánh và nhờ sự can thiệp của Hội. Còn thực tế có rất nhiều vụ bạo hành mà chính những nạn nhân lại che giấu. Ví dụ như trường hợp chị Vũ Thị H...ở xóm Văn Tràng, mặc dù mọi người ai cũng biết chị thường xuyên bị chồng đánh đập. Nhưng khi Hội cử người đến can thiệp thì chị lại nói là không có chuyện đó”

Từ những phân tích trên ta có thể thấy các vu ̣ BLGĐ đối với phu ̣ nữ thống kê đươ ̣c hoă ̣c đươ ̣c các cấp chính quyền phát hiê ̣n chỉ là mô ̣t phần nhỏ so với thực tế. Nó mới chỉ là phần nổi của tảng băng, còn phần chìm chưa nhìn thấy được.

2.2.2.2. Xu hướng tiến triển của bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở đi ̣a phương.Khi tiến hành phát phiếu đánh giá nhanh ( 80 người) hỏi về nhận thức Khi tiến hành phát phiếu đánh giá nhanh ( 80 người) hỏi về nhận thức của họ đối với xu hương BLGĐ, kết quả thu được.

Bảng 4.Xu hướng của BLGĐ đối với phu ̣ nữ ở địa phương trong giai

đoạn 2008 -2010.

Xu hướng của BLGĐ với phụ nữ Số lượng( người) Tỷ lệ(%)

1. Giảm đi 21 26,2

2. Như cũ 17 21.3

3. Tăng lên 32 40

Một phần của tài liệu Bạo lực gia đình thực trạng, nguyên nhân và giải pháp (nghiên cứu tại xã long thành huyện yên thành tỉnh nghệ an) luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w