Hệ thống chính sách pháp luật Việt Nam về phòng chống bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu Bạo lực gia đình thực trạng, nguyên nhân và giải pháp (nghiên cứu tại xã long thành huyện yên thành tỉnh nghệ an) luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 28 - 29)

2. Cơ sở pháp lý của công tác phòng chống bạo lực gia đình

2.2.Hệ thống chính sách pháp luật Việt Nam về phòng chống bạo lực gia đình

gia đình

BLGĐ đang là vấn đề mà được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và thể hiện rõ trong quan điểm của mình về chăm lo cho con người, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người, tôn tro ̣ng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã kí kết.

Ngoài ra, Nhà nước Việt Nam còn xây dựng hệ thống pháp lý tương đối ổn định, bao gồm các điều khoản, quy định về bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ.

- Hiến pháp 1992 thể hiện toàn diện các quyền cơ bản của con người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá.

- Luật bình đẳng giới được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá 11 kì họp 10 thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực từ ngày01/07/2007. Quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới.

- Luật hôn nhân và gia đình quy định sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của vợ và chồng; tôn trọng danh dự nhân phẩm; quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái.

- Luật phòng chống bạo lực gia đình do Quốc hội nước Cộng hoà XHCNVN khoá 12 kì họp thứ 2 thông qua ngày 1/7/2008 đã cơ bản hoàn

thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phòng chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay.

3. Một số mô hình can thiệp bạo lực gia đình trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bạo lực gia đình thực trạng, nguyên nhân và giải pháp (nghiên cứu tại xã long thành huyện yên thành tỉnh nghệ an) luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 28 - 29)