Mối quan hệ giữa số lần chuyển trọ với giá thuê trọ, môi trường

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN KINH TẾ QUỐC DÂN VỀ NHÀ TRỌ HIỆN NAY (Trang 33)

5. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1.3.Mối quan hệ giữa số lần chuyển trọ với giá thuê trọ, môi trường

tình hình an ninh trật tự và ý thức tự học của sv

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của sv đối với nhà trọ hiện tại của mình. Có yếu tố do nhà trọ, cũng có yếu tố từ các bạn sv, để đánh giá được hết tất cả các yếu tố đòi hòi rất nhiều thời gian và công sức. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá mức độ hài lòng của sv thông qua việc phân tích đa biến của các yếu tố ảnh hưởng bao gồm:

+ Giá thuê trọ : đây là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất và luôn được các bạn sv quan tâm khi lựa chọn nhà trọ. Nó phản ánh một phần chất lượng của nhà trọ mà chủ nhà trọ căn cứ vào đó để đưa ra mức giá, nó cũng thể hiện kì vọng của các bạn sv về chất lượng nhà trọ mà các bạn sv muốn thuê với mức giá đó. Giá nhà trọ luôn là một yếu tố quan trọng để phản ánh nhiều vấn đề về nhà trọ

+ Môi trường sống ở quanh nhà trọ : môi trường sống là một yếu tố rất quan trọng, môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của sv, qua đó ảnh hưởng tới đời sống và học tập của sv. Để đảm bảo sức khỏe các sv luôn muốn lựa chọn cho mình nhà trọ có điều kiện sống tốt nhất

+ Tình hình an ninh trât tự : hiện nay tình hình an ninh trật tự rất phức tạp. Các vấn đề về trộm cắp, ma túy , tệ nạn xã hội…luôn được các bạn sv quan tâm hàng đấu. Hiện nay sv cũng có rất nhiều tài sản như điện thoại, laptop, xe máy…cho nên họ luôn muốn có một nhà trọ có an ninh trật tự tốt

+ Ý thức học tự học của các bạn sv : mỗi sv đều có ý thức tự học khác nhau. Có bạn không thể học tốt khi ở trong nhà trọ, nhà trọ có đông người, có bạn lại muốn ở cùng bạn bè để giúp đỡ nhau trong học tâp. Điều này cũng ảnh huởng tới sự hài lòng của sv

Để luợng hóa sự đánh giá về mức độ hài lòng của sv đối với nhà trọ, nhóm nghiên cứu tiến hành xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính để đánh giá tác động của các yếu tố

Xây dựng định dạng mô hình để đánh giá sự tác đông của các yếu tố trên tới sự hài lòng của sv, nhóm nghiên cứu đã chọn yếu tố "Số lần chuyển nhà trọ

một năm của sv ’’ làm biến phụ thuộc. Số lần chuyển trọ của sv trong một năm

phản ánh được mức độ hài lòng của sv vì sv luôn muốn tìm được một nơi trọ hài lòng nhất, nếu nơi nào sv cảm thấy hài lòng thì sv thường ít có ý định chuyển nhà trọ và ngược lại nơi nào sv chưa cảm thấy hài lòng thì họ sẽ có xu hướng chuyển tới một nơi trọ mới có các điều kiện tốt hơn.

Mô hình hồi quy

M = C+a1+a2X+a3H+a4A+a5E

Trong đó:

M: Số lần chuyển nhà trọ trong một năm của sv

C: Hệ số chặn của mô hình X: Giá thuê nhà trọ (triệu đồng)

H : Ý thức tự học của sv, để tiện cho phân tích ta đặt H là biến giả với + H = 1 : Ý thức học tốt

+ H = 0 : Ý thức học không tốt A : Tình hình an ninh trật tự + A = 1 : An ninh trật tự tốt

+ A = 0 : An ninh trật tự không tốt E : điều kiện môi trường sống + E = 1 : Điều kiện môi trường tốt

+ E = 0 : Điều kiên môi trường không tốt

Bảng 2.6. Hệ số tương quan giữa số lần chuyển nhà trọ trong năm, giá thuê, ý thức tự học của sv, tình hình an ninh trật tự và điều kiện môi

trường sống M X H A E M 1 0.575168 -0.592561 -0.567281 -0.638084 X 0.575168 1 -0.524693 -0.395383 -0.40595 H -0.592561 -0.524693 1 0.372036 0.37115 A -0.567281 -0.395383 0.372036 1 0.268328 E -0.638084 -0.40595 0.371154 0.268328 1

