Hoạt động tín dụng hộ nghèo và HSSV của Ngân hàng

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tín dụng hộ nghèo và học sinh, sinh viên tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội quận bình thủy (Trang 26)

3.3.2.1 Thực trạng tín dụng hộ nghèo, HSSV tại Ngân hàng

a) Giới hạn nguồn vốn cho vay hộ nghèo, HSSV và các đối tượng khác

Bảng 3.2 cho thấy tình hình giới hạn nguồn vốn phân bổ cho PGD để hoạt động tăng dần qua 3 năm. Xu hướng tăng dần ở cả hai đối tượng là điều có thể thấy rõ. Nguyên nhân chủ yếu là dựa trên số liệu hộ nghèo đang theo dổi trên đại bàn Quận, số HSSV có hộ khẩu tại địa bàn Quận đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng. Các con số này có thể không tăng sau vài năm tới do số liệu thống kê về hộ nghèo và HSSV có hoàn cảnh nghèo đã có dấu hiệu giảm qua các năm. Tuy nhiên con số này có thể vẫn không giảm do nhu cầu tăng vốn ở một số hộ vay vốn ít để mở rộng sản xuất.

17

Bảng 3.2: Giới hạn nguồn vốn phân bổ cho vay các đối tượng chính sách qua 3 năm. ĐVT: Triệu đồng NGUỒN VỐN 2010 2011 2012 Số Tiền Tỷ Trọng Số Tiền Tỷ Trọng Số Tiền Tỷ Trọng (%) (%) (%) HỘ NGHÈO 49.500 60,31 50.488 54,56 53.189 55,11 HSSV 27.702 33,75 34.680 37,48 36.384 37,70 GQVL 4.871 5,93 6.079 6,57 6.314 6,54 XKLĐ - - 937 1,01 429 0,44 DTTS - - 345 0,37 190 0,2 Tổng Cộng 82.073 100 92.529 100 96.506 100

Nguồn: Tổ Tín Dụng PGD Ngân Hàng CSXH Quận Bình Thủy

b) Doanh số cho vay

- Doanh số cho vay theo thời gian:

Bảng 3.3: Doanh số cho vay hộ nghèo và HSSV qua giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Tổ Tín Dụng PGD Ngân Hàng CSXH Quận Bình Thủy

Bảng 3.3 thể hiện doanh số cho vay hai đối tượng có giảm dần qua giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng 2013. Nguyên nhân chủ yếu là số hộ nghèo và HSSV nộp đơn xin vay thường là trung hạn 24 tháng hoặc 36 tháng rồi mới làm hồ sơ vay tiếp, trong khoản thời gian đó, các hộ đã được vay và tập trung sản xuất nên không xin vay. Mặc khác, các hộ vay ngắn hạn thường chưa thể thu hồi vốn nhanh do chưa có kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lí dẫn đến gia hạn nợ thêm, hoặc ý thức trả nợ chưa cao nên dẫn đến sụt giảm doanh số cho vay Có thể nói con số này sẽ tiếp tục giảm dần rồi tăng lên trong một vài

Đối

tượng/Năm 2010 2011 2012 6/2012 6/2013

Hộ Nghèo 16.462 6.342 13.172 2.445 10.016

18

năm tới do số hộ nghèo và HSSV thoát khỏi khó khăn có dấu hiệu tăng lên và các hộ vay này đã tích góp đầy đủ vốn hoặc đến thời hạn trả nợ vay mong muốn vay thêm tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Doanh số cho vay thông qua hội, đoàn thể:

Bảng 3.4: Doanh số cho vay thông qua hội, đoàn thể của Ngân hàng đến các đối tượng chính sách.

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Tổ tín dụng PGD Ngân hàng CSXH Bình Thủy

Như đã phân tích ở trên, doanh số cho vay giảm qua các năm nên doanh số cho vay thể hiện qua hội, đoàn thể cũng giảm dần qua các năm. Trong đó, ta có thể thấy hộ phụ nữ là có doanh số cho vay cao nhất trong cả hai đối tượng. Nguyên nhân hội phụ nữ chiếm phần nhiều là do đa phần các hộ là do các chị em phụ nữ đại diện xin vay, hội phụ nữ cũng là hội hoạt động phổ biến và rộng rãi nhất nên thông qua hội phụ nữ nhiều hơn và thu hút được các hộ dân vay vốn của Ngân hàng hơn các đoàn, hội khác.

STT Hội, Đoàn

Thể 2010 2011 2012 6/2012 6/2013

1 Hội nông dân 9.726 6.449 8.283 1.999 490

1 Hộ Nghèo 6.311 3.314 5.674 1.422 2.693 2 HSSV 3.415 3.135 2.609 577 375 2 Hội Phụ Nữ 14.276 7.877 9.471 1.631 7.275 1 Hộ Nghèo 8.890 2.745 5.634 871 6.707 2 HSSV 5.386 5.132 3.837 760 568 3 Hội Cựu C.Binh 1.803 697 2.192 234 661 1 Hộ Nghèo 1.149 173 1.819 142 616 2 HSSV 657 524 373 92 45 4 Đoàn Thanh Niên 177 142 70 20 15 1 Hộ Nghèo 112 110 45 10 0 2 HSSV 65 32 25 10 15

19

c) Doanh số thu nợ

Bảng 3.5: Doanh số thu nợ hộ nghèo và HSSV của Ngân hàng ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Tổ tín dụng PGD Ngân hàng CSXH Bình Thủy

Bảng 3.5 cho ta thấy doanh số thu nợ của hai đối tượng đi theo hai hướng trái ngược nhau qua giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng 2013. Có một sự đột biến khi doanh số thu nợ hộ nghèo 6/2013 tăng lên nhiều lần (660,98%) so với 6/2012. Còn 6/2013 của HSSV tăng nhẹ 374 triệu đồng so với doanh số thu nợ 6/2012.

