Các rào cản cho việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ pháp lý

Một phần của tài liệu Đánh giá tiếp cận và sử dụng các dịch vụ pháp lý của phụ nữ dân tộc thiểu số (Trang 47)

Như đã phân tích ở trên, những lý do khiến việc sử dụng dịch vụ pháp lý / trợ giúp pháp lý của người dân chưa cao bao gồm:

- Nhận thức của người dân về luật pháp chưa cao nên họchưa chủ động tìm sự bảo vệ của pháp luật đối với quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cũng như chưa chủ động tìm các cách giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.

- Người dân còn thiếu hiểu biết về Luật Trợ Giúp Pháp Lý cũng như không biết những thông tin liên quan đến trợ giúp pháp lý.

- Tâm lý cam chịu, chấp nhận thiệt thòi cao, đặc biệt là ở phụ nữ.

Điều tra bằng bảng hỏi cũng khẳng định thiếu thông tin về dịch vụ(chưa bao giờ nghe nói đến dịch vụ pháp lý và không biết dịch vụ ởđâu) là những lý do hay được đưa ra nhất để giải thích việc chưa từng sử dụng dịch vụ. Tiếp đó là không thấy nhu cầu cần thiết phải sử dụng dịch vụ. Lý do tiếp theo đó là rảo cản về ngôn ngữ: người DTTS không nói được tiếng Kinh và cán bộ trợgiúp pháp lý không nói được tiếng dân tộc. Yếu tố chi phí, bao gồm cả chi phí bằng tiền mặt lẫn chi phí không bằng tiền mặt như đường đi xa, mất thời gian, tốn kém tiền cũng là những trở ngại khiến người dân chưa sử dụng dịch vụ pháp lý / trợ giúp pháp lý. Không nhiều nhưng cũng có một số người trả lời thuộc nhóm dân tộc Khơ Me ở An Giang có nêu lên việc ngại tiếp xúc với cán bộ Kinh vì e ngại bị kì thịnhư một lý do cho việc chưa sử dụng các dịch vụ pháp lý.

Bng 18: T lngười dân đưa ra những lý do khác nhau để gii thích cho vic hchưa sử dng dch v pháp lý / tr giúp pháp lý

T l Phân theo dân tc

PN Kinh PN DTTS NG DTTS

Chưa bao giờ nghe nói đến dịch vụ pháp lý 48 59.6 45.8 46.2

Thấy không cần thiết 41 55.8 34.8 43.3

Không nói được tiếng Kinh 23 3.8 27.1 24.0

Đường đi xa 21 23.1 16.1 26.0

Sợ mất thời gian 20 23.1 14.2 25.0

Ngại tiếp xúc 18 19.2 18.1 16.3

Tự giải quyết được 18 32.7 14.2 17.3

Sợ tốn kém tiền 15 17.3 14.8 13.5

Không chắc có giúp được không 13 19.2 11.6 12.5

Trái với tục ở địa phương 2 3.8 0.6 1.9

Nguồn: Điều tra bằng bảng hỏi

Còn một yếu tố nữa khiến người dân ít sử dụng luật pháp và dịch vụ pháp lý / trợ giúp pháp lý đó là họ đã nhiều lần đề nghị chính quyền cấp cơ sở83giúp đỡnhưng vẫn không mang lại hiệu quả. Điều này rất hay được nhắc đến khi thảo luận về vấn đề bạo lực gia đình:

“Nói chung, khi bị chồng đánh thì nhịn thôi, không mách ai cả, do phụ nữ cư xử

không khéo nên mới bịđánh thôi. (…) Có nghe nói là nếu đánh nhau mà ban tự quản biết thì có thể bị bắt nhưng từtrước đến nay chưa thấy ai bị bắt vì đánh vợ cả.”

(Nhóm phụ nữ Khơ-me xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang)

“Vì quá nhiều lần bị đánh nên tôi có báo cáo với thôn nhưng đâu vẫn vào đấy, sau đó

tôi báo cáo lên xã, xã gọi chồng tôi lên lập biên bản rồi nhắc nhở chồng tôi hứa là

không tái phạm nhưng rồi đâu cũng vẫn vào đấy.”

