Diện tắch: 6099,0
Dân số: 1144,4 nghìn người
Tỉnh biên giới, nằm ở phắa đông bắc Việt Nam. Phắa bắc giáp với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc; phắa đông là vịnh Bắc bộ với đường bờ biển dài trên 250km; phắa tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phắa nam giáp thành phố Hải Phòng.
Sự phân chia hành chắnh: Quảng Ninh có 2 thành phố: Hạ Long và
Móng Cái; 2 thị xã: Cẩm Phả và Uông Bắ; 10 huyện: Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Ba Chẽ, Vân Đồn (huyện đảo), Hoành Bồ, Đông Triều, Yên Hưng, Cô Tô (huyện đảo); gồm: 130 xã, 45 phương, 11 thị trấn. Tỉnh lị: thành phố Hạ Long.
Đặc điểm tự nhiên: Quảng Ninh có đủ loại địa hình: đồi núi, đồng
bằng, bờ biển, các đảo và thềm lục địa. Khắ hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất cả nước. Đây là một
trong những tỉnh giàu khoáng sản nhất Việt Nam (quặng sắt, ăngtimoan, vật liệu xây dựng...và nhất là than đá).
Dân cư: Mật độ dân số 188 người/ . Dân cư chủ yếu tập trung ở phần đất phắa tây của tỉnh. Tỉ lệ dân thành thị cao. Quảng Ninh có hơn 20 dân tộc với cả 5 nhóm ngôn ngữ ở Việt Nam. Đông nhất là người Kinh, tiếp đến là các dân tộc: Đạo, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ...
Kinh tế: Nền kinh tế nổi bật với 2 đặc thù: là vùng mỏ - vùng than và là
vùng du lịch. Hầu hết than khai thác của Việt Nam là từ vùng mỏ Quảng Ninh. Ngành than cũng chiếm trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Du lịch phát triển mạnh nhờ có các thắng cảnh nổi tiếng như vịnh Hạ Long (Di sản thiên nhiên thế giới), bãi biển Trà Cổ và các di tắch lịch sử - văn hóa như Trúc Lâm - Yên Tử...Việc buôn bán với Trung Quốc chủ yếu qua cửa khẩu Móng Cái.
QUẢNG TRỊ
Diện tắch: 4744,3
Dân số: 598 nghìn người
Là tỉnh nằm trong vùng Bắc Trung Bộ. Phắa bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phắa nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phắa tây giáp các tỉnh Savanakhet và Salavan của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phắa đông là Biển Đông.
Sự phân chia hành chắnh: Tỉnh lị là thành phố Đông Hà; 1 thị xã là
Quảng Trị; 7 huyện là: Vĩnh Linh, Hướng Hóa, Giờ Linh, Đa Krông, Triệu Phong, Hải Lăng, Cồn Cỏ (huyện đảo); gồm: 118 xã, 13 phường,10 thị trấn.
Đặc điểm tự nhiên: Địa hình hẹp, dốc nghiêng từ tây sang đông. 81%
lãnh thổ là đồi núi; 11,5% là đồng bằng; 7,5% là bãi cát và cồn cát ven biển. Bờ biển dài 75km. Khắ hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông có gió Đông Bắc, là
mùa mưa nhiều và bão, gây sói mòn, rửa trôi đất, ngập úng; mùa hạ có gió Tây Nam nóng, khô hạn gay gắt. Các sông chắnh là Bến Hải, Thạch Hãn và Mĩ Chánh. Khoáng sản có đá vôi, ti tan, than bùn...
Dân cư: Quảng Trị là tỉnh ắt dân nhất vùng Bắc trung Bộ. Mật độ dân
số 126 người/ . Người Kinh chiếm hơn 90% dân số,ngoài ra còn có các dân tộc Bru - Vân Kiều, Pa-cô..Phần lớn lao động (gồm 65%) làm việc trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
Kinh tế: Các cây trồng chắnh là lúa, lạc, cao su, cà phê, hồ tiêu. Chăn
nuôi trâu, dê, lợn, gia cầm. Các ngành công nghiệp chủ yếu là chế biến nông, lâm, thủy sản, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khắ. Các địa danh tham quan du lịch nổi tiếng là Thành Cổ Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn...
SÓC TRĂNG
Diện tắch: 3311,8
Dân số: 1289,4 nghìn người
Là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ở cuối lưu vực sông Hậu. Phắa bắc và tây bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phắa đông bắc giáp tỉnh Trà Vinh, phắa tây và tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phắa đông và nam là Biển Đông với đường bờ biển dài 72km.
