Hiệu quả xã hội trong tín dụng hộ nghèo và HSSV

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tín dụng hộ nghèo và học sinh, sinh viên tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội quận bình thủy (Trang 38)

Hiệu quả xã hội trong tín dụng hộ nghèo và HSSV là những kết quả đạt được sau khi giải ngân cho vay các đối tượng này. Chủ yếu đánh giá được bằng cách thống kê các chỉ số như: Số hộ được vay vốn trên số hộ xin vay, số hộ thoát khỏi khó khăn hay số hộ trả được nợ. Các chỉ số này phản ánh tình hình xã hội tiến triển thể nào sau khi nhận được nguồn vốn giải ngân từ ngân hàng. Các thống kê được kiểm chứng và giám sát bởi Ngân hàng CSXH Bình Thủy kết hợp với Ủy Ban Nhân Dân Quận Phân tích sau đây sẽ cụ thể hóa điều đó:

- Tín dụng HSSV

Từ bảng 4.7 ta thấy tống số HSSV nghèo xin vay đã giảm dần qua từng năm. Năm 2011 giảm 107 triệu đến 2012 giảm 296 hộ xuống chỉ còn 445 hộ so với 848 hộ năm 2010. Kéo theo đó số hộ HSSV được vay vốn cũng giảm theo, số giảm là 179 ở 2011 và 238 ở 2012. Ngược lại với tình hình trên số HSSV trả được nợ lại tăng tử 86 lên 149 trong 2010 và 2011, và từ đây tăng 151 hộ lên 300 hộ trong năm 2012 phản ảnh khả năng trả nợ tốt và vốn tích lũy sau nhiều năm của các hộ gia đình HSSV đã đủ trả nợ. Từ nguyên nhân

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Dư nợ cho vay đầu kì 27.690 27.690 34.658 Dư nợ cho vay cuối kì 27.690 34.658 36.328 Dư nợ bình quân 27.690 31.174 35.493 Doanh số thu nợ 886 1.855 5.174 Vòng quay vốn tín dụng

29

đó, ta có thể dự đoán số hộ trả nợ sẽ còn gia tăng bên cạnh tổng số hộ xin vay và được vay sẽ giảm theo do cuộc sống các hộ gia đình đã khá hơn.

Bảng 4.7: Hiệu quả trong tín dụng HSSV của Ngân hàng qua 3 năm ĐVT: Hộ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số hộ % Số hộ % Số hộ HSSV nghèo được vay vốn 848 669 431 (179) (22,84) (238) (35,58) Tổng số hộ HSSV nghèo xin vay vốn 848 741 445 (107) (12,62) (296) (39,95) Số hộ HSSV trả được nợ 86 149 300 63 73,26 151 101,34 Nguồn: Điều tra của PGD Ngân hàng CSXH Bình Thủy

Bảng 4.8: Tỷ lệ HSSV nghèo được vay vốn

ĐVT: % Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số điểm % % Số điểm % % Tỷ lệ HSSV nghèo được vay vốn 100 90,28 96,85 (9,72) (9,72) 6,57 7,28 Nguồn: Số liều từ bảng 4.7

Lấy số liệu từ bảng 4.8 ta được bảng 4.19 thể hiện tỷ lệ HSSV nghèo được vay vốn. Từ đây ta thấy tỷ lệ này giảm từ 2010 qua 2012, 100% giảm xuống còn 96,25%, tuy nhiên con số này là không đáng kể khi mà số HSSV xin vay vốn và được vay giảm đi đáng kể như phân tích ở bảng trên. Đây cũng có thể nói là tín hiệu đáng mừng khi ngày càng số HSSV xin vay giảm nhiều và số trả được nợ tăng lên thể hiện HSSV đã dần thoát khỏi khó khăn và tiến tới cải thiện đời sống.

30

Bảng 4.9: Hiệu quả trong tín dụng hộ nghèo của Ngân hàng qua 3 năm ĐVT: Hộ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chêch lệch 2011/2010 Chêch lệch 2012/2011 Hộ % Hộ % Số hộ nghèo được vay vốn 1.868 721 1.399 (1.147) (61,40) 678 94,04 Tổng số hộ nghèo xin vay vốn 1.868 727 1.403 (1.141) (61,08) 676 92,98 Số hộ thoát nghèo 125 140 514 15 12 374 267,14

