a. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty.
27
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ sau đây:
o Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển và kinh doanh hằng năm của công ty, quyết định giải pháp phát triển thị trường.
o Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do điều lệ công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích của những người quản lý đó.
o Đứng đầu hội đồng quản trị là chủ tịch hội đồng quản trị.
Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước pháp luật và HĐQT trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao:
o Quyết định các vấn đề có liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, phương án đầu tư của công ty.
o Trực tiếp quản lý, chỉ đạo và điều hành các phòng ban, phụ trách công tác tổ chức cán bộ, tài chính kế toán.
o Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, điều lệ của công ty và quyết định của HĐQT.
Trợ lý giám đốc là người hỗ trợ giám đốc trong mọi việc:
o Sắp xếp lịch gặp các nhà cung cấp, khách hàng, phiên dịch cho giám đốc,…
o Tư vấn cho giám đốc một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực đàm phán, thương thuyết,…
b. Nhiệm vụ và chức năng của từng phòng ban.
Phòng Hành chính – Nhân sự:
Chịu trách nhiệm về khâu tuyển dụng cho công ty, đề ra các chính sách nhân sự hợp lý thu hút nhân tài và giữ họ phục vụ cho công ty
Quản lý, phân bổ, điều động công nhân viên phù hợp với khả năng mỗi người nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất
Tổ chức đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ tay nghề công nhân viên Chuẩn bị đồ dùng văn phòng phẩm, văn thư, đóng dấu
28
Phòng Kế toán – Tài chính:
Phân tích nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Ghi sổ kế toán các số liệu của nghiệp vụ kinh tế Phân loại, tổng hợp, phân tích số liệu
Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị nhằm cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động, tình hình lưu chuyển và sử dụng vốn của doanh nghiệp, đồng thời phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành, hỗ trợ cho việc ra các quyết định về kinh tế, tài chính.
Phòng Kinh doanh:
Xây dựng phương án, kế hoạch kinh doanh, chỉ đạo công tác lập dự án
Lập kế hoạch triển khai hợp đồng kinh tế, tìm kiếm đối tác, đàm phán và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm
Bộ phận xuất nhập khẩu sẽ đảm nhiệm các giao dịch với nhà cung cấp nước ngoài về nguồn hàng nhập khẩu, máy móc thiết bị,…
Phòng Marketing:
Thiết kế ý tưởng, tổ chức, lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch Quảng bá thương hiệu của công ty
Giới thiệu sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng Mở rộng thị trường tiêu thụ.
Phòng Sản xuất:
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện cung ứng vật tư, nguyên vật liệu theo yêu cầu sản xuất kinh doanh
Nhận quyết định sản xuất tiến hành sản xuất sản phẩm nhập kho Quản lý nguyên vật liệu, thành phẩm
Chịu trách nhiệm về công tác sản xuất của công ty.
Nhìn chung, bộ máy quản lý của công ty được bố trí hợp lý, các phòng ban được phân định rõ ràng và đảm nhận chức năng nhiệm vụ riêng giúp cho công ty hoạt động một cách thống nhất và hiệu quả.
29