Kết quả sinh sản cá linh ống bằng ovaprim

Một phần của tài liệu thử nghiệm kích thích cá linh ống (cirrhinus jullieni) sinh sản bằng ovaprim (Trang 28)

Kết quả kích thích cá linh ống sinh sản bằng ovaprim nhƣ sau:

Bảng 4.2 Kết quả sinh sản cá linh ống bằng ovapvim

Các chỉ tiêu so sánh

Liều lƣợng ovaprim (ml/kg cá cái)

0,25 (n=5) 0,5 (n=5) 0,75(n=5)

Khối lƣợng cá đẻ (g) 520 ± 20 600 ± 50 630 ± 30

Thời gian hiệu ứng (h) 9h50 ± 0 9h25 ± 0,22 9h10 ± 0,1

Tỷ lệ cá đẻ (%) 53,3 ± 4,94 84,7 ± 4,97 86,7 ± 1,7 SSS (trứng/kg cá cái) 301.683 ± 8.543 349.060 ± 39.970 276.253 ± 70.000 Tỉ lệ thụ tinh (%) 78,7 ± 2,34 77,7 ± 5,98 70,3 ± 4,88 Tỷ lệ nở (%) 62,7 ± 3,1 76,7 ± 6,12 70,3 ± 1,76 Tỷ lệ sống sau 3 ngày (%) 83,7 ± 3 83 ± 3 84,7 ± 383 Nhiệt độ nƣớc (0 C) 27 ± 0,5 28 ± 0,71 28 ± 1

Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận đƣợc cá đều sinh sản ở các nồng độ thuốc đã thí nghiệm. Ở nghiệm thức 3 (0,75ml) cho kết quả tốt nhất so với nghiệm thức 2 (0,5ml) và nghiệm thức 1 (0,25ml). Thời gian hiệu ứng với kích thích tố của cá linh ống ở nghiệm thức 3 (9 giờ 10 phút) ngắn hơn nghiệm thức 2 (9 giờ 25 phút) và nghiệm thức 1 (9 giờ 50 phút) ở nhiệt độ 27 - 28oC. Nguyên nhân có sự khác biệt thời gian hiệu ứng giữa các nghiệm thức do liều lƣợng thuốc sử dụng khác nhau, nghiệm thức 1 sử dụng liều lƣợng thấp nhất nên thời gian hiệu ứng kéo dài hơn so với nghiệm thức 2 và 3.

Qua kết quả cho thấy, tỷ lệ cá đẻ ở nghiệm thức 3 là 86,7% cao hơn nghiệm thức 2 là 84,7%, ở nghiệm thức 1 là 53,3%. Nguyên nhân có sự khác nhau và tỷ lệ cá đẻ không

21

đạt mức tối đa do mức độ thành thục của cá bố mẹ khác nhau và chƣa tốt, do tình trạng sức khỏe của cá tham gia sinh sản.

Sức sinh sản tƣơng đối thực tế ở nghiệm thức 2 là 349.060 trứng/kg cá cái cao hơn nghiệm thức 1 là 301.683 trứng/kg cá cái và nghiệm thức 3 là 276.253 trứng/kg cá cái. Nguyên nhân có sự khác biệt là do mức độ thành thục của cá khác nhau và do kích cở của cá khác nhau.

Tỷ lệ thụ tinh ở nghiệm thức 1 là 78,7% cao hơn nghiệm thức 2 là 77,7% và nghiệm thức 3 là 70,3%. Tuy không đạt đƣợc kết quả 100% nhƣng kết quả đạt đƣợc có thể chấp nhận đƣợc trong thực tế khi thực hiện sinh sản nhân tạo một số loài cá thuộc họ cá chép có tập tính sinh sản tƣơng tự cá linh ống. Kết quả thí nghiệm còn khẳng định tác dụng của ovaprim đối với khả năng kích thích cá linh ống sinh sản, tác dụng sử dụng đơn một loại kích thích tố cho hiệu quả sinh sản tốt.

Tỷ lệ nở của cá ở nghiệm thức 2 là 76,7%, cao hơn nghiệm thức 3 là 70,3% và nghiệm thức 1 là 62,7%. Tỷ lệ sống của cá bột sau 3 ngày ở nghiệm thức 3 là 84,7%, cao hơn nghiệm thức 1 là 83,7% và nghiệm thức 2 là 83%.

Theo Võ Thị Trƣờng An (2009) cho biết khi thực hiện cho cá linh đẻ bằng LHRHa + DOM bằng biện pháp vuốt trứng thì tỉ lệ đẻ 58,3% - 66,7%, tỷ lệ thụ tinh 36,4% - 67,7%, tỷ lệ nở 44,2% - 75,2%. Nếu so sánh nhƣ vậy thì các chỉ tiêu sinh sản của cá linh ống trong thí nghiệm sử dụng ovaprim cho hiệu quả cao hơn và cho hiệu quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu thử nghiệm kích thích cá linh ống (cirrhinus jullieni) sinh sản bằng ovaprim (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)