Tình hình nuôi và xuất khẩu tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam và trên thế giớ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khoáng đa lượng pkmg lên chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) ở các giai đoạn khác nhau khi nuôi trong môi trường có độ mặn thấp (Trang 25)

giới

Tôm chân trắng có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ưu điểm sinh học, có khả năng kháng bệnh cao, dễ sinh sản và gia hoá, nên được nhiều nước ưu tiên phát triển (nhất là các nước châu Á). Hiện sản lượng tôm thế giới có tốc độ tăng bình quân là 20%/năm - đạt 3,2 triệu tấn với giá trị 11 tỷ USD. Các nước phát triển rất ưa chuộng mặt hàng tôm chân trắng vì sức hấp dẫn về giá.7 tháng đầu năm 2013, trong khi xuất khẩu tôm sú chỉ tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2012 (đạt xấp xỉ 680 triệu USD) thì xuất khẩu tôm chân trắng đạt 609 triệu USD, tăng 51,5% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm 43,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của nước ta. Trong tương lai tôm chân trắng có khả năng trở thành đối tượng nuôi chủ lực của Việt Nam.

Việt Nam cũng là một trong những nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á du nhập giống thẻ chân trắng, nhưng lại là nước phát triển nuôi chậm trong khu vực, đến năm 2001-2002 Bộ Thủy sản mới cho 3 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là Công ty Duyên Hải (Bạc Liêu), Công ty Việt Mỹ (Quảng Ninh) và Công ty Asia Hawaii (Phú Yên) được nhập con giống SPF để nuôi thử nghiệm. Tại công ty Duyên Hải (Bạc Liêu) đã nuôi tôm chân trắng sinh trưởng tốt và đã cho sinh sản nhân tạo thành công vào ngày 6/4/2002. Đồng thời, Công ty xuất khẩu

thủy sản Quảng Ninh 2 đã nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Tân An, huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) đạt 5,5 tấn/ha (08/2002) (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2004).

Trước năm 2003, các nước có sản lượng tôm nuôi lớn nhất thế giới (như Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia, Ấn Độ) chủ yếu nuôi tôm sú hay tôm bản địa, nhưng sau đó đã tập trung phát triển mạnh đối tượng tôm chân trắng. Sản lượng tôm chân trắng của Trung Quốc năm 2003 đạt 600 nghìn tấn (chiếm 76% tổng sản lượng tôm nuôi tại nước này), đến năm 2008 tôm chân trắng đạt sản lượng 1,2 triệu tấn (trong tổng số 1,6 triệu tấn tôm nuôi). Inđônêxia nhập tôm chân trắng về nuôi từ năm 2002 và năm 2005 đạt 40 nghìn tấn, năm 2007 là 120 nghìn tấn (trong tổng sản lượng 320 nghìn tấn). Năm 2004 tôm chân trắng dẫn đầu về sản lượng tôm nuôi, đóng góp trên 50% tổng sản lượng tôm nuôi trên thế giới. Năm 2007, tôm chân trắng chiếm 75% tổng sản lượng tôm nuôi toàn cầu và là đối tượng nuôi chính ở 3 nước châu Á (Thái Lan, Trung Quốc,Inđônêxia). Ba nước này cũng chính là những quốc gia dẫn đầu thế giới về nuôi tôm.

Về giá trị, năm 1997 sản lượng tôm nuôi đạt 700 nghìn tấn, tương đương với 3,5 tỷ USD, giá trung bình khoảng 5 USD/kg. Trong 10 năm lại đây, tốc độ tăng về sản lượng tôm thế giới khoảng 20%/năm, đã đem lại cho thế giới 3,2 triệu tấn tôm với giá trị tôm nuôi hiện nay là 11 tỷ USD, giá tôm trung bình rơi vào khoảng 3,4-3,5 USD/kg (tuvanthuysan.com).