Từ bảng hệ số tương quan giữa các biến ta thấy mối liên hệ giữa biến phụ thuộc X và các biến giải thích chưa thật sự chặt chẽ (cột thứ 2), hệ số tương quan của các biến giải thích với biến phụ thuộc chỉ từ 0,5 - 0,65. Điều này là do:

+ Thứ nhất: trong mô hình có nhiều biến giả, các biến này được thu thập dựa trên ý kiến chủ quan của mỗi người được hỏi nên nó không thực sự chính xác, độ tin cậy không cao

+ Thứ hai: mẫu điều tra chưa đủ lớn, chưa phản ánh đầy đủ thực tế vấn đề. Điều này do khả năng điều tra có hạn của nhóm nghiên cứu

+ Tuy các biến không có độ tương quan cao với nhau nhưng ta vẫn có thể xây dựng mô hình hồi quy với một độ tin cậy xác định và kiểm nghiệm nó bằng lý thuyết và thực tiễn.

Từ cột 2 của bảng số liệu cho ta biết mối quan hệ giữa biến M và biến X là quan hệ thuận chiều do hệ số tương quan dương, mối quan hệ giữa biến M và các biến H, A, E là nghịch chiều do hệ số tương quan âm. Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tế

Kết quả ước lượng

Tiến hành hồi quy các biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất trên phần mềm eview với 70 quan sát, mức ý nghĩa để bác bỏ các kết luận thống kê là 0,1 ta thu được kết quả sau:

Bảng 2.7. Hàm hồi quy giữa số lần chuyển nhà trọ trong năm, giá thuê, ý thức tự học của sv, tình hình an ninh trật tự và điều kiện môi trường sống

Dependent Variable: M Method: Least Squares Date: 03/21/13 Time: 05:02 Sample: 1 70

Included observations: 70 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 1.297 0.591166 2.194940 0.0317

X 0.566 0.308556 1.836312 0.0709

H -0.544 0.194208 -2.802125 0.0067

A -0.673 0.177417 -3.797960 0.0003

E -0.922 0.185782 -4.963308 0.0000

R-squared 0.666776 Mean dependent var 0.971429

Adjusted R-squared 0.646270 S.D. dependent var 1.116042

Nguồn: Phân tích từ 70 quan sát của nhóm nghiên cứu

M = 1.297 + 0.566*X - 0.544*H - 0.673*A - 0.922*E

Với mức ý nghĩa để bác bỏ các kết luận thống kê là 0,1. Ta thấy giá trị prob của tất cả các hệ số ước lượng đều nhỏ hơn 0,1 cho ta kết luận là tất cả các hệ số ước lượng hồi quy đều có ý nghĩa thống kê

Hệ số R-square = 0,6667 cho biết hàm hồi quy giải thích đựợc 66,67% sự biến đổi của biến giải thích M.

Ý nghĩa các hệ số ước lượng

C=1,297 cho biết khi các yếu tố khác không có thì sv vẫn có nhu cầu chuyển nhà trọ, điều này là phù hợp với thực tế vì có rất nhiều các nguyên nhân để sv chuyển nhà trọ chứ không chỉ các yếu tố trên mới quyết định số lần chuyển nhà trọ của sv

a1=0,566 cho biết khi giá nhà trọ tăng 1 triệu đồng thì số lần các sv chuyển nhà trọ tăng lên trung bình 0,566 lần và ngược lại, a1 > 0 phù hợp với thực tếdo khi giá nhà tăng lên thì các sv có xu hướng chuyển tới nhà trọ có mức giá rẻ hơn . Điều này cũng phù hợp với giá trị hệ số tương quan của M và X là giá trị dương biểu hiện mối quan hệ đồng chiều

a2= - 0,544 cho biết khi ý thức tự học tốt H=1 thì số lần chuyển trọ giảm trung bình 0,544 lần. Điều này phù hợp với giá trị hệ số tương quan của M và H là giá trị âm biểu hiện mối quan hệ nghịch chiều

a3= - 0,673 cho biết khi tình hình an ninh trật tự tốt A=1 thì số lần chuyển trọ giảm trung bình 0,673 lần.Mối quan hệ của biến M và a là mối quan hệ nghịch chiều

a4= - 0,922 cho biết khi chất luợng môi trường sống tốt E = 1 thì số lần chuyển trọ trung bình giảm 0,922 lần. Số lần chuyển trọ cũng tỷ lệ nghịch với điều kiện môi trường sống

Mô hình hồi quy đánh giá sự tác động của các yếu tố tới số lần chuyển trọ cho thấy mối quan hệ của yếu tố tới sự hài lòng của sv đối với nhà trọ. Từ đó ta có thể lập biện pháp để tăng độ hài lòng thỏa mãn của sv đối với nhà trọ như:

 Về phía chủ nhà trọ, đặt ra mức giá thuê nhà hợp lý, cải thiện tình hình an ninh và môi trường khu trọ để ngày càng tốt hơn

 Về phía sv, nâng cao ý thức tự học của mình, tìm hiểu kĩ trước khi tìm nhà trọ

2.2. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sv trường Đại học Kinh tế Quốc dân về nhà trọ hiện nay.

