Giải pháp để tăng mức độ hài lòng của sv về nhà trọ

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN KINH TẾ QUỐC DÂN VỀ NHÀ TRỌ HIỆN NAY (Trang 48)

* Về phía nhà nước:

- Có chính sách quản lý giá thuê nhà, giá điện, giá nước hợp lý, theo một quy định chung, phù hợp với từng quận. Các quận phối hợp với nhà cung cấp điện, nước kiểm soát chặt chẽ đối tượng sử dụng điện, nước để từ đó công khai mức giá áp dụng với từng đối tượng nhất là sv. Chủ tịch quận, phường tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát, quản lý giá thuê nhà trên địa bàn mình; có những chế tài xử phạt thật nặng nếu chủ khu trọ thu tiền thuê nhà quá cao hoặc tăng giá bất hợp lý.

- Theo quyết định số 76/2004/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ, ngày 06 tháng 05 năm 2004 phê duyệt định hướng phát triển nhà đến năm 2020, có thể hiện rõ giải pháp phát triến nhà ở cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp:

- Tổ chức công tác điều tra, đánh giá và xác định cụ thể nhu cầu về nhà ở của người lao động làm việc tại các khu công nghiệp tập trung, nhu cầu nhà ở của sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn để có cơ sở bố trí quy hoạch, kế hoạch xây dựng nhà ở phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Chú trọng việc quy hoạch xây dựng nhà ở phục vụ nhu cầu phát triển khu công nghiệp; huy động các nguồn vốn từ các doanh nghiệp, sử dụng lao động kết hợp với phần đóng góp của người lao động để đầu tư xây dựng nhà ở.

- Ban hành cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc tại các khu công nghiệp, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thuê.

Theo tìm hiểu của chúng tôi được biết, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đã ra quyết đinh số 851/QĐ-UBND vào tháng 6/2012 về việc: “Quy định giá cho thuê nhà ở đối với học sinh, sv tại khu nhà ở sv của ban quản lý nhà ở sv”. Theo đó mức giá cho thuê: 65.000đ/sv/tháng (Sáu mươi lăm nghìn đồng một sv một tháng); mức giá trên đã bao gồm các chi phí: chi phí điện chiếu sáng công cộng; trông giữ xe đạp, xe máy; chi phí bảo vệ; vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, diệt côn trùng. Diện tích thuê cho một sv: 4m2; 1 phòng cho 8 sv thuê. Diện tích sử dụng bao gồm: diện tích sử dụng để ở, diện tích các khu chức năng sử dụng chung trong căn nhà chung cư như công trình phụ, hành lang, ban công, sân phơi...

Hay Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk đã ra quyết định số 29/2012/QĐ- UBND vào tháng 8/2012 về việc quy định: “Ban hành giá cho thuê nhà ở xã hội, nhà ở sv được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk”. Theo đó giá cho thuê nhà ở sv được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk như sau: giá cho thuê đối với 1 sv: 135.000 đồng/1SV/1 tháng. Tiêu chuẩn diện tích ở đối với 1 sv tối thiểu là 4 m2. Chi phí cấu thành giá cho thuê nhà ở sv được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước bao gồm: chi phí quản lý vận hành nhà ở, chi phí bảo trì nhà ở. Nguyên tắc thu tiền thuê nhà: tiền thuê nhà được thu hàng tháng; các cơ quan quản lý nhà thu trực tiếp từ người sử dụng nhà; trong trường hợp Nhà nước có điều chỉnh tăng tiền lương cơ bản, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ có Quyết định điều chỉnh tăng mức giá cho thuê nhà ở tương ứng với tỷ lệ tăng tiền lương.

Qua đó ta thấy giá nhà trọ ở Hà Nội nói chung và giá nhà trọ sv ĐHKTQD phải trả hàng tháng không được quản lý chặt chẽ. Các cấp, các ngành ở Hà Nội

có thể quản lý giá thuê nhà cũng như diện tích nhà trọ như trên để nâng cao chất lượng nhà trọ, từ đó làm tăng mức độ hài lòng của sv ĐHKTQD về nhà trọ hiện nay.

- Có chính sách đẩy mạnh phát triển nhà ở cho sv ĐHKTQD

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP vào tháng 4/2009 về

“Một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sv các cơ sở đào tạo và nhà ơ cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, người thu nhập thấp tại khu vực đô thị”. Theo đó:

Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở sv chủ yếu do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng nguồn ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương), đồng thời Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở cho sv thuê theo phương thức xã hội hóa quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ- CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực GD, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 69/2008/NĐ-CP).

Các dự án xây dựng nhà ở cho sv chủ yếu được thực hiện theo hướng tập trung, đáp ứng yêu cầu mỗi dự án có thể giải quyết chỗ ở cho sv của một số trường hoặc cụm trường, phù hợp với quy hoạch xây dựng trên địa bàn.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) là cơ quan tổ chức quản lý các dự án nhà ở sv trên địa bàn.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Xây dựng hoặc cơ quan có chức năng làm chủ đầu tư các dự án nhà ở sv tập trung. Đối với các dự án nhà ở sv được đầu tư trong khuôn viên cơ sở đào tạo thì cơ sở đào tạo đó được giao làm chủ đầu tư. Chủ đầu tư được phép thành lập Ban quản lý dự án nhà ở sv hoặc giao cho các cơ quan có chức năng tại địa phương theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng và quản lý khai thác dự án sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng.

Quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở sv được bố trí bằng quỹ đất đã được thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy hoạch; được sử dụng quỹ đất 20%

dành để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới trên địa bàn và quỹ đất hiện có trong khuôn viên các cơ sở đào tạo được quy hoạch xây dựng nhà ở sv.

Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng được trích từ nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất để lại cho địa phương.

Vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở sv được huy động từ nguồn trái phiếu Chính phủ; từ ngân sách hàng năm của địa phương và các Bộ, ngành để đầu tư cho GD, đào tạo.

Các dự án nhà ở sv đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước được vay từ nguồn tín dụng ưu đãi của Nhà nước và Quỹ phát triển nhà ở của địa phương (nếu có).

Việc xác định giá thuê nhà ở sv tại các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định theo nguyên tắc chỉ tính đủ các chi phí quản lý, vận hành và bảo trì.

Giá thuê nhà ở sv tại các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt căn cứ đề nghị của chủ đầu tư, theo nguyên tắc không được tính các ưu đãi của Nhà nước vào giá thuê và bảo đảm lợi nhuận định mức tối đa 10%, với thời hạn thu hồi vốn tối thiểu là 20 năm.

Sv có hoàn cảnh khó khăn được Nhà nước hỗ trợ cho vay vốn để thanh toán tiền thuê nhà theo quy định tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ vế tín dụng đối với học sinh, sv.

Chủ đầu tư các dự án nhà ở sv được cung cấp miễn phí thiết kế mẫu, thiết kế điển hình về nhà ở cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật về thi công, xây lắp nhằm bảo đảm giảm giá thành xây dựng công trình; được áp dụng hình thức tự thực hiện nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật hoặc chỉ định thầu đối với các hợp đồng tư vấn, thi công xây lắp và mua sắm thiết bị với tỷ lệ tiết kiệm phù hợp.

Chủ đầu tư các dự án nhà ở sv được phép thuê, ủy thác cho các đơn vị có chức năng hoặc thành lập tổ chức dịch vụ nhà ở để quản lý, vận hành quỹ nhà ở. Đơn vị quản lý, vận hành quỹ nhà ở sv được phép kinh doanh các dịch vụ khác

trong khu ở để tạo nguồn bù đắp chi phí quản lý vận hành, bảo trì nhằm giảm giá thuê nhà ở.

- Xây dựng các tiêu chí về tiêu chuẩn của nhà trọ cho sv ĐHKTQD

Các cấp, các ban ngành của TP Hà Nội có thể ứng dụng Quyết định số 73/2011/QĐ-UBND tỉnh Đồng Nai vào tháng 12/2011 về “Tiêu chí khu nhà trọ văn hóa tại các khu nhà trọ của công nhân và người lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” . Theo đó ta có bảng (xem phụ lục 3)

Hội sv trường ĐHKTQD phối hợp tổ chức cùng các phường và các chủ khu trọ thi đua xây dựng nhà trọ văn hóa. Điều này làm thúc đẩy việc cải thiện và nâng cao chất lượng nhà trọ cho sv ĐHKTQD (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Về phía nhà đầu tư: chúng tôi đề xuất giải pháp xây dựng nhà trọ tập

thể cho sv trên phương diện là nhóm nghiên và với các chính sách hỗ trợ của nhà nước (về quỹ đất và vốn vay). Hiện nay, do quỹ đất hạn hẹp nên chúng tôi chỉ đề xuất mô hình với diện tích là 5000m2 đáp ứng được 2000 chỗ ở cho SV gồm 2 block nhà với chiều cao 15 tầng: Trong đó có các công trình phục vụ như sân đá bóng mini, bóng chuyền, hồ bơi, thư viện, siêu thị mini, trạm y tế, các câu lạc bộ… các loại hình này không chỉ phục vụ cho sv mà còn có thể kết nối cộng đồng bằng cách cho thuê một số loại hình dịch vụ.

Như vậy mô hình này tuy không mang lại nhiều lợi nhuận cho các chủ đầu tư như các dự án khác nhưng ổn định về lâu dài, sẽ giải quyết được chỗ ở cho sv hiên nay và được nhà nước ưu tiên. Đối với sv được ở trong nhà trọ này thì thật sự thoải mái với giá cả hợp lý với túi tiền của sv. Nhà trọ lúc này không phải chỉ là nơi đề ở mà ở đó sv còn có thể vui chơi, học tập. Vì ở đây sv có thể tham gia hoạt động tong các hệ thống dịch vụ như làm thêm trong căn tin, ngoài ra đối với sv học về thiết kế, quàn lý, kiến trúc hệ thống siêu thị, quầy bar là nơi lý tưởng để sv thực tập…Qua đó tạo điều kiện việc làm, kinh nghiệm và là nơi vui chơi giải trí lành mạnh, hữu ích cho sv.