Sự phân chia hành chắnh: Tỉnh lị là thành phố Sóc Trăng; 9 huyện là:
Châu Thành, Kế Sách, Mĩ Tú, Cù Lao Dung, Long Phú, Mĩ Xuyên, Ngã Năm, Thạnh Trị, Vĩnh Châu; bao gồm 87 xã, 10 phường, 9 thị trấn.
Đặc điểm tự nhiên: Độ cao trung bình 0,5 - 1m so với mặt biển, có
Biển Đông và từ kênh Quản Lộ thấp dần vào đất liền. Khắ hậu cận xắch đạo gió mùa, nhiệt độ cao quanh năm với một mùa mưa và một mùa khô tương phản khá sâu sắc. Đất đai nhìn chung khá màu mỡ, đặc biệt là đất phù sa ven sông Hậu; khó khăn: mùa mưa dễ ngập úng, mùa khô bị nhiễm mặn. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Nguồn lợi thủy sản phong phú.
Dân cư: Cộng đồng dân cư gồm người Kinh (khoảng 65% dân số),
người Khơ-me (khoảng 29%), người Hoa (gần 6%)...Mật độ dân số 390 người/ . Dân số tăng khá nhanh, nguồn lao động dồi dào. Tỉ lệ thành thị thấp và chậm thay đổi.
Kinh tế: Nông nghiệp là ngành kinh tế giữ vai trò trọng yếu. Lúa là cây
trồng chắnh. Cây công nghiệp đáng kể nhất là mắa. Các cây ăn quả chắnh là: chuối, nhãn, xoài, cam, chanh, hồng xiêm...Thủy sản: ngoài đánh bắt hải sản còn phát triển nuôi tôm...Các ngành công nghiệp hàng đầu của tỉnh là xay xát lúa gạo, chế biến thủy hải sản, chế biến đường mắa. Một số điểm du lịch nổi tiếng: Chùa Dơi, chùa Đất Sét. Nhà bảo tàng Khơ-me Sóc Trăng...
SƠN LA
Diện tắch: 14174,4
Dân số: 1080,6 nghìn người
Là tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, có diện tắch đứng hàng thứ ba trong nước. Phắa bắc giáp các tỉnh Lai Châu, Yên Bái; phắa đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình; phắa tây giáp tỉnh Điện Biên; phắa nam giáp tỉnh Thanh Hóa và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Sự phân chia hành chắnh: Tỉnh lị là thành phố Sơn La; 10 huyện là:
Quỳnh Mai, Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Sốp Cộp; gồm: 191 xã, 6 phường, 9 thị trấn.
Đặc điểm tự nhiên: Nhìn chung địa hình mang tắnh chất đồi núi thấp,
độ cao trung bình chỉ khoảng 600-700m nhưng lại có độ dốc lớn và độ chia cắt mạn. Các bề mặt tương đối bằng phẳng là cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Sơn La - Nà Sản. Khắ hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều. Hệ thống sông suối có tiềm năng thủy điện lớn. Khoáng sản có than, đá vôi, sét, niken - đồng.
Dân cư: Sơn La có 12 dân tộc, trong đó người Thái chiếm khoảng 54%
dân số, tiếp đó là các dân tộc Kinh, Mông, Mường, Dao...Mật độ dân số 72% người/ . Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 53% dân số. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo mới đạt 16%. Mức độ đô thị hóa thấp.
Kinh tế: Cây lương thực quan trọng nhất là ngô lúa. Các cây công
nghiệp chắnh, được trồng tập trung là chè ( Mộc Châu, Yên ChâuẦ), cà phê (Mai Sơn, Thuận ChâuẦ), mắa (Mai Sơn, Yên ChâuẦ), chăn nuôi: bò sữa ( Mộc Châu), trâu bò thịtẦMột số nghành công nghiệp chắnh: sản xuất đường, vật liệu xây dựng, thức ăn gia súc. Đặc biệt có công trình thủy điện Sơn La (công suất 2400MW) đang được xây dựng.
TÂY NINH
Diện tắch: 4049,3
Dân số: 1066,4 nghìn người
Là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, phắa đông giáp với các tỉnh Bình Phước và Bình Dương, phắa đông nam giáp thành phố Hồ Chắ Minh, phắa nam giáp với tỉnh Long An, phắa bắc và phắa tây giáp các tỉnh Sv Riêng và Pông Chàm của vương quốc Campuchia với hai cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài và Xa Mát.