Mẫu số liệu thu thập được 70 sv ĐHKTQD, chúng tôi phân tích các biến bằng phần mềm SPSS 16 ta có được kết quả như sau:

Bảng 2.8. Một số nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sv về nhà trọ Mức độ Rất hài lòng (1) Hài lòng (2) Bình thường (3) Không hài lòng (4) Rất không hài lòng (5) % % % % % 1 . Chi phí thuê trọ 2,9 8,6 27,1 47,1 14,3 2. Khoảng cách từ nhà trọ đến trường ĐHKTQD 5,7 12,9 27,1 44,3 10,0

3 . Điều kiện khu vệ sinh và chỗ nấu ăn 5,7 22,9 41,4 27,1 2,9 4. Chất lượng môi trường sống xung quanh 4,3 25,7 35,7 28,6 5,7 5. Mối quan hệ của bạn với chủ nhà trọ 14,3 30,0 28,6 18,6 8,6

Nguồn: Phân tích từ 70 quan sát của nhóm nghiên cứu

Từ bảng trên ta thấy, mức độ rất hài lòng và hài lòng thì mối quan hệ với chủ nhà trọ chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 14,3% và 30,0% số lựa chọn; mức không hài lòng và rất không hài lòng về chi phí thuê trọ chiếm tỷ lệ cao nhất là 47,1% và 14,3% số lựa chọn. Điều này cho thấy rằng, chi phí thuê trọ (bao gồm tiền thuê trọ, tiền điện, nước, internet,…) sv phải trả hàng tháng cao, không phù hợp với thu nhập hàng tháng của sv.

Bảng 2.9. Điểm trung bình về mức độ hài lòng của sv qua các yếu tố

Yếu tố Quan sát Điểm trung bình

Chi phí thuê trọ 70 3,61 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoảng cách từ nhà trọ đến trường ĐHKTQD 70 3,4

Điều kiện khu vệ sinh và chỗ nấu ăn 70 2,99

Chất lượng môi trường sống xung quanh 70 3,06

Mối quan hệ của bạn với chủ nhà trọ 70 2,77

Nguồn: Phân tích từ 70 quan sát của nhóm nghiên cứu

Điểm trung bình về mức độ hài lòng qua các yếu tố cho biết mức độ hài lòng của sv. Điểm trung bình dao động từ 1 – 5, điểm trung bình càng lớn thì mức hài lòng càng thấp, điểm trung bình càng nhỏ thì mức hài lòng càng lớn.

Quan sát bảng trên ta thấy, sv hài lòng nhất về mối quan hệ của họ với chủ nhà trọ, tiếp đó là điều kiện về khu vệ sinh và nấu ăn; không hài lòng nhất vẫn là chi phí thuê trọ, sau đó là không hài lòng về khoảng cách từ nhà trọ đến

trường ĐHKTQD và chất lượng môi trường sống xung quanh. Đó là kết quả khảo sát trên 70 quan sát tại trường ĐHKTQD. Sau đây chúng tôi sẽ đi vào phân tích từng nhân tố để hiểu rõ hơn về mức độ hài lòng của sv về nhà trọ hiện nay.

2.2.1.Chi phí thuê trọ ảnh hưởng như thế nào đến mức độ hài lòng của sv trường Đại học Kinh tế Quốc Dân về nhà trọ hiện nay

Theo bảng 2.7 thì tỷ lựa chọn cho rằng chi phí thuê trọ hàng tháng phải trả là không hài lòng chiếm tỷ lệ cao nhất, tới 47,1% số lựa chọn, mức độ hài lòng là bình thường chiếm tỷ lệ 27,1% số lựa chọn, tỷ lệ rất hài lòng là thấp nhất chỉ chiếm 2,9% số lựa chọn

Hình 2.3. Mức độ hài lòng của sv trường ĐHKTQD về chi phí thuê trọ

Nguồn: Phân tích từ 70 quan sát của nhóm nghiên cứu

Về giá thuê nhà: giá thuê nhà trọ được đưa ra không theo quy định gì, không có các cấp, các ngành quản lý; những chủ nhà trọ thường dựa vào vị trí địa lý như có gần trường hay không, đi đến trường mất bao nhiêu phút,…từ đó họ tự đưa ra mức giá mà theo họ là xứng đáng. Họ thường có câu nói : “Nếu không ở thì có người khác ở, thiếu gì người,…”, sv vì nhu cầu học tập, muốn tìm chỗ ở gần trường do vậy sv phải chịu những mức giá thuê nhà cao.