(Chị N. xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn)

Chính quyền cơ sở là cấp gần dân nhất, là cấp thực thi trực tiếp những chính sách và pháp luật. Người dân thường nhìn vào hệ thống chính quyền thông qua “lăng kính cấp xã”, vì đây chính là cấp mà họ hay giao dịch nhất. Cấp xã hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần củng cố lòng tin của người dân đối với cả hệ thống chính quyền. Khi cấp xã không biết, hoặc không sử dụng hết những biện pháp mà pháp luật cho phép84 để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, thì lòng tin bị xói mòn và tâm lý lên trên nữa cũng không giải quyết được gì bắt đầu xuất hiện. Điều này làm giảm sự mong muốn tìm đến pháp luật và dịch vụ pháp lý của người dân.

Phỏng vấn bảng hỏi cũng cho chúng ta thấy những mong muốn của người dân đối với dịch vụ pháp lý / trợ giúp pháp lý như sau:

- Có những thông tin hướng dẫn về dịch vụ pháp lý / trợ giúp pháp lý dễ hiểu đối với người dân. 78% số người được hỏi coi yếu tố này là rất quan trọng hoặc quan trọng. Điều này gợi ý đến việc sử dụng nhiều hơn luật tục để giải quyết các vấn đề tranh chấp dân sựnhư những hình thức gần gũi với văn hóa của người DTTS.

- Có cán bộ là nữ. 73% sốngười được hỏi coi yếu tố này là rất quan trọng hoặc quan trọng.

- Chi phí cho dịch vụ hợp lý, không quá cao. 72% số người được hỏi coi yếu tố này là rất quan trọng hoặc quan trọng. Điều cần phải nhấn mạnh ở đây là tỷ lệ người dân đòi hỏi dịch vụ phải miễn phí không cao bằng tỷ lệ sẵn sàng trả mức giá hợp lý.

- Cán bộ là người dân tộc hoặc nói được tiếng dân tộc. 64% số người được hỏi coi yếu tố này là rất quan trọng hoặc quan trọng.

83

Hàm ý trưởng thôn, công an viên thôn, tổ hoà giải thôn, công an xã và Uỷ Ban xã. 84

Luật Phòng chống Bạo lực Gia đình cho phép cấp xã và thôn sử dụng những biện pháp như góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư, cấm tiếp xúc và xử phạt hành chính để giải quyết vấn đề bạo lực gia đình. Tuy nhiên, ở những xã nghiên cứu, chúng tôi mới chỉ ghi nhận được một số trường hợp xử phạt hành chính đối với người gây bạo hành, còn hai biện pháp đầu thì chưa thấy nơi nào áp dụng.

- Các yếu tốkhác như đi lại thuận tiện, thái độ thân thiện của cán bộ, cũng được người dân coi trọng.

Bng 19: Nhng yếu t mà người dân coi là quan trng trong vic s dng dch v pháp lý / tr giúp pháp lý

Các yếu t Rt quan trng Quan trng Không quan trng

Chung PNDTTS Chung PNDTTS Chung PNDTTS

Các thông tin, hướng dẫn không quá khác so với tục lệ

19 16.7 59 56.0 22 27.2

Có cán bộ là nữ 25 22.1 48 45.0 27 32.9

Chỉ phải trả một khoản phí hợp lý, không quá cao

18 15.6 54 51.8 28 32.7

Cán bộ là người cùng dân tộc, biết nói tiếng dân tộc

11 9.4 53 50.4 36 40.2

Đi lại thuận tiện, không mất quá nhiều thời gian

9 7.8 52 49.8 39 42.4

Các dịch vụ miễn phí, không phải trả tiền

6 4.3 48 43.8 46 51.9

Cán bộ ở đó thân thiện, tôn trọng 6 4.7 47 45.3 47 50.0

Không mất nhiều thời gian 9 7.8 38 38.4 53 53.9

Không phải đi lại nhiều lần 7 4.7 37 38.4 56 57.0

Có cán bộ đến tận nơi 4 3.1 39 38.8 57 58.1

PHẦN 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC VỀ TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ PHÁP LÝ CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ

A. CÁC KINH NGHIỆM TĂNG CUNG

a. Tăng cường điều phi các dch v pháp lý – kinh nghim ca Australia85:

