GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu 80 SVTH: Nguyễn Quốc Bi 4.7.1.1. Tình hình kinh tế
a. Thách thức
Sự phục hồi chậm chạp của kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã tác động đến các chủ thể kinh tế ở Việt Nam làm cho các ngành kinh doanh trong và ngoài ngành gas tăng trưởng chậm, hoặc lỗ và thậm chí nếu các doanh nghiệp không có nguồn lực ổn định cũng như những chiến lược kinh doanh thích hợp với tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay có thể dẫn đến tình trạng phá sản (50.000 doanh nghiệp Việt Nam phá sản năm 2011).
Tình hình lạm phát tăng cao (11,75% vào 2010 và 18,58% năm 2011) cũng như tình hình biến động giá cả nguyên nhiên liệu (xăng, dầu, khí gas…) đã tác động trực tiếp đến chi phí hoạt động kinh doanh và đẩy chi phí này lên cao làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty giảm xuống ( ROS giảm ).
Bên cạnh sự trì trệ của nền kinh tế còn có sự bất ổn về chính trị của các nước Trung Đông (nơi mà sản lượng dầu mỏ được dự trữ nhiều nhất thế giới) đã tác động trực tiếp đến tình hình giá cả nhiên liệu cũng như giá gas ở Việt Nam vì lượng gas sản xuất trong nước chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu tiêu thụ. Trước tình hình này, việc giảm chi phí hoạt động kinh doanh của công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.
b. Cơ hội
Trước bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, để tồn tại và phát triển cũng như để nâng cao năng lực cạnh tranh thì công ty bắt buộc phải sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả hơn, và thông qua việc khai thác tối đa nguồn lực có thể doanh nghiệp phát hiện ra những nguồn lực mới hoặc những nguồn lực đã bị doanh nghiệp bỏ quên chưa khai thác. Điều này có thể tạo ra một cơ hội kinh doanh mới cho công ty hoặc ít ra cũng giúp công ty nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo dựng một thương hiệu mạnh.
Trong điều kiện kinh tế khó khăn để thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội thì ít hay nhiều nhà nước cũng sẽ có những ưu đãi dành cho doanh nghiệp như cho chậm nộp thuế, miễn hoặc giảm thuế, hoặc hổ trợ lãi
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu 81 SVTH: Nguyễn Quốc Bi
suất…tuy mỡi thời kỳ sẽ có những chính sách khác nhau nhưng nhìn chung nhà nước vẫn có những hổ trợ cho doanh nghiệp nhất là khi tình hình kinh tế có nhiều biến động.
4.7.1.2. Đối thủ cạnh tranh
a. Thách thức
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Gas Petrolimex Cần Thơ là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, mà Cần Thơ là trọng điểm do đây là trung tâm kinh tế của khu vực với dân cư đông đúc, kinh tế phát triển và cũng chính vì vậy mà xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh ở thị trường này. Hiện tại gas Petrolimex đang phải cạnh tranh với khoảng 60 nhãn hiệu khác nhau như Shell, Total, BP, Picnic, PTT, Saigon Petro…nên việc cạnh tranh trở nên gay gắt, đặc biệt là ở thị trường Cần Thơ cũng như các thị trường khác ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Bên cạnh việc canh tranh gay gắt với các nhãn hiệu gas chính hãng, công ty còn phải đối mặt với một vấn nạn kinh doanh gas trái phép, gây ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của Gas Petrolimex, đồng thời thiệt hại đến tình hình kinh doanh của công ty. Chính vì vậy công ty cần có những chính sách quản lý các cửa hàng chặc chẽ hơn tránh tình trạng lợi dụng thương hiệu của công ty chuộc lợi cho một số cá nhân làm ăn phi pháp, không những gây thiệt hại về kinh tế cho công ty mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng của con người.