Sự phân chia hành chắnh: Tỉnh lị là thị xã Tây Ninh, 8 huyện là: Tân
Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hòa Thành, Gò Dầu, Bến Cầu, Trảng Bàng; gồm 82 xã, 5 phường, 8 thị trấn.
Đặc điểm tự nhiên: Địa hình tương đối bằng phẳng nghiêng theo
hướng tây bắc đông nam. Phắa bắc cao trung bình 10-15m, có núi Bà Đen (986m) là đỉnh núi cao nhất Nam Bộ. Phắa nam mang đặc điểm đồng bằng với độ cao trung bình 3-5m. Khắ hậu cận xắch đạo gió mùa, nhiệt độ cao và tương đối ổn định, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Rất hiếm khi có bão và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác. Hai sông lớn chảy qua là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Ở thượng nguồn sông Sài Gòn có hồ Dầu Tiếng là công trình hồ thủy lợi lớn nhất nước. Đất xám chiếm 84% diện tắch, thắch hợp trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.
Dân cư: Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có nhiều dân tộc chung sống.
Người Kinh chiếm hơn 98% dân số, tiếp theo là các dân tộc Chăm, Khơ-me, HoaẦQuy mô dân số thuộc loại trung bình so với cả nước, mật độ dân số 263 người/ . Mức độ đô thị hóa thấp, chỉ 17,3% dân số sống ở thành thị. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động tương đối cao, khoảng 62% dân số toàn tỉnh.
Kinh tế: Nông nghiệp là nghành kinh tế quan trọng nhất. Các cây trồng
có giá trị kinh tế hơn cả là cây công nghiệp lâu năm (cao su, điều), cây công nghiệp hàng năm (mắa, lạc, thuốc lá), cây ăn quả (cam, xoài, mãng cầu). Công nghiệp phát triển khá nhanh nhưng nhìn chung quy mô còn nhỏ, các sản phẩm chắnh là hàng dệt may, cao su, giường tủ, bàn ghếẦTây Ninh có những địa điểm du lịch nổi tiếng như Tòa thánh Tây Ninh (đạo Cao Đài), núi Bà Đen.
THÁI BÌNH
Diện tắch: 1559,2
Dân số: 1781 nghìn người
Là tỉnh đồng bằng ven biển, thuộc đồng bằng sông Hồng. Phắa bắc giáp các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng, phắa tây giáp tỉnh Hà Nam, phắa nam giáp tỉnh Nam Định; phắa đông là vịnh Bắc Bộ.
Sự phân chia hành chắnh: Tỉnh lị là thành phố Thái Bình; 7 huyện là:
Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Đông Hưng, Thái Thụy, Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư; gồm: 267 xã, 10 phường, 9 thị trấn.
Đặc điểm tự nhiên: Địa hình bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 10%. Độ
cao trung bình khoảng 1-2m so với mặt nước biển, thấp dần từ bắc xuống nam. Đất đai phì nhiêu màu mỡ do được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Khắ hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Tuy nhiên do nằm ven biển (hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy, với đường bờ biển dài trên 50km) nên mùa đông ấm hơn các tỉnh nằm sâu trong đất liền, khoáng sản không nhiều các loại chắnh: khắ tự nhiên, than nâu.
Dân cư: Thái Bình là một tỉnh đông dân. Mật độ dân số vào loại cao
nhất nước (1142 người/ ). Nguồn lao động dồi dào; tuy nhiên, đang có sự chuyển cư sang các tỉnh khác. Mức độ đô thị hóa còn thấp.
Kinh tế: Lúa là cây trồng chắnh, được trồng ở hầu khắp các địa phương
trong tỉnh, năng suất cao (hơn 12 tấn/ha/năm), sản lượng đạt 1 triệu tấn/năm. Cây công nghiệp có: đay, cói, đậu tương, lạc, dâu tằmẦChăn nuôi: Trâu bò để lấy sức kéo, lợn, gia cầm. Một số nghành công nghiệp được chủ yếu phát triển: Sản xuất bia, nước khoáng, dược phẩm, dệt may, sợi, vật liệu xây dựng, đóng tàu. Thủ công nghiệp truyền thống có các nghề: dệt chiếu, chạm trổ, vàng bạc, dệt tơ lụa.