Diện tắch: 5870,4 km2 Dân số: 725,5 nghìn người
Là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phắa bắc và tây bắc giáp các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang; phắa đông giáp các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên; phắa tây giáp tỉnh Yên Bái; phắa tây nam giáp tỉnh Phú Thọ và phắa nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
Sự phân chia hành chắnh: Tỉnh lị là thị xã Tuyên Quang, 5 huyện là:
Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương; gồm: 129 xã, 7 phường, 5 thị trấn.
Đặc điểm tự nhiên: Địa hình Tuyên Quang tương đối đa dạng, phức
tạp, với hơn 73% diện tắch đồi núi. Khắ hậu có sự rõ rệt giữa 2 mùa: mùa đông lạnh, khô hạn và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Mạng lưới sông suối tương đối dày và phân bố đồng đều trên các lãnh thổ. Các sông lớn là sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy. Sông ngòi thường ngập lụt nghiêm trọng vào mùa mưa.
Dân cư: Trong tỉnh có 22 dân tộc sinh sống. Trong đó, người Kinh
đông nhất (chiếm hơn 50% số dân), tiếp đến là Tày(25% số dân), Dao, Cao Lan, Nùng,Ầ Trên 80% số lao động trong tỉnh làm nông nghiệp. Mật độ dân số: 127 người/km2.
Kinh tế: Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất. Ngoài lúa, ngô
còn trồng chè, lạc, đậu tương, mắa,Ầ Các ngành công nghiệp được chú ý phát triển là khai thác khoáng sản (thiếc, mangan,Ầ), sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông Ờ lâm sản. Quốc lộ 2 và quốc lộ 37 là những tuyến đường bộ quan trọng trong tỉnh. Một số điểm tham quan, nghỉ dưỡng: Tân Trào, suối khoáng Mĩ LâmẦ
VĨNH LONG
Diện tắch: 1479,1km2
Dân số: 1028,4 nghìn người
Là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giữa sông Tiền và sông Hậu, có vị trắ bản lề nối miền Tây Nam Bộ với thành phố Hồ Chắ Minh và miền Đông Nam Bộ. Phắa bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phắa tây bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phắa đông và đông nam giáp các tỉnh Bến Tre và Trà Vinh, phắa tây nam giáp thành phố Cần thơ.
Sự phân chia hành chắnh: Tỉnh lị là thành phố Vĩnh Long; 6 huyện là:
Long Hồ, Mang Thắt, Vũng Liêm, Tam Bình, Bình Minh, Bình Tân; gồm 94 xã, 7 phường, 6 thị trấn.
Đặc điểm tự nhiên: Địa hình có dạng dòng máng, tương đối bằng
phẳng. Độ cao trung bình khoảng 0,6 Ờ 1,2m. Khắ hậu cận xắch đạo gió mùa, nhiệt độ cao quanh năm, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, ắt thiên tai. Hệ thống sông rạch khá dày. Nguồn thủy sản khá phong phú và đa dạng, gồm cả thủy sản nước ngọt và nước lợ. Đất đai màu mỡ do được sông Tiền và sông Hậu tưới nước ngọt, bồi đắp phù sa hằng năm. Quỹ đất được khai thác khá triệt để vào các mục đắch kinh tế.
Dân cư: Thành phần dân tộc khá thuần nhất. Người Kinh chiếm 98%
dân số, ngoài ra còn có người Khơ-me, người Hoa với tỉ lệ nhỏ. Mật độ dân số 695 người/km2, thuộc loại cao ở Đồng bằng sông Sông Cửu Long. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên tương đối thấp, kết cấu dân số đang có xu hướng già hóa. Nguồn lao động khá dồi dào; tuy nhiên, trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động còn hạn chế.
và Vũng Liêm. Vĩnh Long cũng là địa bàn trồng nhiều cây ăn quả như bưởi, cam, nhãn, dừaẦChăn nuôi bò, lợn, gia cầm khá phát triển. Trên các sông lớn, nghề nuôi cá bè phát triển mạnh. Trong công nghiệp, ưu thế thuộc về các ngành sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ và tận dụng nguồn lao động dồi dào của tỉnh như: công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống, công nghiệp dệt - may, da - giày. Giao thông vận tải chủ yếu dựa vào hệ thống đường bộ và đặc biệt là đường sông.
