Chỉ tiêu về tài chính

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tín dụng hộ nghèo và học sinh, sinh viên tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội quận bình thủy (Trang 34)

- Tổng dư nợ/ Tổng nguồn vốn

Bảng 4.1: Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Tổ tín dụng PGD Ngân hàng CSXH Bình Thủy

Từ bảng 4.1 ta thấy được khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng qua 3 năm. Với hộ nghèo, tổng dự nợ/ tổng nguồn vốn khá cao và không có nhiều biến động. Ta có thể thấy khả năng sử dụng vốn để cho vay của Ngân hàng là rất tốt, khá ổn định và đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân một phần do Ngân

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tổng dư nợ cho vay

hộ nghèo 49.488 49.787 53.170 Tổng nguồn vốn cho

vay hộ nghèo 49.500 50.488 53.189

Tổng dư nợ/ Tổng

nguồn vốn (%) 99,98 98,61 99,96

Tổng dư nợ cho vay

HSSV 27.690 34.658 36.328 Tổng nguồn vốn cho

vay HSSV 27.702 34.680 36.384

Tổng dư nợ/ Tổng

25

hàng chủ yếu là cho vay, ít tốn nguồn vốn cho hoạt động khác. Với tình hình này hứa hẹn, nguồn vốn Chính phủ giới hạn cho Ngân hàng sẽ tiếp tục tăng nhiều hơn, và có thể tỷ lệ này sẽ giảm xuống ít nhiều nhưng không ảnh hưởng lớn đến khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng.

- Hệ số thu nợ

Bảng 4.2: Hệ số thu nợ hộ nghèo và HSSV qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Tổ tín dụng PGD Ngân hàng CSXH Bình Thủy

Hệ số thu nợ thể hiện tình hình, khả năng và thời gian thu hồi nợ của Ngân hàng. Dựa vào bảng 4.2 ta thấy với hộ nghèo, hệ số này nhìn chung là giảm, từ 85,96% năm 2010 xuống còn 74,32% năm 2012, nên có thể nói công tác thu nợ của Ngân hàng không thật sự tốt với hộ nghèo. Nguyên nhân xuất phát từ làm ăn chưa thu được vốn ngay hoặc thiếu hiệu quả. Tuy nhiêu hệ số này có thể tăng lên trong vài năm tới do đã có nhiều hộ thoát nghèo và công tác thu hồi nợ được chú trọng nhiều hơn.

Đối với HSSV, hệ số này tăng rất cao từ 2010 đến 2012, từ 9,3% tăng mạnh lên 75,6% trong năm 2012, các con số đã nói lên công tác thu hồi nợ của đối tượng này rất tốt, Ngân hàng cần tiếp tục phát huy và áp dụng với các đối tượng khác kế hoạch thu nợ như với HSSV. Nguyên nhân này chủ yếu do các gia đình HSSV làm ăn khá lên và do HSSV có thêm nguồn tài trợ khác

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Doanh số cho vay

hộ nghèo 16.462 6.342 13.172 Doanh số thu nợ hộ

nghèo 14.104 6.043 9.789

DS thu nợ/ DS cho

vay (%) 85,69 95,3 74,32

Doanh số cho vay

HSSV 9.523 8.823 6.844 Doanh số thu nợ

HSSV 886 1.855 5.174

DS thu nợ/ DS cho

26

như học bổng hay từ người thân. Từ đó, có thể nói trong tương lai, hệ số này tiếp tục tăng trong bối cảnh cho vay vẫn tăng và thu nợ cũng rất tốt.

- Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ

Bảng 4.3: Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Nợ quá hạn cho vay

hộ nghèo 370 353 372 Dư nợ cho vay hộ

nghèo 49.488 49.787 53.170

Nợ quá hạn/ Dư nợ

(%) 0,75 0,71 0,70

Nợ quá hạn cho vay

HSSV 11 18 10

Dư nợ cho vay

HSSV 27.690 34.658 36.328

Nợ quá hạn/ Dư nợ

(%) 0,04 0,05 0,03

Nguồn: Tổ tín dụng PGD Ngân hàng CSXH Bình Thủy

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là chỉ số đo lường chất lượng nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng CSXH. Nếu chỉ số này thấp thì chất lượng tín dụng là tốt. Và nhìn vào bảng 4.3 ta thấy chỉ số này ở cả hai đối tượng đều thấp, dưới 1%. Tất cả đều có xu hướng giảm và biến động khá ít. Nguyên nhân chủ yếu do công tác thu nợ và giám sát sử dụng nguồn vốn của hai đối tượng khá tốt. Với tình hình này, dự báo trong tương lai chỉ số sẽ còn giảm và chất lượng tín dụng của PGD ngày càng cao.