Ở nước ta thẻ chân trắng bắt đầu nuôi muộn, từ năm 2002 do bị thiệt hại trong nuôi tôm sú, nhiều địa phương ở phía bắc và miền trung đã chuyển sang nuôi thẻ chân trắng và thu được kết quả tốt, đến đầu năm 2008 với chỉ thị số 228 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 25/1/2008, đối tượng này mới được phép đưa vào nuôi ở các tỉnh phía Nam trong các vùng quy hoạch và theo những điều kiện nhất định (agroviet.gov). Bộ NN&PTNT đã có công văn yêu cầu những địa phương có diện tích nuôi tôm sú chết vì dịch bệnh có thể chuyển sang nuôi Tôm thẻ chân trắng, như vậy định hướng đến năm 2015 diện tích nuôi thẻ chân trắng là 40.000 ha, sản lượng 200.000 tấn đến năm 2020 là 60.000 ha sản lượng 310.000 tấn (chinhphu.vn).

Năm 2012 cả nước có tới 106 nghìn ha diện tích tôm nuôi nước lợ bị thiệt hại. Sang năm 2013 (tính đến ngày 27/4), diện tích tôm nuôi bị thiệt hại khoảng 14,6 nghìn ha; trong đó diện tích tôm chân trắng bị thiệt hại là 666 ha (chiếm gần 9% diện tích thả nuôi. Bệnh chủ yếu hội chứng hoại tử gan tụy xảy ra chủ yếu ở các vùng nuôi tôm thân canh và bán thâm canh, xảy ra ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng mức độ dịch bệnh trầm trọng nhất từ tháng 4 đến tháng 7, chiếm

75% tổng diện tích báo cáo bị bệnh trong cả năm. Các vùng nuôi có độ mặn thấp tỷ lệ mắc bệnh ít hơn so với vùng nuôi có độ mặn cao (tuvanthuysan.com).

Tình hình sản xuất giống cuối năm 2012, cả nước có 185 cơ sở sản xuất giống tôm chân trắng, sản xuất được gần 30 tỷ con. Sang năm 2013 (tính đến hết tháng 5), cả nước có 103 cơ sở sản xuất giống tôm chân trắng cung cấp cho thị trường 3,5 tỷ con. Số trại sản xuất tôm chân trắng và tôm sú chủ yếu tập trung tại các tỉnh Nam Trung Bộ, trong đó Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà và Phú Yên chiếm khoảng 40% trong tổng số trại sản xuất giống tôm của cả nước (tương đương với 623 trại). Sản lượng giống tôm nước lợ ở khu vực này chiếm khoảng 70% tổng sản lượng giống tôm của cả nước. Bên cạnh đó các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang cũng là những địa phương sản xuất giống tôm chân trắng cung cấp lượng lớn tôm giống cho thị trường. Tuy nhiên chất lượng tôm giống hiện nay không đồng đều, tại những cơ sở có uy tín, con giống được tiêu thụ tốt giá cao. Nửa đầu năm 2013 giá tôm giống nhìn chung ổn định tại các tỉnh phía nam. Song tại các tỉnh phía bắc như Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, do chi phí vận chuyển tăng cao, giá tôm giống cũng tăng lên, giá giống tôm chân trắng dao động trong khoảng 80-90 đồng/con (tuvanthuysan.com).

Chương 3:

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm

3.1.1 Thời gian thực hiện

Từ tháng 08/2013 đến tháng 12/2013.

3.1.2 Địa điểm thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí tại khu thí nghiệm Bộ môn Thủy sinh học ứng dụng. Mẫu thu được trữ và phân tích tại phòng thí nghiệm phân tích chất lượng nước Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần thơ.

3.2 Vật liệu và thiết bị nghiên cứu

3.2.1 Thiết bị và hóa chất:

Hóa chất: Hóa chất bổ xung khoáng trong nước MgCl2.6H2O, NaH2PO4, Na2S2O3, KCl, DPD, Chlorine, NaHCO3, EDTA Na2Fe(CN)5NO].2H2O, Fe(NH4)(SO4)2.6H2O, C2H5OH, NaOH, C6H5OH, , NaOCl, SnCl2, H2SO4,… Các hóa chất khác và các thuốc thử được sử dụng trong phân tích.

Thiết bị: Máy sục khí, bể 4 m3, bể 1 m3, thùng 500L, xô, cân, thước cây, vợt lưới, máy bơm, nhiệt kế, kính hiển vi ZX21, khúc xạ kế, máy đo pH YSI 556, quang phổ UV-Vis nhiệt Helios (Hoa Kỳ), cuvette thạch anh 1 cm, máy ảnh kỹ thuật số,...

