Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của một đồng doanh thu, nó được tính bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thuế với doanh thu.
Lợi tức sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu thuần
Sự thay đổi trong mức sinh lời phản ánh những thay đổi về hiệu quả, đường lối sản phẩm hoặc loại khách hàng mà doanh nghiệp phục vụ.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết vốn kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ kinh doanh đem lại hiệu quả như thế nào.
Lợi tức sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh =
Vốn kinh doanh bình quân
Vốn kinh doanh đầu kỳ + Vốn kinh doanh cuối kỳ Vốn kinh doanh bình quân =
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu 14 SVTH: Nguyễn Quốc Bi Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE )
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của vốn tự có, hay chính xác hơn là đo lường mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu, được xác định bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu.
Lợi tức sau thuế Tỷ suât lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Những nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này bởi vì họ quan tâm đến khả năng thu nhận được từ lợi nhuận so với vốn họ bỏ ra để đầu tư.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA )
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh hiệu quả của các tài sản được đầu tư.
Lợi tức sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản =
Tổng tài sản
2.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các phòng ban (phòng tài chính – kế toán, phòng kinh doanh…), ngoài ra một số thông tin được thu thập từ báo chí, internet…
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 2.2.2.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần đảm bảo 3 nguyên tắc sau:
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu 15 SVTH: Nguyễn Quốc Bi
a. Lựa chọn phương pháp so sánh
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp. Các gốc so sánh có thể là:
Tài liệu năm trước, nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu. Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự đoán, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.
Các chỉ tiêu của kỳ so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả doanh nghiệp đã đạt được.
b. Điều kiện so sánh
Về mặt thời gian: các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán, phải thống nhất trên 3 mặt:
+Phải cùng nội dung kinh tế
+Phải cùng một phương pháp tính toán +Cùng đơn vị đo lường
Mặt không gian: các chỉ tiêu cần phải được qui đồi về cùng qui mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
c. Phương pháp so sánh
So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng qui mô của các hiện tượng kinh tế.
So sánh bằng số tương đối: là thương số giữa trị số kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
2.2.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích (đối tượng phân tích). Quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm 4 buớc sau:
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu 16 SVTH: Nguyễn Quốc Bi
Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc.
∆Q = Q1 – Q0
Q1 : chỉ tiêu kỳ phân tích Q0 : chỉ tiêu kỳ gốc
Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp
xếp các nhân tố theo trình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chất. Giả sử ta có 4 nhân tố a, b, c, d
Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1 x d1 Kỳ gốc: Q0 = a0 x b0 x c0 x d0
Bước 3: lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2.
Thế lần 1: a1 x b0 x c0 x d0 Thế lần 2: a1 x b1 x c0 x d0 Thế lần 3: a1 x b1 x c1 x d0 Thế lần 4: a1 x b1 x c1 x d1
Thế lần cuối chính là các nhân tố ở kỳ phân tích được thay thế toàn bộ nhân tố kỳ gốc.
Bước 4: xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần trước ta được mức ảnh hưởng của nhân tố mới và tổng đại số các nhân tố được xác định, bằng đối tượng phân tích là ∆Q.
Xác định mức ảnh hưởng:
Mức ảnh hưởng nhân tố a: a1 x b0 x c0 x d0 – a0 x b0 x c0 x d0 = ∆a Mức ảnh hưởng nhân tố b: a1 x b1 x c0 x d0 – a1 x b0 x c0 x d0 = ∆b Mức ảnh hưởng nhân tố c: a1 x b1 x c1 x d0 – a1 x b1 x c0 x d0 = ∆c Mức ảnh hưởng nhân tố d: a1 x b1 x c1 x d1 – a1 x b1 x c1 x d0= ∆d Tổng cộng các nhân tố: a1 x b1 x c1 x d1– a0 x b0 x c0 x d0 = ∆a + ∆b + ∆c + ∆d Q1 –Q0 = ∆Q
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu 17 SVTH: Nguyễn Quốc Bi 2.2.2.3. Phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận là xác định mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá vốn hàng bán, giá bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được xác định bởi công thức: LN = Qi (Pi –Zi –CPBHi –CPQLi )
Trong đó:
LN: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Qi: khối lượng sản phẩm hàng hóa loại i.
Pi: giá bán trên đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i.
Zi: giá vốn hàng bán trên đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i. CPBHi: chi phí bán hàng trên đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i.
