Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khoáng đa lượng pkmg lên chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) ở các giai đoạn khác nhau khi nuôi trong môi trường có độ mặn thấp (Trang 40)

4.2.1.1 Nhiệt độ và pH

Nhiệt độ trung bình trong thí nghiệm là 27,4±0,07 oC (dao động từ 25,5- 28,8 oC), pH trung bình 8,30,01 (dao động từ 8-8,5) (Bảng 4.5). Trong thời gian thí nghiệm yếu tố nhiệt độ và pH khá ổn định, chênh lệch trong ngày thấp (1-2 oC), vào 2 tuần đầu của thí nghiệm, đến tuần thứ 5-6 nhiệt độ trung bình/ngày tương đối ổn định, dao động nhỏ từ 27-28 oC, khoảng pH trung bình của thí nghiệm khoảng 8,3, cho thấy nhiệt độ và pH đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển bình thường của tôm thẻ chân trắng thí nghiệm.

Bảng 4.5: Nhiệt độ và pH sáng chiều giữa 4 nghiệm thức

pH Nhiệt độ (oC) Nghiệm thức

sáng chiều sáng chiều

Đối chứng 8,3±0,154 8,3±0,168 27,4±0,788 27,5±0,706

5-5-10 8,2±0,162 8,3±0,160 27±0,769 27,2±0,738

10-10-20 8,2±0,125 8,3±0,155 27,2±0,696 27,8±0,564

20-20-40 8,2±0,174 8,3±0,175 27,3±0,564 27,7±0,678

4.2.1.2 TAN, NO2-, PO43-

TAN trong thí nghiệm biến động thấp, trung bình <0,49 mg/L (Bảng 4.6), nghiệm thức 20-20-40 có TAN cao vào ngày 21 (1,22±0,003 mg/L) sau đó đến cuối thí nghiệm mức cao nhất chỉ có 0,35±0,001 mg/L, NO2- cao nhất 1,93±1,43 mg/L, thấp nhất 0,43±0,69 mg/L. Nồng độ NO2- , nằm độ nằm trong ngưỡng an toàn với tôm thí nghiệm, TAN ở 3 nghiệm thức đối chứng, nghiệm thức 5-5-10 và 10-10-20 điều nằm trong ngưỡng thích hợp, riêng nghiệm thức 20-20-40 có TAN cao nhưng biến động chỉ 1 thời gian ngắn trong thí nghiệm, nên không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng bình thường của tôm thí nghiệm. Kết quả phân tích cho thấy nồng độ PO43- thấp nhất ở đối chứng; 1,18±0,35 mg/L, cao nhất ở nghiệm thức 20-20-40; 13±1,88 mg/L, theo thứ tự bổ sung khoáng tăng dần là phù hợp.

Trên tôm sú nồng độ NO2- an toàn đối với hậu ấu trùng là 4,5 mg/L (Chen & Chin, 1988 trích bởi Trương Quốc Phú, 2006), nồng độ P trong nước biển 35 mg/L (Trương Quốc Phú và ctv, 2006). Độ độc của NH3 còn phụ thuộc vào độ pH của nước, khi pH của môi trường nước cao (> 8,3) tạo ra nhiều NH3 và ngược lại thấp (<6,5) tạo ra nhiều H2S hoặc NO2- (Boyd, 1982), điều kiện thí nghiệm cung cấp đủ oxy nên NH3 không ảnh hưởng đến tôm thí nghiệm.

Bảng 4.6: Biến động hàm lượng TAN, NO2-, PO43- trong thí nghiệm 2

Nghiệm thức TAN (mg/L) NO2- (mg/L) PO43- (mg/L)

Đối chứng 0,05±0,05 (0,01-0,15) 0,43±0,69 (0,03-1,65) 1,18±0,35(0,83-1,81)

5-5-10 0,11±0,22 (0,02-0,61) 0,46±0,69 (0,02-1,62) 3,18±0,73(0-4,12)

10-10-20 0,04±0,35 (0,11-0,99) 1,9±1,43 (0,02-1,42) 6,89±0,59(5,97-7,71) 20-20-40 0,47±0,45 (0,04-1,2) 1,85±1,28 (0,01-3,44) 13±1,88 (11,1-15,84)

4.2.1.3 Độ kiềm và độ cứng, Ca2+, Mg2+ và tỉ lệ Mg/Ca

Độ kiềm trong thí nghiệm không có sự chênh lệch lớn giữa các nghiệm thức dao động ở khoảng 87,1-93,3 mgCaCO3/L (Bảng 4.7). Độ cứng thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng với giá trị trung bình 300±28,7 mgCaCO3/L, cao dần theo mức khoáng bổ sung, cao nhất ở nghiệm thức 20-20-40 có mức trung bình

371±30,24 mgCaCO3/L. Hàm lượng Mg2+ tăng theo mức bổ sung vào thí nghiệm thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng94,63±10 mgCaCO3/L và cao nhất ở nghiệm thức 20-20-40 trung bình 129±12,6 mgCaCO3/L. Hàm lượng Ca2+ trung bình trong các nghiệm thức dao động từ 48,5-63,1 mg/L.

Bảng 4.7: Một số yếu tố môi trường quan trọng trong thí nghiệm 2

Nghiệm thức Độ kiềm Độ cứng Ca2+ Mg2+

Đối chứng 93,1±11,3 300±28,6 63,1±5 94,6±10

5-5-10 91,1±13,2 320±33,7 56,9±3,9 105±13

10-10-20 93,3±13,3 355±26,8 58,9±2,9 118±11

20-20-40 87,1±12,4 371±30,3 48,5±3,5 129±12,6

Tỉ lệ Mg2+/Ca2+ phụ thuộc theo mức bổ sung khoáng, cao nhất ở nghiệm thức 20-20-4 6,8±1,1 và thấp dần về nghiệm thức 10-10-20; 5±0,63, 5-5-10; 4,7±0,63, thấp nhất ở đối chứng 3,75±0,3. Sự tăng hàm lượng Mg2+ về cuối thí nghiệm và giảm của hàm lượng Ca2+ dẫn đến tỉ lệ Mg2+/Ca2+ tăng về cuối thí nghiệm (Hình 4.5).

0 2 4 6 8 10 7 14 21 28 35 42 47Ngày T lệ M g /C a Đối chứng 5-5-10 10-10-20 20-20-40

Hình 4.5: Biến động tỉ lệ Mg2+/Ca2+ trong thí nghiệm 2

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khoáng đa lượng pkmg lên chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) ở các giai đoạn khác nhau khi nuôi trong môi trường có độ mặn thấp (Trang 40)