Bạo lực về kinh tế, tài chính

Một phần của tài liệu Bạo lực gia đình thực trạng, nguyên nhân và giải pháp (nghiên cứu tại xã long thành huyện yên thành tỉnh nghệ an) luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 27)

Là bất cứ hành động nào buộc người khác phải phụ thuộc vào người lạm dụng vì tiền hay sự sống. Dạng này bao gồm viê ̣c giấu tiền, vật dụng quý, phương tiê ̣n đi lại hay các nguồn lực khác, ngăn cản viê ̣c kiếm tiền một cách

độc lập. Hay kiểm soát tất cả tiền của gia đình. "Sự phân công lao động trên cơ sở giới cũng có thể coi là một dạng của BLGĐ"

Sự phân dạng bạo lực nói trên chỉ mang tính chất tương đối, trong thực tế khó có thể phân định rạch ròi đâu là bạo lực thể chất, đâu là bạo lực tinh thần, đâu là bạo lực xã hội ... Có những hành động bạo lực thường kết hợp hai hay nhiều hình thức bạo lực. Chẳng hạn: Đánh đập (bạo lực thể chất) thường đi đôi với chửi bới, nhiếc móc (bạo lực tinh thần). Cưỡng dâm (bạo lực tình dục) thường đi kèm với bạo lực thể chất và bạo lực tinh thần, tình cảm.

Ngoài các dạng phân loại phổ biến trên, nhà nghiên cứu Lê Thị Quý còn có cách nhìn nhận BLGĐ thành hai dạng chính: Bạo lực nhìn thấy được và bạo lực không nhìn thấy được.

Bạo lực nhìn thấy được là dạng bạo lực về thể chất và tinh thần mà ta có thể nhìn thấy được, cảm nhận được, ít nhiều để lại dấu vết sau hành vi bạo lực.

Bạo lực không nhìn thấy được có thể hiểu là việc người đàn ông trút toàn bộ trách nhiệm gia đình cho phụ nữ, từ lao động kiếm sống đến công việc nội trợ, chăm sóc nuôi dạy con cái. Trong điều kiện như vậy, phụ nữ không còn thời gian để nghỉ ngơi, chăm lo sức khoẻ của bản thân và tham gia các hoạt động của xã hội.

Vị thế của họ trong gia đình ngày càng thấp kém, khoảng cách bất bình đẳng giữa người vợ và người chồng ngày càng lớn. Bạo lực không nhìn thấy được chưa được thừa nhận là một dạng bạo lực ( Lê Thị Quý, 1996 )

Một phần của tài liệu Bạo lực gia đình thực trạng, nguyên nhân và giải pháp (nghiên cứu tại xã long thành huyện yên thành tỉnh nghệ an) luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 27)