CPQLi:chi phí quản lý doanh nghiệp trên đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i. Quá trình vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn
+ Xác định đối tượng phân tích: ∆LN = LN1 –LN0
LN1: lợi nhuận năm nay (kỳ phân tích ) LN0: lợi nhuận năm trước (kỳ gốc ) LN1 = Q1i (P1i –Z1i –CPBHi –CPQLi ) LN0 = Q0i (Ppi –Z0i –CPBH0i –CPQL0i )
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm i Tỷ lệ tăng trưởng khối lượng tiêu thụ năm nay so năm trước:
T = n i i n i P Q P 1 0 1 0 1 0 1 1 i Q
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu 18 SVTH: Nguyễn Quốc Bi
(1) LNQ = (T -1 ) x LN0
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán sản phẩm i (2) Thế P0 = P1, khi đó lợi nhuận là
LN02 = Q1i (P1i –Z 0i –CPBH0i –CPQL0i )
LNp = LN02 –LN01
LNp = Q1i (P1i –P0i )
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá vốn sản phẩm i (3) Thế Z0 = Z1, ta được lợi nhuận là
LN03 = Q1i (P1i –Z 1i –CPBH0i –CPQL0 )
LNZ = LN03 –LN02
LNZ = –Q1i (Z1i –Z0i )
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng sản phẩm i (4) Thế CPBH0 =CPBH1, lợi nhuận sẽ là
LN04 = Q1i (P1i –Z 1i –CPBH1i –CPQL0i )
LNCPBH = LN04 –LN03
LNCPBH = –Q1i (CPBH1i –CPBH0i )
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lí sản phẩm i (5) Thế CPQL1 = CPQL0, được lợi nhuận sau
LN05 = Q1i (P1i –Z 1i –CPBH1i –CPQL1i )
LNCPQL = LN05 –LN04
LNCPQL = –Q1i (CPQL1i –CPQL0i )
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt hàng (6) LNKC = n i i i i i i i Q P Z CPBH CPQL Q 1 0 0 0 0 0 1 LNQ = Q1iP0i Q1iZ0iQ1iCBPH0iQ1iCPQL0iLN0LNQ + Tổng hợp sự thay đổi của các nhân tố chính bằng đối tượng phân tích
LNQ + LNp + LNZ + LNCPBH + LNCPQL + LNKC = LN
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu 19 SVTH: Nguyễn Quốc Bi
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH GAS PETROLIMEX CẦN THƠ
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Tên công ty: Công ty TNHH Gas Petrolimex Cần Thơ Tên giao dịch: Cần Thơ Petrolimex Gas Company Tên viết tắt: PGC-Cần Thơ
Địa chỉ: 110 Cách mạng Tháng Tám, P. Cái khế, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ
Điện thoại: 07103.812.889 Fax: 0710.823.549
Email: pgascantho@hcm.vnn.vn
Thấy được tiềm năng của lĩnh vực kinh doanh sản phẩm gas – đặc biệt là ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long – một vùng kinh tế trọng điểm của 9 tỉnh miền Tây nam Bộ nhưng lại chưa có kho và xưởng đóng gas quy mô. Năm 1998 Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã quyết định đầu tư xây dựng kho và xưởng đóng gas Trà Nóc thuộc Công ty xăng dầu Hậu Giang. Cũng từ đó, thị trường gas bắt đầu phát triển mạnh. Trên cơ sở đó, chi nhánh gas Cần Thơ thành viên thứ tư của Công ty Gas được thành lập.
Chi nhánh Cần Thơ là đơn vị trực thuộc Công ty Gas Petrolimex, đồng thời là đai diện của Công ty Gas Petrolimex tại địa bàn tỉnh, thành phố được thành lập theo công văn số 3528/UBT.HC ngày 14 tháng 10 năm 1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ và căn cứ 3 quyết định:
♦ Quyết định 224/TTG ngày 17/4/1995 của thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam.
♦ Quyết định sô 1490/QĐ-BTM ngày 7/12/1998 của Bộ trưởng bộ Thương mại về việc thành lập Hội đồng quản trị Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam.
♦ Quyết định số 1653/1998/QĐ-BTM ngày 25/12/1998 của Bộ trưởng bộ Thương mại về thành lập Công ty Gas thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu 20 SVTH: Nguyễn Quốc Bi
Chi nhánh Cần Thơ là đơn vị trực thuộc Công ty Gas Petrolimex, đồng thời là đại diện của Công ty Gas Petrolimex tại địa bàn các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long được thành lập theo Quyết định 085/QĐ-HĐQT ngày 14/10/1999 của hội đồng quản trị Tổng Công ty Xăng Dầu Việt Nam.
Chi nhánh Cần Thơ hoạt động kinh doanh theo chế độ hoạch toán kinh tế phụ thuộc, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng, được Tổng Công ty cấp vốn điều lệ. Chi nhánh tổ chức hoạt động theo điều lệ Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam do Hội đồng quản trị phê chuẩn, theo điều lệ của Công ty.