Nguồn: Điều tra của PGD Ngân hàng CSXH Bình Thủy

Bảng 4.9 cho biết hiệu quả trong tín dụng hộ nghèo, và các chỉ tiêu đã thể hiện hiệu quả dần tốt hơn trong công tác cho vay. Từ năm 2010 số hộ xin vay và được vay như nhau (1.868 hộ), 2011 giảm mạnh chỉ còn 727 hộ và được vay là 721 hộ, chêch lệch khá lớn, đến năm 2012 tăng trở lại về số hộ xin vay (1.403 hộ) và số hộ được vay (1.399 hộ). Riêng về số hộ thoát nghèo, chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả tín dụng hộ nghèo. Tù 125 hộ 2010 tăng 15 hộ năm 2011 và tiếp tục tăng 374 hộ trong năm 2012 đạt 514 hộ thoát nghèo. Nguyên nhân chủ yếu của số hộ xin và được vay giảm rồi tăng là do bước đầu vay vốn, đầu tư và sản xuất sau một thời gian mới trả nợ và vay mới mở rộng sản xuất nên đã giảm mạnh sau 1 năm (năm 2011). Còn số hộ thoát nghèo tăng lên từng năm là do công tác giám sát và tư vấn trong làm ăn của Ngân hàng giúp người dân có kế hoạch sản xuất, kinh doanh đúng đắn và có vốn làm ăn nên đã thoát được nghèo.

Từ bảng 4.9 ta có được bảng 4.10 thể hiện tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn và tỷ lệ hộ thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn bằng số hộ nghèo xin vay trên số hộ nghèo được vay, nhìn vào bảng trên, chỉ số này giảm nhưng rất ít, 0,83% năm 2011 và 0,54% năm 2012 cho thấy khả năng đáp ứng vốn của Ngân hàng cho hộ nghèo là rất tốt, giúp những hộ này có vốn làm ăn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Và để đủ điều kiện là hộ nghèo để nộp đơn xin vay thì hộ dân phải đáp ứng các tiêu chí của quyết định 09/2011/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ về chuẩn nghèo nên hầu hết đơn nộp xin vay của các hộ này đều được chấp nhận. Với tình hình này, chỉ số này sẽ vẫn giữ ổn định ở mức cao trong tương lai.

31

Về tỷ lệ hộ thoát nghèo, là chỉ số hộ thoát nghèo trên tổng số hộ được vay. Ta thấy chỉ số này ngày càng tăng, chủ yếu là do số hộ thoát nghèo tăng rất nhanh những năm qua. Năm 2010 là 6,69%, 2011 là 19,42% tăng 12,73 điểm phần trăm, 2012 tăng 17,32 điểm phần trăm thành 36,74%. Tỷ lệ này càng cao, mà chủ yếu do số hộ thoát nghèo tăng cao cho thấy hiệu quả tích cực trong tín dụng hộ nghèo, góp phần rất lớn vào công tác xóa đói giảm nghèo. Và hứa hẹn, tình hình tương lai sẽ còn tốt hơn, giúp các hộ dân thoát khỏi khó khăn ngày một nhiều hơn.

Bảng 4.10: Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn

ĐVT: % Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chêch lệch 2011/2010 Chêch lệch 2012/2011 Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn 100 99,17 99,71 (0,83) 0,54 Tỷ lệ hộ thoát nghèo trên tổng số hộ vay vốn 6,69 19,42 36,74 12,73 17,32 Nguồn: Số liệu từ bảng 4.9 4.2 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Trong những năm triển khai chương trình tín dụng hộ nghèo và HSSV, PGD Quận Bình Thủy luôn thực hiện các phương châm cho vay “đúng địa chỉ, an toàn và hiệu quả”.

Vốn tín dụng hộ nghèo, HSSV đã góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người trên đại bàn quận, đạt 25 triệu đồng/ người/ năm, bên cạnh đó là hỗ trợ chi phí học tập cho hơn 5000 HSSV.

Thông qua việc cho vay hộ nghèo đã hình thành các mô hình, dự án làm ăn có hiệu quả như: trồng rau sạch, nuôi heo, trồng mận, làm bún, mua bán với quy mô hộ gia đình tại Trà Nóc. Làm vườn, làm mộc, nuôi cá ở phường Bùi Hữu Nghĩa. Trồng dưa hấu ở Long Tuyền và nhiều dự án kinh doanh có hiệu quả khác.

Cho vay HSSV, tạo được nguồn vốn đáp ứng chi phí học tập và sinh hoạt cho hàng ngàn HSSV trên địa bàn Quận, tạo tâm lí an tâm và tập trung để nâng cao thành tích học tập, góp phần xây dựng cho quê hương, đất nước. Bên cạnh tạo niềm tin cho các gia đình nghèo có con em đi học, phấn đấu, tích cực làm ăn, tiến tới cuộc sống đầy đủ hơn.

