Vi tảo Chlorella sp. được chủng cùng mật số đầu vào 1,36 x 106 tế bào/mL. Do chuyển từ môi trường BBM sang môi trường nước thải, vi tảo cần thời gian thích nghi, nên trong 2 ngày đầu, mật số giảm liên tục. Ngày 2, mật số tảo giảm xuống thấp nhất chỉ còn 0,48 x 106 tế bào/mL. Sau thời gian thích nghi, vi tảo bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. Mật số vi tảo tăng trở lại từ ngày 3, đạt 0,67 x 106 tế bào/mL. Từ ngày 3 đến ngày 5, mật số vi tảo tăng đều, và đạt 1,15 x 106 tế bào/mL ở ngày thứ 5, sau đó giảm nhẹ vào ngày 6 còn 1,1 x 106 tế bào/mL. Ở cuối chu kỳ quan sát, mật số vi tảo gấp 2,29 lần so với ngày 2 (0,48 x 106 tế bào/mL), nhưng vẫn thấp hơn so với mật số vi tảo đầu vào (Bảng 8, phụ lục)
Chuyên ngành công nghệ sinh học Viện NC&PT Công Nghệ Sinh Học21
Hình 16. Đường tăng trưởng của vi tảo Chlorella sp. trong nước thải sau
khi xử lý kỵ khí.
Vào cuối chu kỳ quan sát, mật số của vi tảo Chlorella sp. trong nước thải tuyển nổi đạt 2,16 x 106 tế bào/ml, gấp 1,96 lần so với mật số của vi tảo Chlorella sp. trong nước thải kỵ khí ở cùng ngày (1,1 x 106 tế bào/ml). Quá trình xử lý kỵ khí đã làm cho hàm lượng đạm, lân trong nước thải sau khi xử lý kỵ khí giảm đáng kể (tổng đạm: 298,0 mg/L, tổng lân: 270,3 mg/L), vì vậy vi tảo không phát triển mạnh như trong nước thải tuyển nổi.
Chỉ tiêu mật số vi tảo Chlorella sp. cho thấy vi tảo Chlorella sp. có khả năng phát triển trong cả hai loại nước thải, nhưng vi tảo Chlorella sp. phát triển trong nước thải tuyển nổi tốt hơn trong nước thải kỵ khí. Hàm lượng đạm, lân trong nước thải tuyển nổi cao, đã tạo thành môi trường giàu dinh dưỡng, giúp vi tảo phát triển tốt.
Chuyên ngành công nghệ sinh học Viện NC&PT Công Nghệ Sinh Học22