Australia có hơn 60 tổ chức trợ giúp pháp lý bản địa, bao gồm: Tổ chức dịch vụ pháp lý cho thổdân và người sống ởđảo Torres (ATSILS), tổ chức chống bạo lực gia đình, tư vấn pháp luật cho phụ nữ thổ dân. ATSILS được hình thành từ sự kết hợp giữa các Hiệp hội bảo vệ thổ dân với các Ủy ban quản lý người bản xứ và thực hiện trợ giúp pháp lý ở những khu vực nhất định. Nhiều tổ chức đặt tại vùng sâu, vùng xa. Các tổ chức này có từ3 đến hơn 100 nhân viên bao gồm cả luật sư tư vấn và cán bộ văn phòng. Hầu hết các vụ việc do ATSILS chịu trách nhiệm thuộc lĩnh vực hình sự. Một số tổ chức trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực gia đình và dân sự. Một số cung cấp dịch vụ đặc biệt như tư vấn sức khỏe tinh thần, tư vấn về tài chính, tư vấn cho tù nhân hoặc chương trình ngăn ngừa tự sát. ATSILS kết hợp với các văn phòng luật sư về lĩnh vực gia đình và dân sự thực hiện tư vấn, chuyển vụ việc trong những lĩnh vực này. Đa số ATSILS thực hiện vận động thay đổi chính sách về một số vấn đề liên quan đến khách hàng của họ trực tiếp hoặc thông qua hiệp hội quốc gia. Hiệp hội quốc gia thổ dân có Ban Thư ký để hỗ trợ về mặt pháp lý và chính sách cho ATSILS. Sự giúp đỡ do ATSILS thực hiện phụ thuộc vào việc kiểm tra điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, phần lớn các đối tượng đều được hưởng các hình thức trợ giúp của Chính phủ. ATSILS chủ yếu cung cấp dịch vụtư vấn trực tiếp cho khách hàng. Các tổ chức khác có dịch vụ tư vấn qua điện thoại cho vụ việc hình sự. ATSILS chủ yếu được Chính phủ liên bang cấp kinh phí thông qua Văn phòng tổng chưởng lý. Các dịch vụ trợ giúp pháp lý đều miễn phí, kể cả những trường hợp có sự tham gia của luật sư tư hoặc công ty luật.

b. S dng các thiết chế phi chính thc sn có và quen thuc địa phương

Các thiết chế phi chính thức là các thiết chế không thuộc nhà nước, có thể bao gồm hệ thống công lý truyền thống đã tồn tại từlâu đời (ví dụnhư các hình thức phân xử truyền thống với sự tham gia của những người có uy tín hay chức sắc ở cộng đồng hoặc sử dụng các luật tục…) hay các hệ thống do các tổ chức phi chính phủ thực hiện. Các hệ thống phi chính thức này thường có những đặc điểm chung sau:

– Dựa trên sự tự giác, tự nguyện và các áp lực xã hội để các bên tranh chấp tuân thủ theo phán quyết;

– Quy trình mang tính phi chính thức và có sự tham gia; – Dựa trên nguyên tắc răn đe và giáo dục hơn là trừng phạt;

– Việc ra quyết định dựa trên nhượng bộhơn là áp dụng các quy định của luật pháp; – Các bên tranh chấp tham gia và đóng vai trò trung tâm trong quá trình ra quyết định.

Các thiết chế phi chính thức này thường quen thuộc và dễdàng được chấp nhận ở các cộng đồng hơn so với hệ thống pháp lý chính thức, tuy nhiên không phải lúc nào các hệ thống này cũng bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. Lý do chính là do những người có uy tín trong địa phương điều hành các thiết chế này thường là nam giới. Hơn nữa, các thiết chế này có thể bị ảnh hưởng nhiều bởi các quan niệm coi trọng nam giới hơn nên không phải lúc nào người phụ nữ cũng được bảo vệ. Một số sáng kiến sau đã được thực hiện nhằm giúp cho các thiết chế này nhạy cảm giới hơn.

85

Nâng cao năng lực cho các thiết chế có sẵn tại địa phương - Kinh nghiệm của Indonesia86

Dự án làm sống lại Trợ giúp pháp lý (Revitalization of Legal Aid - RLA) là một dự án thí điểm do Chương trình Công lý cho người nghèo Indonesia (Justice for the Poor Indonesia) thực hiện từnăm 2005 tại các tỉnh Lampung, Tây Java và and Tây Nusa Tenggara. Dự án có mục tiêu là cải thiện tiếp cận đến công lý của các cộng đồng nghèo, trong đó có cộng đồng người DTTS tại các tỉnh trên thông qua:

– Nâng cao kỹ năng luật pháp và vận động chính sách của những người làm trợ giúp pháp lý

– Nâng cao năng lực của các điểm trợ giúp pháp lý (posko) hiện có về giáo dục pháp luật và cung cấp dịch vụ hòa giải thông qua các hòa giải viên ở cấp làng

– Đưa ra các khuyến nghị vềthay đổi chính sách trợ giúp pháp lý cảở mức độ quốc gia lẫn địa phương.

