Cung của dịch vụ pháp lý /t rợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu Đánh giá tiếp cận và sử dụng các dịch vụ pháp lý của phụ nữ dân tộc thiểu số (Trang 35)

Tại hai tỉnh Bắc Kạn và An Giang đều có Trung tâm trợ giúp pháp lý. Những trung tâm này được thành lập từđầu những năm 2000, với nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí (trợ giúp pháp lý) cho người nghèo và đối tượng chính sách. Dưới Trung tâm có các chi nhánh ở cấp huyện. Bắc Kạn có 3 chi nhánh ở huyện Ngân Sơn, ChợĐồn và Ba Bể, trên tổng số 8 đơn vị hành chính cấp huyện. An Giang có 2 chi nhánh ở thị xã Châu Đốc và huyện Tịnh Tri Tôn, trên tổng số11 đơn vị hành chính cấp huyện. Ở cấp xã có các Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý. Số các câu lạc bộở Bắc Kạn là 100, trên tổng số 113 xã, phường, thị trấn. Số các câu lạc bộở An Giang là 58, trên tổng số 156 xã, phường, thị trấn.

Số trợ giúp viên pháp lý ở hai tỉnh Bắc Kạn và An Giang đều là 4 người, với tỷ lệ nam/nữ khá đồng đều. Tất cả các trợ giúp viên pháp lý đều thuộc nhóm dân tộc đa số72, và không nói được tiếng dân tộc thiểu số. Đây là điểm hạn chế mà lãnh đạo các Trung tâm thường nhắc đến trong việc cung cấp trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số, vì nhiều người trong số họkhông nói được tiếng Kinh.

“Khó khăn lớn nhất khi sử dụng trợ giúp pháp lý cho người DTTS là sự bất đồng về ngôn ngữ. Hiện nay trung tâm có 4 trợ giúp viên nhưng không ai nói được tiến dân tộc Mông, Dao. Vì vậy rất khó cho việc tuyên truyền và trợ giúp pháp lý cho 2 dân tộc thiểu số này.”

(Lãnh đạo Trung Tâm TGPL tỉnh Bắc Kạn)

Bng 7: Scác cơ quan, tổ chc và cá nhân cung cp dch v pháp lý / tr giúp pháp lý cho người dân hai tnh Bc Kn và An Giang (s liệu năm 2009)

Cơ quan, tổ chc, cá nhân Bc Kn An Giang

Trung Tâm Trợ Giúp Pháp Lý 01 01

Trợ giúp viên pháp lý, trong đó: Nam Nữ 04 02 02 04

Cộng tác viên trợ giúp pháp lý, trong đó: Nam Nữ Luật sư 173 137 36 07 51 (2010) 26 70

Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam, 2009 71

Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008 72

Ở An Giang, nhóm đa số là người Kinh, còn ở Bắc Cạn là người Tày. Tính trên bình diện cả nước, người Tày là dân tộc thiểu số, nhưng ở Bắc Cạn đây là nhóm có mức sống cũng như các chỉ số phát triển cao nhất tỉnh. Các dân tộc thiểu số ở Bắc Cạn là Dao, Mông, Sán Chỉ, Lô Lô và các dân tộc khác.