32

Hoạt động tín dụng hộ nghèo góp phần giảm số hộ nghèo trên địa bàn Quận. Tỷ lệ thoát nghèo tăng hằng năm từ 6,69% năm 2010 lên 36,74% năm 2012.

PGD luôn làm tốt công tác giao dịch lưu động và không ngừng cải cách thủ tục hành chính, thực hiện được cơ chế công khai, minh bạch trong việc cho vay, giải ngân.

Với phương thức giao dịch lưu động tại các phường hằng tháng đã tạo điều kiện cho các đối tượng chính sách dể dàng hơn trong tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng CSXH, tiết kiệm thời gian, chi phí.

Trong quá trình triển khai hoạt động tín dụng, PGD quận Bình Thủy nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp ủy, chính quyền địa phương và các cấp quần chúng nhân dân. Từ đó, củng cố lòng tin của dân với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

33

CHƯƠNG 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GIẢI PHÁP NÂNG CAO

HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỘ NGHÈO, HSSV TẠI PGD NGÂN HÀNG CSXH QUẬN BÌNH THỦY

5.1 CÁC CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2013 CỦA PGD NGÂN HÀNG CHXH QUẬN BÌNH THỦY. PGD NGÂN HÀNG CHXH QUẬN BÌNH THỦY.

Căn cứ kết quả hoạt động của năm 2012 và tình hình thực tế của địa phương, PGD Ngân hàng CSXH Quận Bình Thủy đề ra kế hoạch hoạt động trong năm 2013:

- Triển khai thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tín dụng do Chi nhánh giao trong năm 2013, phấn đấu thực hiện dư nợ đạt trên 70 tỷ đồng.

- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16/CT-UBND ngày 5/10/2011 của Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ, trọng tâm là thu hồi nợ còn tồn động; phấn đấu giữ vững nợ quá hạn dưới 1%.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Tổ giao dịch lưu động, Hội đoàn thể nhận ủy thác, củng cố và nâng cao chất lượng của tổ TK&VV.

- Đoàn kết nội bộ, ổn định bộ máy tổ chức, nâng cao đạo đức cán bộ trong việc phục vụ nhân dân.

- Phấn đấu hoàn thành vượt kê hoạch năm 2013.

- Thực hiện công tác chuẩn hóa dữ liệu theo kế hoạch của Chi nhánh Ngân hàng CSXH Thành phố Cần Thơ.

5.2 NHỮNG TỒN TẠI ĐANG DIỄN BIẾN

5.2.1 Hộ khó khăn không trả nợ đúng hạn do chưa có kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lí xuất kinh doanh hợp lí

Có khá nhiều trường hợp vay mà không thể trả nợ khi đến hạn rồi phải xin gia hạn hoặc xin vay lưu vụ - một hình thức gia hạn vay. Hầu hết có lý do là làm ăn khó khăn và công việc sản xuất kinh doanh thu lỗ dẫn đến chưa tích góp đủ vốn cho việc trả nợ vay ngân hàng. Có thể nói, thiếu kiến thức sản xuất kinh doanh, chưa có kế hoạch kinh doanh hợp lí đã dẫn đến việc này.

5.2.2 Sử dụng vốn sai mục đích và chưa hiệu quả

Một lý do nữa cho việc chậm thu hồi vốn để trả nợ cho ngân hàng là các hộ vay sử dụng vốn sai mục đích ghi trong sổ vay vốn dẫn đến nguồn vốn bị thất thoát hoặc bị sử dụng vào mục đích khác với việc sản xuất kinh doanh.

34

Bên cạnh đó là việc sử dụng vốn này thiếu hiệu quả do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan làm mục đích ban đầu đã không còn hiệu quả nhưng do là kí kết trong hợp đồng vay vốn nên vẫn phải đầu tư trong khi sinh lời ít hoặc không sinh lời với công việc hiện tại.

5.2.3 Trình độ quản lí và tuyên truyền của Tổ vay vốn chưa chất lượng lượng

Đứng đầu mỗi tổ vay vốn là tổ trưởng, chịu trách nhiệm chung về công tác quản lí và tuyên truyền đến các tổ viên là các hộ vay vốn. Việc thiếu trình độ, kinh nghiệm cũng như tinh thần trách nhiệm sẽ khiến tổ hoạt động thiếu tính hiệu quả, hộ vay thiếu thông tin và kiến thức về công tác vay và trả nợ vay gây nhiều thiệt hại cho Ngân hàng và cả hộ đi vay.