Tháng 1/2004, theo lộ trình cổ phần hóa chung của chính phủ, Công ty Gas chuyển sang mô hình Công ty cổ phần và đổi tên thành Công ty cổ phần Gas Petrolimex với vốn điều lệ là 150 tỷ đồng. Chi nhánh Cần Thơ đổi tên thành chi nhánh Gas Petrolimex Cần Thơ.
Tháng 5/2005, các chi nhánh gas trực thuộc Công ty cổ phần Gas Petrolimex chuyển đổi thành Công ty TNHH Gas Petrolimex Cần Thơ theo:
♦ QĐ số 021/PGC-QĐ-HĐQT ngày 01/4/2005 của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Gas Petrolimex.
♦ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 570400009 ngày 11/4/2005 của sở KH & ĐT Cần Thơ cấp.
3.2. CHỨ NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY GAS PETROLIMEX CẨN THƠ
3.2.1. Chức năng
Công ty chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động sau:
- Tạo nguồn gas bao gồm việc nhập khẩu hoặc nhập mua gas, bình gas trong nước, nhập khẩu các máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ cho sản xuất hoặc các phụ kiện đặc trưng của Petrolimex Gas.
- Tạm nhập, tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu gas. - Liên doanh, liên kết hợp tác kinh doanh.
- Chủ trương đóng bình, bán gas rời cho các đơn vị kinh doanh gas ngoài Tổng công ty xăng dầu Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu 21 SVTH: Nguyễn Quốc Bi 3.2.2. Nhiệm vụ
- Căn cứ vào năng lực của Công ty, nhu cầu thị trường, chủ trương của Nhà nước, của ngành và sự chỉ đạo của Công ty CP Gas Petrolimex. Công ty gas Petrolimex Cần Thơ có trách nhiệm xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế toán tài chính, Công ty duyệt và tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch đã được duyệt.
- Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với người lao động hiện hành, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, tự chịu trách nhiệm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Không ngừng phát triển kinh doanh để chiếm lĩnh thị trường và nâng cao chất lượng phục vụ. Đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo an toàn trong kinh doanh, bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí.
- Nghiên cứu, áp dụng các ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng như: phương thức phục vụ văn minh, trang thiết bị phương tiện kỹ thuật hiện đại, áp dụng các định mức khoa học kỹ thuật tiên tiến, biện pháp quản lý gọn nhẹ, hiệu quả…
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, vật tư, tiền vốn, tài sản của đơn vị. Có kế hoạch đào tạo đúng hướng, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ các bộ công nhân viên của đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nhiệm vụ kinh doanh. Thường xuyên chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị.
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu 22 SVTH: Nguyễn Quốc Bi Chủ Tịch Công Ty Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng TCHC Phòng Kỹ Thuật Phòng Kinh Doanh Phòng KTTC Kho Các Cửa Hàng
Hình 1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
(Nguồn: phòng tổ chức hành chính)
3.3.1. Ban lãnh đạo
Chủ tịch Công ty Gas Petrolimex Cần Thơ tổ chức mọi hoạt động của Công ty theo chế độ thủ trưởng, là người đại diện cho mọi quyền và nghĩa vụ của công ty trước pháp luật, nhà nước và cấp trên về các hoạt động.
Giám đốc Công ty Gas Petrolimex Cần Thơ là người được Chủ tịch Công ty phân cấp, là người đại diện cho quyền và nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật, Nhà nước và cấp trên về các hoạt động.
Phó Giám đốc là người được Giám đốc Công ty Gas Petrolimex Cần Thơ phân công và ủy quyền trực tiếp một số mặt công tác hoặc một số công việc cụ thể, đồng thời chịu trách nhiệm về phần việc được giao.
3.3.2. Các phòng ban
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu 23 SVTH: Nguyễn Quốc Bi
a. Chức năng
Phòng kế toán – tài chính là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp Giám đốc công ty tổ chức, quản lý, kiểm tra, giám sát các nhiệm vụ công tác thuộc lĩnh vực kế toán – tài chính.
- Quản lý chi phí, tài sản. - Bảo toàn và phát triển vốn. - Quản lý công nợ.
b. Nhiệm vụ
Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm của Công ty. Tổ chức và thực hiện các công tác hoạch toán kế toán đảm bảo phản ánh đúng, đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Công ty bao gồm: kế toán kho hàng, kế toán công nợ, kế toán tài sản vật tư, công cụ dụng cụ, kế toán chi phí, kế toán tổng hợp.
3.3.2.2. Phòng kinh doanh
a. Chức năng
Phòng kinh doanh là phòng nghiệp vụ có có chức năng tham mưu giúp Giám