b. Cơ hội
Việc cạnh tranh với nhiều đối thủ như vậy giống như một cuộc đâu tranh sinh tồn, sinh vật phải biết thay đổi để thích nghi với môi sống trường khắc nghiệt. Tương tự như vậy, trong hoàn cảnh cạnh tranh khóc liệt công ty phải tìm cách đổi mới để thích nghi, tồn tại và phát triển, chính điều này sẽ giúp công ty tìm ra các giải pháp kinh doanh hiệu quả hơn, tiết kiệm được nhiều nguồn lực hữu hạn hơn cho xã hội.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu 82 SVTH: Nguyễn Quốc Bi 4.7.1.3. Nguồn cung ứng
a. Cơ hội
Do là công ty trực thuộc công ty CP Gas Petrolimex nên nguồn cung ứng chủ yếu của công ty là từ công ty mẹ, vì vậy mà được ưu đãi nhiều về giá hoặc cho trả chậm…
b. Thách thức
Do nguồn cung chủ yếu là công ty mẹ nên khi công ty mẹ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của công ty thì công ty phải tìm mua sản phẩm của các công ty khác, điều này có thể làm cho giá cả và chất lượng sản phẩm không như mong đợi.
4.7.2. Những yếu tố nội tại của doanh nghiệp 4.7.2.1. Nguồn nhân lực
a. Cơ hội
Với chính sách sử dụng hiệu quả nguồn lao động mà khâu tuyển dụng nhân viên phải qua một quá trình chọn lọc khá kỹ, kết quả là công ty sở hữu một đội ngũ nhân viên nhiệt tình, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm với công việc, lượng nhân viên không nhiều nhưng không khi làm việc khá sôi động vì các nhân viên ở đây khá gắn bó và vui tính. Việc sở hữu một đội ngũ nhân viên như thế đã tạo ra một nội lực, một tiềm năng có thể giúp cho công ty phát triển bền vững nếu công ty có những chính sách thích hợp khuyến khích tinh thần của họ hơn nữa, giúp họ sang tạo và phát huy tài năng hơn nữa.
b. Thách thức
Do công ty TNHH Gas Petrolimex trực thuộc công ty CP Gas Petrolimex có trụ sở tại Hà Nội nên bản thân công ty bị chi phối nhiều trong vấn đề sử dụng nguồn nhân lực, một khi có những sự thay đổi trong vấn đề tổ chức lại hay điều phối lại nguồn nhân lực thì phải mất khá nhiều thời gian thông qua với công ty mẹ.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu 83 SVTH: Nguyễn Quốc Bi 4.7.2.2. Cơ sở vật chất
a. Cơ hội
Hiện nay cơ sở vật chất của công ty còn rất tốt và khá đầy đủ và phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh, điều này giúp cho công ty giảm được chi phí đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất trong một khoảng thời gian nữa, điều này hết sức cần thiêt cho bât kỳ công ty nào trong giai đoạn kinh tế cần tiết kiệm nguồn lực như tình hình hiện nay.
b. Thách thức
Hiện tại mặc dù cơ sở vật chất của công ty đáp ứng khá tốt nhu cầu lưu trữ hàng hóa cũng như phục vụ tốt nhu cầu kinh doanh nhưng nếu nhu cầu thị trường tăng lên đột ngột với sản lượng lớn thì công ty khó mà phục vụ tốt nhu cầu tiêu thụ.
4.7.2.3. Tài chính
a. Cơ hội
Tình hình tài chính của công ty không phải nói là mạnh nhưng đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh và công ty hoàn toàn chủ động được nguồn tài chính của mình, không bị gánh nặng cũng như không phải phụ thuộc nguồn tài chính nào khác.
b. Thách thức
Chính vì công ty không có nhu cầu đi vay, hoàn toàn chủ động được nguồn tài chính của mình nên đã không sử dụng đòn bẩy tài chính và đã không tạo được lá chắn thuế, điều này làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu 84 SVTH: Nguyễn Quốc Bi CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CÔNG TY
5.1. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến bán hàng, mở rộng thị trường ở những thị trường trước đây công ty đã bỏ quên hoặc không chú trọng, đặc biệt là khu vực nông thôn, tuy kinh tế khó khăn mức sống của người dân ở những vùng quê không cao như thành thị và đồng thời nhiên liệu thay thế gas khá nhiểu (củi, than…) thế nhưng ngày càng có nhiều người dân ý thức được vấn đề môi trường đã chuyển qua sử dụng gas, và những người dân này có một đặc điểm là trung thành với nhãn hiệu, chỉ cần hài lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ nào họ sẽ trở thành khách hàng trung thành của nhãn hiệu đó. Nếu công ty có thể tạo dựng được hình ảnh ở thị trường này thì công ty sẽ có thêm một lượng khách hàng trung thành và ổn định.