Ưu điểm của mô hình:

Sv ở trong mô hình này sẽ được thoải mái dễ chịu bởi các hệ thống các sân thể thao, cây xanh công viên.

Thuận lợi giao thông giúp cho sv đi lại dễ dàng, bởi có những tuyến xe buýt chạy ngang qua và khoảng cách từ mô hình này đến trường mà chúng tôi đang nghiên cứu phù hợp cho việc đi lại của sv.

Sv được nâng cao trình độ học tập bởi họ có thể được thực hành trực tiếp trong mô hình này bởi các quán bar, siêu thị…đây còn là nơi giúp việc làm tăng thu nhập cho các sv.

Mô hình mà chúng tôi đưa ra không chỉ dành riêng cho sv của một trường mà dành chung cho sv cho nhiều trường trong đó có cả dân lập, đây là yếu tố mà từ trước dến nay chưa có. Việc tạo chỗ ở chung giúp sv công lập và dân lập có cơ hội giao lưu học hỏi, xóa dần khoảng cách giữa các trường công và tư. Giúp cho các bạn có cơ hội so sánh sức học và cùng nhau phấn đấu.

* Về phía các chủ nhà trọ: nên tu bổ, cải thiện nhà trọ mình, đảm bảo

sạch sẽ, thoáng mát, có không gian vui chơi giải trí cho sv. Đồng thời, họ luôn phải tạo ra không gian tự do và đảm bảo tình hình an ninh khu trọ mình. Các chủ khu trọ phải thực hiện đúng việc khai báo tạm trú, tạm vắng cho sinh, từ đó nâng cao quyền lợi cho sv khi bị mất cắp đồ đạc, ...

* Về phía các bạn sv ĐHKTQD: vào các dịp bắt đầu của năm học mới,

các bạn sv khóa trước nên tổ chức đội thanh niên tình nguyện cùng nhau đi đến các khu dân cư cho sv thuê nhà để tìm kiếm đồng thời vận động các hộ dân cho sv thuê nhà. Từ đó giúp đỡ được các bạn sv đang có nhu cầu tìm kiếm nhà trọ và thuê với giá phải chăng. Đặc biệt, là các anh chị khóa trước – những người đã có kinh nghiệm để tìm được chỗ trọ tốt nhất nên chia sẻ cho các sv mới nhập trường trong các buổi giao lưu như trong đội tình nguyện trường hay đội đồng hương,... như đội đồng hương Nghệ An – Hà Tĩnh, đội đồng hương Quảng Ninh, …

KẾT LUẬN

Công trình nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra thực tế và phương pháp tập hợp hệ thống số liệu, tư liệu phát hành qua kênh chính thức và kết quả đạt được là: xây dựng và đánh giá được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sv ĐHKTQD về nhà trọ; dựa trên đánh giá này để đưa ra định hướng và giải pháp tăng mức độ hài lòng của sv về nhà trọ.

Tất cả các giải pháp trên được thực hiện chúng tôi tin rằng mức độ hài lòng của sv ĐHKTQD về nhà trọ hiện nay sẽ tăng lên rất nhiều. Để thực hiện được điều đó, cần phải có sự quan tâm của nhà nước, nhà trường, hội sv, các đội tình nguyện trường và các chủ nhà trọ. Từ đó mức hài lòng về nhà trọ và kết quả học tập của sv ĐHKTQD sẽ tăng lên. Vì vậy, nguồn nhân lực trẻ, dồi dào sẽ góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước sau này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Thương mại - Khoản 2 điều 2 Quyết định số 747 –TM/KD ngày 7 tháng 9 năm1995 về kinh doanh nhà trọ.

2. Bộ Y tế - Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống số 1329/2002/BYT/ QĐ của Bộ Y tế.

3. Bộ Công thương – Thông tư số 08/2010/TT-BCT ngày 24 tháng 02 năm 2010 về hướng dẫn thực hiện giá bán điện

4. Chính phủ- Quyết định số 76/2004/QĐ-TTg về phê duyệt định hướng

phát triển nhà đến năm 2020

5. Chính phủ - Nghị quyết số 18/NQ-CP vào tháng 4/2009 về “Một số cơ

chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sv các cơ sở đào tạo và nhà ơ cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, người thu nhập thấp tại khu vực đô thị”.

6. Đoàn Nhã Trúc, “Khảo sát mức độ hài lòng của hành khách tại nhà

ga quốc tế Tân Sơn Nhất”, luận văn thạc sỹ kinh tế, năm 2007.

7. Hoàng Xuân Bích Loan, “Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại

ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh TP Hồ Chí Minh”,

luận văn Thạc sỹ kinh tế, năm 2008.

8. Lê Hữu Trang, “Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ

khách sạn của công ty cổ phần du lịch An Giang”, luận văn thạc sỹ kinh tế, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năm 2007.

9. Nhóm sv kinh tế lượng Đại học Linh Trung – Thủ Đức, “Các nhân tố

ảnh hưởng đến giá nhà trọ của sv làng Đại học Linh Trung- Thủ Đức”, đề

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN KINH TẾ QUỐC DÂN VỀ NHÀ TRỌ HIỆN NAY (Trang 48)