• Phương pháp chuẩn bị bổ sung khoáng vào nước:

Bổ sung khoáng P-K-Mg (mg/L) vào môi trường nước, lượng nước thêm vào bể được định lượng bằng xô 20 lít, xác định mức nước của xô bằng bình 1 lít, cấp nước mỗi bể 250 lít/bể.

Bổ sung khoáng hòa tan MgCl2.6H2O theo cách tính

MgCl2.6H2O Mg2+

203 24

84, 58 mg 1mg

Để thêm 1mg Mg2+ vào 1 lít nước cần 84,58 mg MgCl2.6H2O, tương tự P và K, cần 1,26 mg NaH2PO4; 1,9 mg KCl, sau mỗi lần thay nước định lượng lượng nước mới thêm vào để bổ sung lại mức khoáng thí nghiệm.

3.2.2 Đối tượng thí nghiệm:

Tôm thẻ chân trắng (L.vannamei) dùng cho bố trí thí nghiệm được Bộ môn Thủy sinh học ứng dụng nuôi và thuần dưỡng trong hệ thống tuần hoàn nước chảy, nguồn tôm này từ một trại giống tại Cần Thơ. Tôm được nuôi độ mặn 15‰, sau đó tôm thuần hóa xuống 2‰ và giữ nhiệt độ phù hợp, thuần 3 ngày trong thùng chứa. Chọn tôm có trọng lượng phù hợp để bố trí thí nghiệm, song song nuôi một số tôm khoảng 1/3 số tôm bố trí, nuôi ở độ mặn 2‰ để bổ sung vào nghiệm thức khi có xảy ra hao hụt trong tuần đầu tiên. Trong thời gian thuần, tôm sẽ được cho ăn ba lần mỗi ngày với thức ăn 40% protein.

3.2.3 Nguồn nước thí nghiệm

Nguồn nước ngọt sử dụng cho thí nghiệm là nước máy từ trại thực nghiệm khoa thủy sản và nước mặn là nước ót có độ mặn (80‰) được mua từ Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng). Nước được pha ở độ mặn 2‰ trongbể 4 m3, nước được sử lí bằng chlorine 30ppm, sục khí trong 3 ngày sau đó test lại chlorine bằng DPD, nếu dư lượng chlorine trung hòa lại bằng Natrithiosunfat, sục khí liên tục. Kiểm tra độ kiềm nước nếu độ kiềm thấp sử dụng Sodium bicarbonate (NaHCO3) để nâng kiềm đến khoảng 100 mgCaCO3/L. sau đó cấp nước cho 4 bể thí nghiệm, lượng nước cấp vào bể là như nhau.

3.2.4 Thức ăn sử dụng cho thí nghiệm

Thức ăn sử dụng cho thí nghiệm là thức ăn viên nhãn hiệu VANNAMEI (do công ty công ty TNHH GROBEST industrial Việt Nam sản xuất, thành phần 39-40% độ đạm thô, chất béo tối thiểu 4-5%, chất xơ tối đa 3-4%, ẩm độ 11%), mỗi ngày cho ăn 3 lần (sáng, trưa, chiều) với thí nghiệm 1,2, cho ăn ngày 4 lần với thí nghiệm 3.

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Bố trí thí nghiệm:

3 thí nghiệm đều sử dụng 4 bể 500 lít tương ứng với 4 nghiệm thức. Thí nghiệm 2 và 3, trong mỗi bể đặt 1 lồng tròn được chia làm 14 lồng nhỏ (50×20×40 cm), lồng được đặt nổi 5 cm còn lại 35 cm trong nước, bố trí hệ thống sục khí phân bổ điều ở 4 hướng của lồng, lồng cách đáy bể 1 khoảng 5-7 cm. Thể tích nước trung bình mỗi ngăn cho mỗi tôm là 20 lít/tôm.