VĨNH PHÚC
Diện tắch:1231,8km2
Dân số: 1000,8 nghìn người
Là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, nằm tiếp giáp giữa trung du Ờ miền núi Đông Bắc với châu thổ sông Hồng. Phắa bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, phắa đông bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phắa tây giáp tỉnh Phú Thọ, phắa đông và phắa nam giáp Thủ đô Hà Nội.
Sự phân chia hành chắnh: Tỉnh lị là thành phố Vĩnh Yên, 1 thị xã là
Phúc Yên; 7 huyện là: Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Sông Lô; gồm: 113 xã, 13 phường, 11 thị trấn.
Đặc điểm tự nhiên: Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam và
chia làm 3 vùng sinh thái: vùng núi chủ yếu thuộc các huyện Lập Thạch, Tam Đảo; vùng trung du gồm các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường. Khắ hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, riêng vùng núi Tam Đảo quanh năm mát mẻ. Hai dòng sông chắnh là sông Lô và sông Hồng tạo nên ranh giới với tỉnh Phú Thọ và thành phố Hà Nội.
Dân cư: Vĩnh Phúc thuộc vùng đất cổ, có nền văn hóa lâu đời. Ngoài
người Kinh là thành phần chủ yếu, trong tỉnh còn có các dân tộc Mường, người Dao..Hơn 62% dân số nằm trong độ tuổi lao động. Mật độ dân số 812 người/km2 .
Kinh tế: Các cây trồng chắnh là lúa, ngô, ngô, đậu tương, lạc, cây
cảnh. Công nghiệp khá phát triển; các ngành quan trọng là cơ khắ, lắp ráp ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng, dệt may, da giày, chế biến lương thực thực phẩm. Trên địa bàn của tỉnh có 16 làng nghề với trên 10 nghề, như cơ khắ, mộc,tre đan, gốm sứ.. Một số địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng có tiếng là Tam Đảo,Đại Lải.
YÊN BÁI
Diện tắch: 6899.5km2 Dân số: 740.9 nghìn người
Là tỉnh miền núi phắa bắc, nằm sâu trong nội địa. Phắa bắc giáp các tỉnh Lào Cai,Hà Giang; phắa đông và đông nam giáp các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ; phắa tây và tây nam giáp các tỉnh Lai Châu,Sơn La.
Sự phân chia hành chắnh: Tỉnh lị là thành phố Yên Bái; 1 thị xã là:
Nghĩa Lộ; 7 huyện là: Lục Yên, Văn Yên, Mù Căng Chải,Trấn Yên, Trạm Tấu, Văn Chấn, Yên Bình; gồm: 159 xã, 11 phường, 10 thị trấn.
Đặc điểm tự nhiên: Địa hình núi non trùng điệp (điển hình là dãy
Hoàng Liên Sơn, dãy Con Voi và hệ thống núi đá vôi nằm giữa sông Chảy và sông Lô), xen kẽ là các thung lũng, bồn địa, cánh đồng giữa núi. Mùa hạ nóng, mưa nhiều (lượng mưa giảm từ đông sang tây), hay có gió xoáy, lũ quét. Mùa đông lạnh và khô. Mạng lưới sông ngòi tương đối phong phú. Rừng còn khá nhiều.
Dân cư: Trên địa bàn của tỉnh có tới 31 dân tộc sinh sống. Đông nhất
là người Kinh với hơn 50% số dân, tiếp theo là các dân tộc: Tày, Dao, Mông, Thái... Mật độ dân số 107 người/km2.
Kinh tế: Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo. Các cây trồng chắnh là
lúa, ngô, đậu tương và đặc biệt là chè. Một số ngành công nghiệp được quan tâm phát triển là: chế biến chè, sản xuất giấy, khai thác đá quý...Các đường giao thông quan trọng của tỉnh là quốc lộ 70, quốc lộ 32, quốc lộ 37.
PHẦN II