Chi nhánh Trung Tâm Trợ Giúp Pháp Lý 03 02

Câu Lạc Bộ Trợ Giúp Pháp Lý 100 58

Thành viên Câu Lạc Bộ Trợ Giúp Pháp Lý 672

Luật sư 04 46

Văn phòng luật sư 0 29

Công ty luật 0 01

Luật sư hành nghề cá nhân 0 01

Nguồn: Phỏng vấn TTTGPL và các nguồn tài liệu thứ cấp

Ngoài đội ngũ trợ giúp viên pháp lý, các Trung Tâm TGPL còn có đội ngũ các cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Theo quy định của Luật Trợ Giúp Pháp Lý, cộng tác viên là người không thuộc biên chế của Trung Tâm TGPL và không nhất thiết phải có bằng cử nhân luật. Nếu họ không phải là luật sư thì họ chỉ có thể tư vấn pháp luật trong những lĩnh vực chuyên môn của họ, mà không được thực hiện vai trò đại diện. Khi một cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý cho người thuộc diện trợ giúp pháp lý, họ có thể gửi thanh toán về Trung Tâm cho công việc của họ. Số tiền thường không nhiều và có những cộng tác viên thấy không đáng để làm tất cả các thủ tục liên quan đến tài chính. Số cộng tác viên TGPL ở Bắc Kạn là 173, khoảng 25% là nữ, và có 7 luật sư, trong đó 3-4 người vẫn còn hoạt động, số còn lại thì đã già, yếu. Cộng tác viên của trung tâm là các cán bộ tư pháp xã, cán bộ các phòng ban của huyện, cán bộ làm bên công an tỉnh, Sở Lao Động - Thương Binh và Xã Hội, cán bộ làm bên bảo hiểm. Ở An Giang, số cộng tác viên TGPL ít hơn ở Bắc Kạn, chỉcó 51 người. Năm 2008 số lượng cộng tác viên là 120 người, nhưng sau đó Trung Tâm TGPL đã tập trung củng cố theo hướng nâng cao chất lượng đội ngũ và như vậy số lượng giảm xuống còn 37 năm 2009, sau đó tăng lên 51 năm 2010. Sốlượng luật sư làm cộng tác viên TGPL ởAn Giang cao hơn Bắc Kạn nhiều, 25 so với 7.

Nhóm nghiên cứu quan sát thấy ở các xã nghiên cứu CLB TGPL bao gồm tất cả các thành viên UBND xã và trưởng thôn. CLB thường đóng vai trò là người tổ chức các hoạt động TGPL lưu động của Trung Tâm TGPL, hoặc các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật trên địa bàn xã. Vai trò của các CLB trong việc trực tiếp cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật cho người dân rất mờ nhạt.

Ngoài hệ thống trợ giúp pháp lý từ tỉnh đến huyện đến xã như đã mô tảở trên, còn có các Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc các đoàn thể chính trị xã hội, ví dụ như Hội Phụ Nữ hoặc Hội Nông Dân tỉnh. Các tổ chức này cũng thực hiện phổ biến và tư vấn pháp luật cho hội viên của mình về những vấn đề mà họ quan tâm như Luật đất đai, Luật hôn nhân và gia đình, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Bình đẳng giới hay Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Ở An Giang, Trung Tâm tư vấn pháp luật của Hội LHPN tỉnh An Giang tham gia nhiều trong việc tư vấn cho phụ nữ kết hôn với người nước ngoài. Ngoài ra, Hội LHPN tỉnh An Giang còn thực hiện hoạt động giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của Hội viên, tuy nhiên, trong cảnăm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 thì chỉcó 2 trường hợp đơn thư của phụ nữ dân tộc Khơ Me gửi lên và không có trường hợp nào từ phụ nữ dân tộc Chăm.

Đặc biệt ở An Giang, những vị chức sắc tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong việc hòa giải, giải quyết các mâu thuẫn tại địa phương. Những vị này cai quản các chùa thường có ở mỗi ấp. Họ là người cùng dân tộc và sinh sống gần gũi với người dân. Tuy nhiên, những người này hầu hết đều là nam giới, đã lớn tuổi và không biết nhiều về luật pháp đặc biệt là Luật BĐG hay Luật PCBLGĐ. Người dân cũng nhắc đến một số người khác mà họ hay tìm đến để nhờ vả mỗi khi có việc cần phải liên hệ với chính quyền. Trưởng thôn là những người cũng được người dân ở Bắc Kạn nhắc đến khi có các vấn đề khúc mắc.

Nhờ ông trong ấp viết hộđơn, ai cần viết đơn xin đi làm hay đơn gửi lên xã cũng nhờ

ông ấy thôi. Ông ấy không lấy công nhưng nếu cho ông ấy bao Zet [bao thuốc lá] thì

đỡ ngại.

(Phỏng vấn phụ nữKhơ Me, xã Cô Tô, Tri Tôn, An Giang)

Một phần của tài liệu Đánh giá tiếp cận và sử dụng các dịch vụ pháp lý của phụ nữ dân tộc thiểu số (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)