Trong thí nghiệm sử dụng ovaprim kích thích cá linh sinh sản. Cá đực và cá cái có khối lƣợng dao động từ 80 - 130g. Thí nghiệm đƣợc lặp lại 3 lần, mỗi lần cho đẻ 5 cặp cá bố mẹ. Cá sau khi tiêm kích thích tố xong cho vào bể composite có đậy lƣới, sục khí và tạo dòng chảy liên tục.
Hình 4.2 Bể composite cho cá đẻ
Kết quả kích thích cá linh ống sinh sản bằng ovaprim kết hợp với não thùy nhƣ sau:
Bảng 4.1 Kết quả kích thích cá linh ống sinh sản bằng ovaprim kết hợp não thùy
Các chỉ tiêu so sánh
Liều lƣợng não thùy kết hợp với ovaprim (mg + ml/kg cá cái)
2 + 0,2 (n=5) 2 + 0,4 (n=5) 2 + 0,6 (n=5)
Khối lƣợng cá đẻ (g) 550 ± 50 500 ± 20 510 ± 17,3
Thời gian hiệu ứng (h) - 9h50 ± 0 9h10 ± 0
Tỷ lệ cá đẻ (%) - 20 ± 0 53,3 ± 5,2
SSS (trứng/kg cá cái) - 249.583 ± 40.000 290.665 ± 38.043
Tỷ lệ thụ tinh (%) - 67 ± 6,24 60,3 ± 5
Tỷ lệ nở (%) - 77 ± 8,19 79,7 ± 9
19 Nhiệt độ nƣớc (0
C) 27 ± 1 28 ± 1 27,5 ± 0,5
Trong thí nghiệm 1 sử dụng ovaprim kết hợp với não thùy ở 3 nồng độ khác nhau (2mg + 0,2ml; 2mg + 0,4ml; 2mg + 0,6ml) đã thu đƣợc kết quả nhƣ Bảng 4.1, cho thấy cá đẻ ở nghiệm thức 2 (2mg + 0,4ml) và nghiệm thức 3 (2mg + 0,6ml), ở nghiệm thức 1 (2mg + 0,2ml) cá đã không đẻ.
Kết quả cho thấy, thời gian hiệu ứng với kích dục tố của cá linh ống ở nghiệm thức 3 (9 giờ 10 phút) ngắn hơn nghiệm thức 2 (9 giờ 50 phút) và nghiệm thức 1 cá đã không đẻ, trong khoảng nhiệt độ giao động từ 27 –n 28oC. Nguyên nhân có sự khác nhau về thời gian hiệu ứng của nghiệm thức 2 và 3 do độ thành thục không đồng đều của cá bố mẹ, ảnh hƣởng của nồng độ thuốc, tình trạng sức khỏe cá tham gia sinh sản và nhiệt độ nƣớc trong bể đẻ. Ở nghiệm thức 1 cá không sinh sản do nồng độ thuốc không đủ để kích thích cá đẻ.
Tỷ lệ cá đẻ và sức sinh sản tƣơng đối thực tế của cá ở nghiệm thức 3 là 53,3% và 290.665 trứng/kg cá cái cao hơn nghiệm thức 2 là 20% và 249 583 trứng/kg cá cái. Nguyên nhân làm cá đẻ không đạt 100% có thể do chất lƣợng thành thục của cá chƣa tốt, nồng độ thuốc kích thích chƣa đủ mạnh... Theo Nguyễn Văn Kiểm (2006), quá trình sinh sản của cá phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài, trong đó cơ chế rụng trứng của cá phụ thuộc rất nhiều nhiệt độ môi trƣờng, liều lƣợng và chủng loại kích dục tố hay tình trạng sinh lý, sức khỏe của cá. Ở nghiệm thức 1 cá vẫn có hiện tƣợng rụng trứng nhƣng cá không đẻ đƣơc. Nguyên nhân do ovaprim đƣợc tiêm ở nồng độ (0,2 ml + 2 mg não thùy) chỉ có tác dụng làm cho cá cái rụng trứng nhƣng không đủ mạnh để kích thích cá cái đẻ. Từ kết quả trên cho thấy cá linh đã không đẻ ở liều lƣợng 2 mg não thùy kết hợp với 0,2 ml ovaprim và bắt đầu đẻ ở liều lƣợng 2 mg não thùy kết hợp với 0,4 ml Ovaprim.
Tỷ lệ thụ tinh ở nghiệm thức 2 là 67% cao hơn ở nghiệm thức 3 là 60,3%. Nguyên nhân có sự khác biệt tỷ lệ thụ tinh giữa các nghiệm thức do chất lƣợng thành thục của cá đực và cá cái nên chất lƣợng tinh trùng và trứng thấp, do trong quá trình sinh sản cá đực và cái không cùng pha với nhau. Theo Nguyễn Tƣờng Anh (1999) đã nhận định rằng, sức khỏe của cá cho đẻ có liên quan đến tỷ lệ cá đẻ, tỷ lệ thụ tinh khá rõ ràng. Tỷ lệ cá đẻ sẽ giảm, cá đẻ rải rác nếu cá cho đẻ bị xây xát do đánh bắt hoặc do vận chuyển. Tỷ lệ nở ở nghiệm thức 3 là 79,7% cao hơn nghiệm thức 2 là 77%. Nguyên nhân của sự khác biệt do chất lƣợng của trứng và tinh trùng của cá bố mẹ trong quá trình nuôi
20
vỗ. Ngoài ra tỷ lệ thụ tinh của trứng ở các nghiệm thức chƣa cao làm ảnh hƣởng tỷ lệ nở vì trong quá trình trứng hƣ phân hủy làm Oxy hòa tan giảm xuống.
Tỷ lệ sống của cá bột sau 3 ngày ở nghiệm thức 3 là 86,7% cao hơn nghiệm thức 2 là 85,8%. Nguyên nhân của sự khác biệt do chất lƣợng cá bột. Nhƣ vậy nếu dựa vào các chỉ tiêu sinh sản thì kết quả kích thích cá linh ống sinh sản ở nghiệm thức 3 (2mg + 0,6ml) có hiệu quả cao hơn 2 nghiệm thức còn lại.