Bố trí thí nghiệm:

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khoáng đa lượng pkmg lên chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) ở các giai đoạn khác nhau khi nuôi trong môi trường có độ mặn thấp (Trang 29)

3 thí nghiệm đều sử dụng 4 bể 500 lít tương ứng với 4 nghiệm thức. Thí nghiệm 2 và 3, trong mỗi bể đặt 1 lồng tròn được chia làm 14 lồng nhỏ (50×20×40 cm), lồng được đặt nổi 5 cm còn lại 35 cm trong nước, bố trí hệ thống sục khí phân bổ điều ở 4 hướng của lồng, lồng cách đáy bể 1 khoảng 5-7 cm. Thể tích nước trung bình mỗi ngăn cho mỗi tôm là 20 lít/tôm.

Hình 3.1: Lồng lưới dùng trong thí nghiệm Hình 3.2: Hệ thống thí nghiệm

+ Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của khoáng P-K-Mg lên chu kì lột xác của thẻ

chân trắng L. vannamei giai đoạn PL15 nuôi ở độ mặn 2‰:

a) Ảnh hưởng của P-K-Mg lên chu kì lột xác giai đoạn PL15.—PL25

Thí nghiệm có 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức bổ sung khoáng - Nghiệm thức 1: Không bổ sung P-K-Mg (đối chứng) - Nghiệm thức 2: P-K-Mg ở mức 5-5-10 (mg/L) - Nghiệm thức 3: P-K-Mg ở mức 10-10-20 (mg/L) - Nghiệm thức 4: P-K-Mg ở mức 20-20-40 (mg/L)

Tôm thí nghiệm được mua từ trại sản xuất giống có chất lượng tại Cần Thơ. Cỡ mua về PL12, độ mặn 7‰, tôm được thuần hóa trong bể 500 lít cho đến độ mặn theo yêu cầu thí nghiệm 2‰, để tôm ổn định 1 ngày trong bể thuần (2‰), đến PL15 bố trí 1 con vào cốc 1 lít nước, sử dụng 24 cốc (tương ứng mỗi nghiệm thức lập lại 6 lần). Để xác định chu kì lột xác hằng ngày vào buổi sáng và buổi chiều quan sát kiểm tra vỏ lột của tôm. Cho tôm ăn ngày 2 lần, thu thức ăn thừa và thu vỏ sau mỗi chu kì lột xác.

b) Ảnh hưởng của P-K-Mg lên tỉ lệ các giai đoạn của chu kì lột xác PL15.

Thí nghiệm song song với thí nghiệm a, thời gian bố trí 11 ngày. Thí nghiệm có 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức sử dụng 1 bể 500 lít

- Nghiệm thức 1: Không bổ sung P-K-Mg (đối chứng) - Nghiệm thức 2: P-K-Mg ở mức 5-5-10 (mg/L) - Nghiệm thức 3: P-K-Mg ở mức 10-10-20 (mg/L) - Nghiệm thức 4: P-K-Mg ở mức 20-20-40 (mg/L)

Sử dụng nguồn tôm thí nghiệm a, sau đó bố trí vào bể composite 500 lít (được chuẩn bị mức nước 250 lít) bố trí mật độ 300 PL/bể. Sáng 7-8 giờ hàng ngày 15 con tôm được thu để quan sát giai đoạn lột xác/nghiệm thức. Xác định giai đoạn lột xác theo Cesar et al. (2006) các tơ của chân đuôi được quan sát dưới kính hiển vi vật kính có độ phóng đại 40X (Hình 4) ghi nhận lại các giai đoạn phát triển của lông cứng trên đuôi, tính tỉ lệ các giai đoạn quan sát được. Trong quá trình thí nghiệm tôm được cho ăn thức ăn công nghiệp dành cho tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn PL15. Thí nghiệm bố trí sục khí liên tục, không thay nước trong quá trình nuôi, khi có thức ăn thừa thì siphon loại bỏ.

Nguồn nước trong thí nghiệm được pha ở độ mặn 2‰, test clo và kiểm tra chất lượng nước: Nhiệt độ, độ pH, độ mặn, TAN, NO2-, PO43-, Ca2+, Mg2+.

Hình 3.3: Vị trí chân đuôi quan sát để xác định giai đoạn lột xác

+ Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của khoáng P-K-Mg lên sự lột xác của thẻ chân

trắng L. vannamei ở độ mặn 2‰, trong giai đoạn 0,5-1 g.