- Tỷ lệ nợ khoanh trên dư nợ

Do đối tượng HSSV không có nợ khoanh trong những năm qua nên ta chỉ xét chỉ số này đối với hộ nghèo.

Cũng giống với nợ quá hạn trên dư nợ, nợ khoanh trên dư nợ liên tục giảm cho thấy chất lượng tín dụng ngày càng tốt của PGD. Bảng 4.4 cho thấy từ năm 2010 qua 2012 tỷ lệ này là 1,12%, 0,07% và 0,05%. Trong đó chủ yếu là do nợ khoanh giảm mạnh trong khi dư nợ vẫn tăng. Tỷ lệ này giảm

27

là do PGD thực hiện tốt công tác kiểm tra và thu nợ. Qua đó cho thấy PGD ngày càng trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của hộ nghèo, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn Quận.

Bảng 4.4: Tỷ lệ nợ khoanh trên dự nợ hộ nghèo qua 3 năm. ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Nợ khoanh của hộ

nghèo 555 36 26

Dư nợ cho vay hộ

nghèo 49.488 49.787 53.170

Nợ khoanh/ Dự nợ (%)

1,12 0,07 0,05

Nguồn: Tổ tín dụng PGD Ngân hàng CSXH Bình Thủy

- Vòng quay vốn tín dụng

Bảng 4.5: Vòng quay vốn tín dụng hộ nghèo

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Dư nợ cho vay đầu kì 49.488 49.488 49.787 Dư nợ cho vay cuối kì 49.488 49.787 53.170 Dư nợ bình quân 49.488 49.638 51.479 Doanh số thu nợ 14.104 6.043 9.789 Vòng quay vốn tín dụng

(vòng) 0,28 0,12 0,19

Nguồn: Tổ tín dụng PGD Ngân hàng CSXH Bình Thủy

Bảng 4.5 thể hiện vòng quay vốn tín dụng của hộ nghèo, cho biết tốc độ luận chuyển của vốn tín dụng, thời gian thu hồi nhanh hay chậm. Qua từng năm từ 2010 đến 2012, vòng quay là 0,28, 0,12, 0,19 vòng. Chỉ số này là khá thấp và ngày càng giảm, một biểu hiện không tốt cho Ngân hàng. Dư nợ bình quân tăng nhưng doanh số thu nợ lại giảm dẫn đến vòng quay ngày càng thấp. Một nguyên nhân là những hộ nghèo vay vốn nhưng chưa thể trả ngay do chưa hoàn lại được vốn làm ăn và doanh thu từ việc sản xuất kinh doanh chưa đáp ứng nhanh được kỳ vòng trả nợ của Ngân hàng mặc dù công tác thu hồi nợ đã và đang được chú trọng và cải thiện từng ngày. Tuy nhiên xu hướng này sẽ thay đổi do ngày càng có nhiều hộ thoát nghèo và hoạt động sản xuất kinh doanh sau thời gian đã tích lũy đủ để trả nợ Ngân hàng.

28 Bảng 4.6: Vòng quay tín dụng HSSV

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn:Tổ tín dụng PGD Ngân hàng CSXH Bình Thủy

Bảng 4.6 cho ta thấy vòng quay tín dụng của HSSV khá thấp nhưng có xu hướng tăng lên. Cụ thể từ 2010 đến 2012 là 0,03, 0,06, 0,15 vòng. Cũng giống với hộ nghèo, dư nợ có tăng, doanh số thu nợ cũng tăng nhưng vẫn ít hơn nhiều so với dư nợ. Qua từng năm, chỉ số này đã tăng lên cho thấy tình hình đang được cải thiện tốt hơn. Ở HSSV thu nhập chủ yếu là từ gia đình và thời gian đi học thường dài nên thời gian thu nợ phải lâu, bên cạnh đó là hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình chưa thu hồi vốn đủ để trả nợ. Và ta có thể thấy chỉ số ngày càng tăng do gia đình HSSV đã tích lũy đủ vốn cho công tác trả nợ và khả năng thu nợ của Ngân hàng cũng ngày càng được cải thiện.

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tín dụng hộ nghèo và học sinh, sinh viên tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội quận bình thủy (Trang 34)