Các quy định về quản lý CTR ở cấp quốc gia, cấp tỉnh, UBND thành phố Hà Nội, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận và công ty Môi trường đô thị (Urenco) đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý CTR. Trách nhiệm chính của UBND quận là thực hiện các quy định quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương, phối hợp với các cơ quan chức năng: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và URENCO trong việc tổ chức và thực hiện các hoạt động liên quan tới quản lý chất thải rắn trên địa bàn quận Ba Đình.
Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 03/6/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định Quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Quyết định số 44/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc thu phí vệ sinh đối với chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội
Quyết định số 440/QĐ-UBND ngày 26/8/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc công bố định mức dự toán sửa đổi và bổ sung một số công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ngoài ra, việc quy hoạch và định hướng quản lý CTR sẽ có thể dựa trên: Thông báo số 138/TB-UBND ngày 04/6/2012 của UBND thành phố Hà Nội về ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Khôi - Phó chủ tịch UBND thành phố về việc Quy hoạch công viên, vườn hoa và hồ; Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
Thông báo số 22/TB-VPUB ngày 22/8/2012 của Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội về ý kiến kết luận tại cuộc họp tập thể UBND thành phố về đồ án Quy hoạch hệ thống xử lý CTR thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nghị quyết số 23/2012/NQ-HĐND ngày 07/12/2012 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ngược lại với số lượng quy định về quản lý chất thải rắn, tồn tại khoảng cách lớn trong việc xây dựng quy định và thực thi đối với những quy định này và điểm yếu
của khung thể chế do các nhiệm vụ, vai trò của các cơ quan được quy định không rõ ràng, phân tán, chồng chéo và phối hợp giữa các cơ quan này còn hạn chế.
Xu hướng đô thị hóa và tiêu dùng ước tính làm tăng mức cầu đầu tư về quản lý chất thải rắn. Đầu tư chủ yếu là đối với cơ sở hạ tầng quản lý chất thải rắn, đồng thời cũng tăng gánh nặng ngân sách (chi phí vận hành và chi phí bảo trì). Thu hồi vốn thấp là một trong những trở ngại chính đối với đầu tư bền vững trong khi lệ phí chất thải chỉ đủ để trang trải dưới 50% chi phí vận hành và bảo trì, là tăng tình trạng thâm hụt ngân sách chính phủ.
Ngoài những còn tồn tại một số nguyên nhân như: chính sách quản lý CTRSH đô thị chưa hoàn thiện, bố trí các điểm thu gom CTRSH chưa hợp lý, nhiều chỗ mất mỹ quan, không đảm bảo vệ sinh môi trường, quy hoạch các vị trí đặt điểm cẩu, thu gom gặp khó khăn vì quận Ba Đình có mật độ dân cư đông đúc và quy đất công rất hạn chế, công tác thanh tra, giám sát còn bất cập, quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý CTR còn mang tính hình thức, quản lý trên văn bản v.v Mặt khác, do đội ngũ cán bộ quản lý môi trường trên địa bàn quận còn thiếu nên công tác quản lý môi trường, quản lý CTR đô thị trên địa bàn quận còn nhiều khó khăn và hạn chế.