- Bên cạnh việc tìm kiếm khách hàng mới công ty cần giữ chân khách hàng củ bằng cách chăm sóc tốt khách hàng như lắp đặt sửa chữa hay giao hàng, tư vấn sử dụng an toàn…cho khách hàng họ thấy họ đang ở vị tri thượng đế, và một khi khách hàng đã hài lòng khâu dịch vụ của công ty thì cho dù giá bán sản phẩm của công ty có cao hơn sản phẩm khác một chút nhưng lại mang đến cho khách hàng một giá trị vô hình khác thì họ sẵn lòng chi trả và trung thành với nhãn hiệu.
5.2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
- Ngoài ra việc cơ cấu lại hàng hóa cũng là một vấn đề công ty cần quan tâm, vì công ty tập trung đẩy mạnh cho việc tiêu thụ sản phẩm phục vụ khách hàng lớn (khách hàng công nghiệp) nên đã làm giảm nhu cầu sử dụng gas bình 12kg, việc cơ cấu lại khối lượng sản phẩm tiêu thụ này là một nhân tố làm giảm lợi nhuận qua 2 năm (2010-2011), công ty cần xem xét lại việc cơ cấu lại sản phẩm này.
- Công ty đã giảm bớt lượng vốn lãng phí bằng cách thu hồi các khoản nợ và đồng thời đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động hơn nữa.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu 85 SVTH: Nguyễn Quốc Bi 5.3. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CHI PHÍ
- Hiện tại công ty đã bắt đầu sử dụng hiệu quả chi phí quản lý, phần giá vốn nằm ngoài khả năng kiểm soát của công ty nên công ty cần tập trung cho việc sử dụng hiệu quả chi phí bán hàng. Giai đoạn gần đây giá xăng dầu có sự biến động và luôn có xu hướng tăng cao, làm chi phí vận chuyển tăng lên, vì vậy công ty cần tối đa công suất của phương tiện vận chuyển, tránh lãng phí xe và nhiên liệu.
- Công ty cần phải có biện pháp để giảm bớt chi phí nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng của lợi nhuận.
5.4. NGUỒN NHÂN LỰC
- Phân công đúng người đúng việc, phân phối cơ cấu lao động hợp lý, mặc dù cần hạn chế nhân viên dư thừa nhưng cũng phải đảm bảo đủ số lượng nhân viên để hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn, hiệu quả hơn.
- Công ty cần tuyển chọn nhân viên bán hàng thích hợp. Để hoàn thành tốt phần dịch vụ bán hàng cũng như chăm sóc khách hàng nhân viên phải có chuyên môn, nhiệt tình với công việc và thân thiện với khách hàng. Công tác này nếu thực hiện tốt sẽ giúp công ty tạo dựng được một hình ảnh tốt hơn cho nhãn hiệu.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu 86 SVTH: Nguyễn Quốc Bi CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Qua kết quả mà công ty đạt được từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012, không thể nói công ty kinh doanh hiệu quả rất cao nhưng có thể khẳng định công ty TNHH Gas Petrolimex có một nội lực khá vững chắc để công ty phát triển bền vững. Với nguồn lực về tài chính tuy không phải quá cao nhưng hoàn toàn có thể chủ động và đáp ứng tốt cho nhu cầu kinh doanh cộng với việc sở hữu một đội ngũ nhân viên mà công ty nào cũng muốn tuyển chọn, điều này đem đến một dự báo tích cực cho việc phát triển kinh doanh của công ty thời gian tới.