Hình 3.1: Lồng lưới dùng trong thí nghiệm Hình 3.2: Hệ thống thí nghiệm

+ Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của khoáng P-K-Mg lên chu kì lột xác của thẻ

chân trắng L. vannamei giai đoạn PL15 nuôi ở độ mặn 2‰:

a) Ảnh hưởng của P-K-Mg lên chu kì lột xác giai đoạn PL15.—PL25

Thí nghiệm có 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức bổ sung khoáng - Nghiệm thức 1: Không bổ sung P-K-Mg (đối chứng) - Nghiệm thức 2: P-K-Mg ở mức 5-5-10 (mg/L) - Nghiệm thức 3: P-K-Mg ở mức 10-10-20 (mg/L) - Nghiệm thức 4: P-K-Mg ở mức 20-20-40 (mg/L)

Tôm thí nghiệm được mua từ trại sản xuất giống có chất lượng tại Cần Thơ. Cỡ mua về PL12, độ mặn 7‰, tôm được thuần hóa trong bể 500 lít cho đến độ mặn theo yêu cầu thí nghiệm 2‰, để tôm ổn định 1 ngày trong bể thuần (2‰), đến PL15 bố trí 1 con vào cốc 1 lít nước, sử dụng 24 cốc (tương ứng mỗi nghiệm thức lập lại 6 lần). Để xác định chu kì lột xác hằng ngày vào buổi sáng và buổi chiều quan sát kiểm tra vỏ lột của tôm. Cho tôm ăn ngày 2 lần, thu thức ăn thừa và thu vỏ sau mỗi chu kì lột xác.

b) Ảnh hưởng của P-K-Mg lên tỉ lệ các giai đoạn của chu kì lột xác PL15.

Thí nghiệm song song với thí nghiệm a, thời gian bố trí 11 ngày. Thí nghiệm có 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức sử dụng 1 bể 500 lít

- Nghiệm thức 1: Không bổ sung P-K-Mg (đối chứng) - Nghiệm thức 2: P-K-Mg ở mức 5-5-10 (mg/L) - Nghiệm thức 3: P-K-Mg ở mức 10-10-20 (mg/L) - Nghiệm thức 4: P-K-Mg ở mức 20-20-40 (mg/L)

Sử dụng nguồn tôm thí nghiệm a, sau đó bố trí vào bể composite 500 lít (được chuẩn bị mức nước 250 lít) bố trí mật độ 300 PL/bể. Sáng 7-8 giờ hàng ngày 15 con tôm được thu để quan sát giai đoạn lột xác/nghiệm thức. Xác định giai đoạn lột xác theo Cesar et al. (2006) các tơ của chân đuôi được quan sát dưới kính hiển vi vật kính có độ phóng đại 40X (Hình 4) ghi nhận lại các giai đoạn phát triển của lông cứng trên đuôi, tính tỉ lệ các giai đoạn quan sát được. Trong quá trình thí nghiệm tôm được cho ăn thức ăn công nghiệp dành cho tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn PL15. Thí nghiệm bố trí sục khí liên tục, không thay nước trong quá trình nuôi, khi có thức ăn thừa thì siphon loại bỏ.

Nguồn nước trong thí nghiệm được pha ở độ mặn 2‰, test clo và kiểm tra chất lượng nước: Nhiệt độ, độ pH, độ mặn, TAN, NO2-, PO43-, Ca2+, Mg2+.

Hình 3.3: Vị trí chân đuôi quan sát để xác định giai đoạn lột xác

+ Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của khoáng P-K-Mg lên sự lột xác của thẻ chân

trắng L. vannamei ở độ mặn 2‰, trong giai đoạn 0,5-1 g.

Thí nghiệm có 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức bố trí lập lại 14 lần. - Nghiệm thức 1: Không bổ sung P-K-Mg (đối chứng)

- Nghiệm thức 2: P-K-Mg ở mức 5-5-10 (mg/L) - Nghiệm thức 3: P-K-Mg ở mức 10-10-20 (mg/L) - Nghiệm thức 4: P-K-Mg ở mức 20-20-40 (mg/L)

Thí nghiệm 2 có 4 nghiệm thức được bố trí ngẫu nhiên, tôm được nuôi trong lồng, thiết kế mỗi lồng có 14 ngăn đặt chung trong bể 500 lít, tôm thí nghiệm cỡ (0,73±0,02g-4,47±0,05cm), được bắt ngẫu nhiên bố trí vào ngăn đã được đánh dấu số thứ tự từ 1-14.

