Tính chất của hai loại nước thải đầu vào

Một phần của tài liệu ứng dụng vi tảo chlorella sp. để xử lý đạm, lân trong nước thải nhà máy thủy sản trên địa bàn thành phố cần thơ. (Trang 29)

Hình 14: Hai loại nước thải trước khi xử lý bằng vi tảo Chlorella sp.

(Nguồn: Ảnh chụp 04/09/2013)

Hai loại nước thải sử dụng để nghiên cứu được lấy từ hệ thống xử lý kỵ khí của dự án AKIZ, đặt tại nhà máy thủy sản An Khang – Nam Mỹ (Trà Nóc – Cần Thơ). Loại 1 là nước thải sau khi xử lý tuyển nổi, tách bỏ xương cá, vỏ tôm, và các chất rắn có trong nước thải. Loại 2 là nước thải đã được xử lý bằng phương pháp kỵ khí (Hình 14). Thành phần các chất có trong hai loại nước thải được liệt kê trong bảng 2.

Hàm lượng NH4+ trong nước thải tuyển nổi là 427,90 mg/L, nhiều hơn 99 mg/L so với hàm lượng NH4+ trong nước thải kỵ khí. Đặc biệt, hàm lượng NO2-, NO3- trong nước thải tuyển nổi gấp đôi trong nước thải kỵ khí. Vì hàm lượng NH4+, NO3-, NO2- trong nước thải tuyển nổi đều cao hơn trong nước thải kỵ khí, nên làm cho tổng đạm trong nước thải tuyển nổi là 481,90 mg/L, cao hơn gần 1,6 lần so với tổng đạm trong nước thải kỵ khí (298,00 mg/L). Hàm lượng PO43- trong nước thải tuyển nổi nhiều hơn 78,2 mg/L so với trong nước thải kỵ khí. Tổng lân trong nước thải tuyển nổi cũng nhiều hơn 73,9 mg/L so nước thải kỵ khí. Hàm lượng các chất dinh dưỡng (đạm, lân) trong nước thải sau khi xử lý tuyển nổi cao hơn so với nước thải sau khi xử lý kỵ khí. Quá trình xử lý kỵ khí đã loại bỏ đáng kể hàm lượng đạm, lân, nên nước thải kỵ khí chứa ít dinh dưỡng hơn.

COD (Chemical Oxygen Demand): Là lượng oxygen cần thiết để oxy hóa các hợp chất carbon hữu cơ đến CO2 và H2O bằng phương pháp hóa học. Hàm lượng đạm, và lân trong nước thải tuyển nổi cao hơn trong nước thải kỵ khí đã góp phần làm cho

Nước thải tuyển nổi

Nước thải

Chuyên ngành công nghệ sinh học Viện NC&PT Công Nghệ Sinh Học19

COD trong nước thải tuyển nổi cao hơn trong nước thải kỵ khí. Theo số liệu đo được, COD trong nước thải tuyển nổi, trước khi được xử lý bằng vi tảo đạt 5307,00 mg/L, cao gấp 4,5 lần so với COD trong nước thải kỵ khí trước khi được xử lý bằng vi tảo (1169,00 mg/L).

Bảng 2. Tính chất của hai loại nước thải trước khi xử lý bằng vi tảo

Chlorella sp.

Chỉ tiêu Nước thải kỵ khí trước khi xử lý bằng Chlorella sp.

Nước thải tuyển nổi trước khi xử lý bằng Chlorella sp. NH4+ - N (mg/L) 328,90a 427,90 b NO3- - N (mg/L) 0,25 a 0,50 b NO2- - N (mg/L) 0,01 a 0,02 b Tổng đạm (mg/L) 298,00 a 481,90 b PO43- - P (mg/L) 87,20 a 165,50 b Tổng lân (mg/L) 270,30 a 344,20 b COD (mg/L) 1169,00 a 5307,00 b

Ghi chú: Các hàng có mẫu tự đi kèm giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P ≤ 0,05)

Một phần của tài liệu ứng dụng vi tảo chlorella sp. để xử lý đạm, lân trong nước thải nhà máy thủy sản trên địa bàn thành phố cần thơ. (Trang 29)