Đi sâu vào kết quả thực đạt được trong giai đoạn 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012, xét về doanh thu thì giá trị này luôn tăng qua các năm và tăng mạnh nhất vào năm 2011 do tác động của việc tăng giá, và giá là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến doanh thu vì năm 2010 doanh thu chỉ tăng nhẹ trong khi sản lượng tiêu thụ tăng nhiều so năm 2009 và giá bán có phần giảm nhẹ so 2009, năm 2011 doanh thu tăng trưởng tốt do 2 yếu tố lượng và giá đều tăng. Nhưng cũng chính vì việc tăng giá dẫn đến 6 tháng đầu năm 2012 hàng tồn kho rất nhiều. Trong cơ cấu doanh thu thì sản lượng tiêu thụ sản phẩm gas bình 12kg đều giảm từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2012 do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này giảm xuống, đồng thời chiến lược kinh doanh của công ty cũng là giảm tiêu thụ gas bình 12kg, thực hiện chiến lược này là vì công ty chú trọng đến các khách hàng lớn, có xu hướng tiêu thụ sản lượng lớn sản phẩm, tuy nhiên việc thay đổi kết cấu khối lượng sản phẩm đã ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận kinh doanh như đã phân tích trong phần mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận, công ty có thể xem xét lại vấn đề này. Về thị trường tiêu thụ thì Cần Thơ luôn là thị trường trọng tâm với tỷ trọng luôn cao nhất, tuy nhiên thị trường Sóc Trăng cũng đã dần tăng trưởng và có tỷ trọng gần bằng với Cần Thơ vào năm 2011, Bạc Liêu cũng là một thị trường lớn với tỷ trọng luôn trên 20% doanh thu, các thị trường khác do trước đây công ty không chú trọng tới, công tác tiêu thụ còn yếu nên tỷ trọng cũng như giá trị doanh thu tại các thị trường này mang lại đều thấp,
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu 87 SVTH: Nguyễn Quốc Bi
nhưng bắt đầu từ năm 2011 tình trạng này được cải thiện rõ nét do công ty đã bắt đầu xúc tiến bán hàng tại các thị trường này. Có thể thấy công ty đang có một hướng đi đúng đắn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ.
Về tình hình chi phí, chi phí quan trọng nhất là chi phí hoạt động kinh doanh bởi tỷ trọng luôn trên 99% trong tổng chi phí, chi phí này luôn tăng qua các năm và tăng mạnh vào năm 2011, nguyên nhân là vì giá vốn hàng bán vào năm 2011 tăng cao mặc dù chi phí bán hàng năm này giảm xuống rất nhiều nhưng do tỷ trọng quá nhỏ so với giá vốn nên cũng không làm cho chi phí hoạt động kinh doanh giảm xuống được.
Xét tình hình lợi nhuận, nhìn chung lợi nhuận vẫn có sự biến động nhẹ, lợi nhuận năm 2010 giảm xuống 2,6% so 2009 và sau đó tăng lên 18,05% vào năm 2011 và công ty bi lỗ vào đầu năm 2012. Mặc dù doanh thu cũng như chi phí đều tăng qua từng năm, song tốc độ tăng trưởng của chi phí lại cao hơn nên làm cho lợi nhuận năm 2010 giảm, tuy nhiên năm 2011 lợi nhuận đã được cải thiện đáng kể, nhưng sang đầu năm 2012 lại bị lỗ vì do hàng tồn kho quá nhiều.
Xét về các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh, ta thấy không thể nói công ty kinh doanh rất hiệu quả nhưng có một điều có thể khẳng định là công ty đang có một đà phát triển tích cực và ổn định với những nguồn lực mà công ty đang sở hữu.
6.2 KIẾN NGHỊ
Công ty nên tăng cường các kênh bán lẻ tại các huyện để cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng.
Công ty nên thâm nhập vào lĩnh vực y tế ở Đồng bằng Sông Cửu Long: Xây dựng các công trình đốt rác thải y tế vì nhu cầu này rất lớn …
Bảo đảm chất lượng sản phẩm, cố gắng ổn định giá bán sản phẩm đến mức có thể, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của Công ty.
Tăng cường công tác mở rộng thị trường, giới thiệu sản phẩm, tổ chức các cuộc nghiên cứu khảo sát thị trường định kỳ, tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng của người
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu 88 SVTH: Nguyễn Quốc Bi
dân ở từng vùng. Nếu có thể công ty nên thành lập bộ phận marketing chuyên biệt nhằm phục vụ việc xúc tiến bán hàng.
Tăng cường tổ chức huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên, đặc biệt là nhân viên bán hàng.
Khuyến khích nhân viên nâng cao năng suất lao động thông qua hình thức trả