Một trong các nguyên tắc của dự án là xây dựng năng lực cho các thể chếđã có sẵn tại cộng đồng nhằm đảm bảo cho người dân tại cộng đồng, đặc biệt các nhóm thường bị gạt ra ngoài lềnhư người DTTS và phụ nữ có thể tiếp cận được. Posko(hay các điểm trợ giúp pháp lý) là các thể chế đã hiện hành trong xã hội Indonesia từlâu và được người dân sử dụng. Tuy nhiên, không phải lúc nào posko cũng đại diện cho quyền lợi của các nhóm bị gạt ra ngoài lề, nhất là các nhóm phụ nữ. Thành viên của các posko thường là những người tình nguyện, là người có uy tín trong cộng đồng và thường được người dân hỏi ý kiến khi có các vấn đề vướng mắc. Họ cũng là những người có quyền lực và đôi khi thực thi trách nhiệm giám sát hoạt động của chính quyền địa phương. Dự án tập trung vào nâng cao năng lực về luật pháp và kỹnăng giải quyết các tranh chấp xung đột cho những posko có nguồn gốc từ cộng đồng là một cách làm hiệu quảđảm bảo dịch vụđược cung cấp bởi chính những người có cùng ngôn ngữ và văn hóa với các cộng đồng DTTS. Dự án cũng chú trọng đến việc huy động và nâng cao năng lực cho phụ nữđịa phương tham gia nhiều hơn trong các posko. Việc có đại diện của các nhóm DTTS, của phụ nữ trong thành phần poskođã góp phần làm tăng việc sử dụng các

posko này trong các giải quyết các tranh chấp. Các poskoởcác vùng có đông người DTTS và phụ nữđược đào tạo nhiều về các vấn đề pháp lý mà phụ nữhay người DTTS ởđịa phương hay gặp phải cũng như các phương pháp để giao tiếp và cung cấp dịch vụ hiệu quả nhất cho các nhóm đặc thù này. Dự án chú trọng nhiều đến việc giới thiệu dịch vụ của các posko này tới cộng đồng để cộng đồng biết nhiều hơn và tăng khả năng lựa chọn sử dụng posko khi có nhu cầu, thông qua việc giới thiệu hoạt động của các posko trong các dịp tụ tập chính thức hay không chính thức trong cộng đồng, cho lãnh đạo chính quyền địa phương. Việc giáo dục pháp luật cho người dân cũng chú trọng đến việc đưa ra các vụ việc cụ thể, gần gũi với người dân đểngười dân có thể hiểu khi nào thì nên cần sự trợ giúp của các posko.

Huy động sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ trong các thiết chế phi chính thức - kinh nghiệm

ở Bangladesh và Philippines87

Ở Bangladesh, shalish là một hình thức giải quyết xung đột truyền thống, dựa vào cộng đồng và khá phổ biến. Theo truyền thống, shalish thường được thực hiện bởi những người lãnh đạo cộng đồng và có uy tín. Trong xã hội truyền thống ở Bangladesh, shalish thậm chí còn được sử dụng để thực thi các phán quyết đã được đưa ra cho một vụ việc. Shalish

thường được sử dụng để giải quyết nhiều vấn đề dân sự, thậm chí cả các vụ việc mang tính hình sự. Các vụ việc phổ biến thường có liên quan đến các vấn đề về giới, gia đình, bạo lực với phụ nữ, thừa kế, hồi môn hay việc nhiều vợ hoặc chăm nuôi con cái. Tuy nhiên, do

shalishđược thực hiện bởi một nhóm người nên không phải lúc nào họ cũng bảo vệ quyền lợi của các nhóm thiệt thòi, đặc biệt là phụ nữ. Có những báo cáo đã ghi nhận chuyện những

86

Indonesia’s Revitalization of Legal Aid (RLA) Program: Strengthening Legal Services for the Poor, by Matthew Zurstrassen, Justice for the Poor – Indonesia

87

Non-state Justice Systems in Bangladesh and the Philippines, Stephen Golub, Boalt Hall School of Law, University of California at Berkeley, January 2003

người trong shalish nhận tiền hối lộ để gây ảnh hưởng lên kết quả phán quyết của shalish

hoặc chính các thành viên của shalish đã vi phạm quyền con người nghiêm trọng của một số phụ nữ khi áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với họ do họ vi phạm các chuẩn mực xã hội. Trong hoàn cảnh đó, một số tổ chức phi chính phủ tại Bangladesh đã có những hành động

Một phần của tài liệu Đánh giá tiếp cận và sử dụng các dịch vụ pháp lý của phụ nữ dân tộc thiểu số (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)