Nguồn tôm thẻ chân trắng L. vannamei được sử dụng trong thí nghiệm, là tôm post được nuôi ở độ mặn 25‰, trong khoảng 1 tháng, trước khi bố trí ta chọn tôm cỡ 0,73±0,02g (chiều dài 4,47±0,05cm), chọn 130 con nuôi và thuần xuống độ mặn 2‰ (phương pháp thuần như thí nghiệm 1 nhưng thời gian lâu

hơn khoảng 7 ngày), chọn tôm tương đối đồng cỡ để tránh khác nhau giữa khối lượng của các lồng như các nghiệm thức, tôm khỏe (không có dấu hiệu bệnh, thương tật, không mềm vỏ). Tôm được bố trí mỗi ngăn 1 con riêng biệt, mỗi nghiệm thức có 1 lồng 14 ngăn nhỏ. Bố trí riêng biệt nhằm thuận tiện cho việc quan sát tôm lột xác, tránh ăn nhau khi lột, và có thể theo dõi sinh trưởng của riêng từng cá thể trong thời gian thí nghiệm (Hình 2.1 và Hình 2.2). Sục khí cung cấp oxy cho tôm đầy đủ, nước trong bể thí nghiệm được thay hàng tuần hoặc khi chất lượng nước suy giảm, mỗi lần thay 20-30% lượng nước trong bể. Nước thay cũng được pha nồng độ khoáng theo nồng độ của nghiệm thức.

Xác định giai đoạn lột xác: Sự lột xác của tôm được ghi nhận hàng ngày, ở 7-8 giờ sáng khi thấy sự xuất hiện của vỏ tôm trong lồng nuôi. Số liệu theo dõi khoảng 3 chu kì lột xác của tôm (4 lần lột xác). Sau khi tôm lột xác 12-16 giờ, cân lại khối lượng (g) và đo chiều dài (cm) của tôm, cân và đo lại tôm vào lần lột xác tiếp theo. Trong quá trình thí nghiệm, tỉ lệ lột xác được theo dõi sau mỗi chu kì lột.

Như Thí nghiệm 1 nguồn nước được pha ở độ mặn 2‰, test clo và kiểm tra chất lượng nước: Nhiệt độ, độ pH, độ mặn, TAN, NO2-, PO43-, Ca2+, Mg2+.

Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của khoáng P-K-Mg lên sự lột xác và tăng trưởng

của thẻ chân trắng L. vannamei ở độ mặn 2‰, trong giai đoạn 4-5 g.

- Nghiệm thức 1: Không bổ sung P-K-Mg (đối chứng) - Nghiệm thức 2: P-K-Mg ở mức 5-5-10 (mg/L) - Nghiệm thức 3: P-K-Mg ở mức 10-10-20 (mg/L) - Nghiệm thức 4: P-K-Mg ở mức 20-20-40 (mg/L)

Các điều kiện thí nghiệm và phương pháp đều giống thí nghiệm 2 nhưng tôm bố trí có trọng lượng 4,7± 0,02 g (chiều dài 8,2± 0,15 cm). Nguồn tôm này được nuôi từ tôm PL15 lên trong thời gian 2 tháng độ mặn 15‰. Trong bể lọc sinh học tuần hoàn của Bộ môn Thủy sinh học ứng dụng. Tôm bố trí sau khi chọn tôm điều cỡ thì được thuần hóa bằng ống sục khí có gắn van điều chỉnh, thời gian thuần hóa 7 ngày, theo dõi lột xác như Thí nghiệm 2 nhưng theo dõi khoảng 2 chu kì (3 lần lột xác). Các yếu tố môi trường được theo dõi như Thí nghiệm 2.

3.3.2 Phương pháp phân tích mẫu

3.3.2.1 Phương pháp phân tích môi trường nước

Bảng 2.1: Theo dõi các chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng nước

Chỉ tiêu Thời gian thu mẫu Phương pháp

Nhiệt độ thu 2 lần/ngày pH meter YSI 556

pH thu 2 lần/ngày pH meter YSI 556

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khoáng đa lượng pkmg lên chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) ở các giai đoạn khác nhau khi nuôi trong môi trường có độ mặn thấp (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)