Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất ổn định, có hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí, dự toán chi phí tiên tiến hợp lý, sát thực tế. Tính theo phương pháp này nhằm kiểm tra tình hình thực tế định mức, tình hình sử dụng hợp lý, tiết kiệm định mức, giảm khối lượng ghi chép, tính toán.
Tỷ trọng CPSX SP phụ =
Chi phí sản xuất SP phụ
Tổng CPSX
Chi phí SX SP phụ = Tỷ trọng CPSX SP phụ Chi phí từng khoản mục tương đương x
23
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất. Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm chính.
Theo phương pháp này, chi phí sản xuất vượt định mức không được tính vào giá thành sản phẩm mà được tính vào giá vốn hàng bán.
Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, cách thức hoạt động hay sản phẩm cần sản xuất mà từ đó phòng kế toán sẽ chọn ra cách phân loại, tập hợp chi phí; việc đánh giá sản phẩm dở dang và phương pháp tính giá thành sao cho phù hợp nhất. Qua đó có thể kiểm soát được chi phí trong việc sản xuất sản phẩm, đánh giá được khả năng tổ chức thực hiện cũng như tìm thêm các biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm trong tương lai.
Trên đây là những cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp, được đúc kết từ thực tế khái quát lên thành kiến thức một cách tổng quát nhất. Là chiếc cầu nối giúp cho các nhân viên kế toán tương lai hay những người muốn hiểu hơn về nghề kế toán, có thể nắm bắt được những nền tảng ban đầu để từ đó áp dụng những kiến thức này vào thực tế dễ dàng hơn.
24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH
THỰC PHẨM NGUYÊN BÌNH