Còn nguyên nhân nữa đó là tăng giá nhà, không kiểm soát cũng ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sv về nhà trọ. Cứ mỗi đợt nhà nước tăng lương thì giá nhà cũng theo đó mà tăng lên, mức tăng này cũng tự do chủ nhà trọ quyết định, mà không có sự thỏa thuận giữa sv và chủ nhà trọ. Tăng giá thuê nhà mà chất lượng không đổi điều đó thật là phi lý. Tất cả chịu thiệt là người sv đi thuê trọ.

Nếu so sánh với sv ở trong ký túc xá ĐHKTQD thì ta thấy được chi phí thuê trọ ngoài của sv là cao. Đối với sv ở trong ký túc xá thì tiền thuê trọ trung bình hết 200.000 đồng/tháng/người (với những sv bình thường), đối với sv thuộc diện ưu tiên (con thương binh hay thuộc hộ nghèo,…) thì tiền thuê trọ trung bình hết 160.000 đồng/tháng/người (đã được trợ giá từ nhà trường là 20% so với tiền thuê trọ trung bình chung). Trong khi đó, đối với sv thuê trọ ngoài tiền thuê trọ trung bình là 1,67 triệu đồng/tháng/phòng, tính ra mỗi người chi trung bình từ 700.000 đồng – 900.000 đồng/tháng cho việc thuê trọ; cao hơn gấp từ 3 – 5 lần so với sv ở trong ký túc xá

Về giá điện: Giá điện này do các chủ nhà trọ tự quy định, không tuân theo một quy định nào của nhà nước. Họ cho rằng giá điện sv đang dùng là giá điện dùng cho sản xuất, đồng thời do hóa đơn tiền điện tính lũy tiến, ….Thực chất, các chủ nhà trọ đang cố tình làm sai hoặc hiểu sai bản chất của vấn đề, mục đích để kiếm được ít lợi nhuận từ tiền điện này. Theo hướng dẫn thực hiện giá bán điện (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BCT ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Bộ Công Thương) có quy đinh rõ: sinh viên là đối tượng được áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang

So với sv ở trong ký túc xá ĐHKTQD: đối với sv ở trong ký túc xá, giá điện là 1.000 đồng/kwh, mỗi sv được nhà trường hỗ trợ 10 kwh đầu tiên. Trong khi đó, đối với sv thuê trọ ngoài giá điện phải trả trung bình từ 3.000 đồng/kwh – 5.000 đồng/kwh; cao hơn gấp từ 3 – 5 lần so với sv ở trong ký túc xá.

Theo hướng dẫn thực hiện giá bán điện (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BCT ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Bộ Công Thương) thì tại điểm e, điều 4, mục III của hướng dẫn này có quy định: “Việc ký hợp đồng mua điện

đối với trường hợp cho thuê nhà để sử dụng vào mục đích sử dụng thực hiện như sau:

- Chủ nhà cho thuê phải xuất trình giấy đăng ký tạm trú của người thuê nhà;

- Tại mỗi địa chỉ nhà cho thuê, Bên bán điện chỉ ký một hợp đồng mua bán điện (HĐMBĐ) duy nhất;

- Đối với trường hợp cho hộ gia đình thuê: Chủ nhà trực tiếp ký HĐMBĐ hoặc ủy quyền cho hộ gia đình thuê nhà ký HĐMBĐ (có bảo lãnh thanh toán tiền điện), mỗi hộ gia đình thuê nhà được tính một định mức;

- Đối với trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà có thời hạn từ 12 tháng trở lên thì chủ nhà trực tiếp ký HĐMBĐ hoặc ủy quyền cho đại diện người lao động hoặc sinh viên thuê nhà ký kết HĐMBĐ (có bảo lãnh thanh toán tiền điện của chủ nhà). Trong trường hợp này, cứ 04 người (căn cứ vào giấy đăng ký tạm trú) tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang, cụ thể: 01 người được tính là 1/4

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN KINH TẾ QUỐC DÂN VỀ NHÀ TRỌ HIỆN NAY (Trang 33)