5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CSXH BÌNH THỦY NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CSXH BÌNH THỦY

5.3.1 Kết hợp việc cấp vốn với công tác khuyến nông, khuyến ngư và dạy nghề cho người nghèo và dạy nghề cho người nghèo

Có thể nói trình độ hiểu biết về các lĩnh vực của hộ nghèo hoặc gia đình của các HSSV nghèo (bởi không ít các hộ này cũng là hộ nghèo và có vay vốn tại Ngân hàng) là chưa cao nên đồng vốn vay thường sử dụng kém hiểu quả, dẫn đến khả năng thu hồi vốn nhanh để kịp thời hạn trả nợ của những hộ này là thấp. Người nghèo thiếu vốn và cũng thiếu kiến thức về sản xuất, khoa học và kĩ thuật. Vì vậy, khi cho vay các hộ này, cần hướng dẫn họ kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi để họ sử dụng vốn có hiệu quả hơn, và có khả năng trả nợ nhiều hơn, thoát khỏi cảnh nghèo.

Sau đó, các cán bộ khuyến nông, khuyến ngư cần định kỳ đến từng hộ gia đình để xem xét tiến trình làm việc của các hộ này có đúng kỹ thuật không? Từ đó, có biện pháp hỗ trợ kĩ thuật cần thiết. Việc kết hợp cho vay với các chương trình khuyến nông, khuyến ngư sẽ hạn chế rủi ro trong việc đầu tư, giúp người nghèo sử dụng vốn hiệu quả, nâng cao đời sống, gia đình HSSV nghèo khá hơn và có thể trả nợ cho Ngân hàng.

5.3.2 Tăng cường việc kiểm soát sử dụng vốn

Nguồn vốn cho vay và hoạt động của Ngân hàng chủ yếu từ Trung Ương cấp, nên việc kiểm soát sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả sau khi giải ngân là rất quan trọng. Hiện nay, Ngân hàng CSXH Quận Bình Thủy đang cho vay theo tổ, kiểm soát sự phù hợp và trình độ của tổ. Do vậy, vấn đề bồi dưỡng đào tạo cán bộ quản lí tổ là điều kiện tiên quyết, quyết định sự thành bại của việc cung ứng hiệu quả vốn tín dụng cho người nghèo.

35

Ngân hàng phải xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ một cách chặt chẽ, quy định rõ trách nhiệm của từng cán bộ trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, trách nhiệm công việc kiểm tra, thẩm định đối tượng vay vốn: đặc biệt là HSSV khi đề nghị vay vốn, kiểm tra, thẩm định đối tượng về đạo đức, học lực và gia cảnh. Kiểm tra, kiểm toán nội bộ cần thực hiện định kì, thậm chí đột xuất để ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các sai phạm, xử lí ngay nhằm tránh thất thoát vốn.

5.3.3 Linh hoạt trong tầm kiểm soát việc cố định các mục đích vay vốn vốn

Mục đích vay vốn là một trong những quy định bắt buộc thể hiện trong hợp đồng vay vốn với bất cứ ngân hàng nào không chỉ với ngân hàng CSXH. Tuy nhiên các đối tượng chính sách chỉ được vay các món vay nhỏ và khả năng trả nợ cũng thấp hơn so với các đối tượng khác. Việc cố định cứng nhắc các mục đích vay vô tình có thể làm khó trong việc xoay trở tình hình nếu làm ăn của các hộ này có trục trặc. Hơn nữa, với những HSSV vay vốn để đáp ứng chi phí học tập, đôi lúc số vốn vơi ra do nhận được học bổng hay nguồn thu nào khác, phần vốn đó sẽ có thể để gia đình các HSSV nghèo này bổ sung vốn làm ăn, cải thiện cuộc sống, tiến đến trả nợ cho Ngân hàng. Có thể xem xét về yêu cầu thay đổi mục đích vay vốn cho các đối tượng này nếu thật sự cần thiết và đơn giản hóa hơn nữa thủ tục để tránh tăng thêm chi phí.

5.3.4 Củng cố, nâng cao chất lượng của tổ Tiết kiệm và Vay vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thay đổi tổ trưởng yếu kém hoặc có dấu hiệu lạm quyền. Ban quản lí tổ phải có ít nhất 2 người hoạt động theo đúng nhiệm vụ được phân công, kiểm tra chéo lẫn nhau, phân công lại công việc rõ ràng, duy trì sinh hoạt tổ, chấn chỉnh hoạt động của tổ để giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích. Trả nợ, trả lãi, gửi tiền tiết kiệm theo đúng quy định. Các khoản cho vay mới phải được bình xét công khai, dân chủ và phù hợp với phương án sử dụng vốn, khả năng quản lí của hộ vay.

36

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Ngân hàng CSXH là tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội, hỗ trợ phát triển giáo dục,

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tín dụng hộ nghèo và học sinh, sinh viên tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội quận bình thủy (Trang 38)