Thí nghiệm có 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức bố trí lập lại 14 lần. - Nghiệm thức 1: Không bổ sung P-K-Mg (đối chứng)

- Nghiệm thức 2: P-K-Mg ở mức 5-5-10 (mg/L) - Nghiệm thức 3: P-K-Mg ở mức 10-10-20 (mg/L) - Nghiệm thức 4: P-K-Mg ở mức 20-20-40 (mg/L)

Thí nghiệm 2 có 4 nghiệm thức được bố trí ngẫu nhiên, tôm được nuôi trong lồng, thiết kế mỗi lồng có 14 ngăn đặt chung trong bể 500 lít, tôm thí nghiệm cỡ (0,73±0,02g-4,47±0,05cm), được bắt ngẫu nhiên bố trí vào ngăn đã được đánh dấu số thứ tự từ 1-14.

Nguồn tôm thẻ chân trắng L. vannamei được sử dụng trong thí nghiệm, là tôm post được nuôi ở độ mặn 25‰, trong khoảng 1 tháng, trước khi bố trí ta chọn tôm cỡ 0,73±0,02g (chiều dài 4,47±0,05cm), chọn 130 con nuôi và thuần xuống độ mặn 2‰ (phương pháp thuần như thí nghiệm 1 nhưng thời gian lâu

hơn khoảng 7 ngày), chọn tôm tương đối đồng cỡ để tránh khác nhau giữa khối lượng của các lồng như các nghiệm thức, tôm khỏe (không có dấu hiệu bệnh, thương tật, không mềm vỏ). Tôm được bố trí mỗi ngăn 1 con riêng biệt, mỗi nghiệm thức có 1 lồng 14 ngăn nhỏ. Bố trí riêng biệt nhằm thuận tiện cho việc quan sát tôm lột xác, tránh ăn nhau khi lột, và có thể theo dõi sinh trưởng của riêng từng cá thể trong thời gian thí nghiệm (Hình 2.1 và Hình 2.2). Sục khí cung cấp oxy cho tôm đầy đủ, nước trong bể thí nghiệm được thay hàng tuần hoặc khi chất lượng nước suy giảm, mỗi lần thay 20-30% lượng nước trong bể. Nước thay cũng được pha nồng độ khoáng theo nồng độ của nghiệm thức.

Xác định giai đoạn lột xác: Sự lột xác của tôm được ghi nhận hàng ngày, ở 7-8 giờ sáng khi thấy sự xuất hiện của vỏ tôm trong lồng nuôi. Số liệu theo dõi khoảng 3 chu kì lột xác của tôm (4 lần lột xác). Sau khi tôm lột xác 12-16 giờ, cân lại khối lượng (g) và đo chiều dài (cm) của tôm, cân và đo lại tôm vào lần lột xác tiếp theo. Trong quá trình thí nghiệm, tỉ lệ lột xác được theo dõi sau mỗi chu kì lột.

Như Thí nghiệm 1 nguồn nước được pha ở độ mặn 2‰, test clo và kiểm tra chất lượng nước: Nhiệt độ, độ pH, độ mặn, TAN, NO2-, PO43-, Ca2+, Mg2+.

Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của khoáng P-K-Mg lên sự lột xác và tăng trưởng

của thẻ chân trắng L. vannamei ở độ mặn 2‰, trong giai đoạn 4-5 g.

- Nghiệm thức 1: Không bổ sung P-K-Mg (đối chứng) - Nghiệm thức 2: P-K-Mg ở mức 5-5-10 (mg/L) - Nghiệm thức 3: P-K-Mg ở mức 10-10-20 (mg/L) - Nghiệm thức 4: P-K-Mg ở mức 20-20-40 (mg/L)

Các điều kiện thí nghiệm và phương pháp đều giống thí nghiệm 2 nhưng tôm bố trí có trọng lượng 4,7± 0,02 g (chiều dài 8,2± 0,15 cm). Nguồn tôm này được nuôi từ tôm PL15 lên trong thời gian 2 tháng độ mặn 15‰. Trong bể lọc sinh học tuần hoàn của Bộ môn Thủy sinh học ứng dụng. Tôm bố trí sau khi chọn tôm điều cỡ thì được thuần hóa bằng ống sục khí có gắn van điều chỉnh, thời gian thuần hóa 7 ngày, theo dõi lột xác như Thí nghiệm 2 nhưng theo dõi khoảng 2 chu kì (3 lần lột xác). Các yếu tố môi trường được theo dõi như Thí nghiệm 2.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khoáng đa lượng pkmg lên chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) ở các giai đoạn khác nhau khi nuôi trong môi trường có độ mặn thấp (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)