Nguyên nhân doanh số của hộ nghèo giảm rồi lại tăng đột biến là do trong giai đoạn 2010 – 2012 có nhiều hộ chưa trả được nợ do làm ăn chưa thu hồi vốn, và số tiền nợ này chuyển sang 2013 nên mới có hiện tượng đột biến này. Dự đoán tình hình này sẽ ổn định và tăng nhẹ trong tương lai do số hộ nghèo đã không ít thoát khỏi khó khăn. HSSV tăng trưởng mạnh chủ yếu do các hộ HSSV đến hạn trả nợ vay.

Bảng 3.6: Doanh số thu nợ qua hội đoàn thể.

ĐVT: Triệu đồng

STT Hội, Đoàn Thể 2010 2011 2012 6/2012 6/2013

1 Hội nông dân 5.455 3.695 5.763 1.685 5.135

1 Hộ Nghèo 5.207 2.996 3.921 730 4.272 2 HSSV 248 699 1.842 955 863

2 Hội Phụ Nữ 8.353 3.621 7.775 2.324 11.102

1 Hộ Nghèo 7.802 2.618 4.883 1.074 9.440 2 HSSV 551 1.003 2.892 1.250 1.662

3 Hội Cựu C.Binh 1.110 493 1.777 318 1.138

1 Hộ Nghèo 1.029 351 1.365 113 876 2 HSSV 81 142 412 205 262 4 Đoàn Thanh Niên 72 90 48 11 8 1 Hộ Nghèo 66 78 20 0 0 2 HSSV 6 11 28 11 8

Nguồn: Tổ tín dụng PGD Ngân hàng CSXH Bình Thủy

Đối

tượng/Năm 2010 2011 2012 6/2012 6/2013

Hộ nghèo 14.104 6.043 9.789 1.917 14.588

20

+ Ta có thể thấy bảng 3.6 thể hiện doanh số thu nợ thông qua hội đoàn thể của hai đối tượng. Như đã thể hiện ở bảng trên về biến động, nguyên nhân và dự báo, ở bảng này ta thấy doanh số thu nợ của hai đối tượng tập trung chủ yếu thông qua hội phụ nữ.

Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ gia đình đi vay chủ yếu là phụ nữ, thông qua hội phụ nữ sẽ dể dàng hơn trong công tác tuyên truyền và vận động. Đây cũng là hội hoạt động rộng rãi và phổ biến nhất trong các đoàn hội trên địa bàn Quận. Có thể nói hội phụ nữ sẽ tiếp tục giữ vay trò chủ đạo trong công tác thu nợ.

d) Tình hình nợ quá hạn

- Nợ quá hạn của hộ nghèo và HSSV:

Bảng 3.7: Nợ quá hạn của hộ nghèo và HSSV

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Tổ tín dụng PGD Ngân hàng CSXH Bình Thủy

Bảng 3.7 thể hiện xu hướng biến động khác nhau trong nợ quá hạn của hai chương trình cho vay. Từ 2010 đến 6/2013, nợ quá hạn HSSV tăng 2 triệu đồng từ 11 lên 13 triệu, trong khi đó nợ quá hạn hộ nghèo giảm từ 370 triệu xuống còn 263 triệu đồng, giảm 107 triệu đồng. Hai xu hướng trái ngược là do Ngân hàng CSXH Quận Bình Thủy, kết hợp UBND và các hội, đoàn thể tổ chức thực hiện công tác đôn đốc, tuyền truyền và xử lí kịp thời nợ còn tồn động. Bên cạnh đó, một số hộ khó khăn đã dần thoát nghèo, có vốn tích lũy trả nợ ngân hàng. Dự đoán cả hai đối tượng sẽ có nợ quá hạn giảm vì phía Ngân hàng và các bên liên quan tiếp tục thực hiện công tác xử lí nợ tốt hơn nữa so với thời gian qua.

Bảng 3.8 thể hiện rằng nợ quá hạn của 2 chương trình tập trung chủ yếu ở hội nông dân. Dù đã phân tích rằng đa phần cho vay tập trung ở hội phụ nữ, tuy nhiên khả năng thu nợ của hội này khá tốt, hội cựu chiến binh và đoàn thanh niên ít cho vay hơn nên hội nông dân là hội có nợ quá hạn nhiều nhất với số liệu cụ thể từ 2010 đến 6/2013 là 264, 305, 309 và 216 triệu đồng.

Đối

tượng/Năm 2010 2011 2012 6/2013

Hộ nghèo 370 353 372 263

21

Tình hình này trong tương lai gần có thể không thay đổi nhiều tuy nhiên nợ quá hạn ở các đoàn hội sẽ giảm do các đối tượng đã thoát dần khỏi khó khăn.

Bảng 3.8: Nợ quá hạn của hộ nghèo và HSSV qua hội, đoàn thể. ĐVT: Triệu đồng

STT Hội, Đoàn Thể 2010 2011 2012 6/2013

1 Hội nông dân 264 305 309 216

1 Hộ Nghèo 253 294 301 203

2 HSSV 11 11 8 13

2 Hội Phụ Nữ 42 30 22 26

1 Hộ Nghèo 42 23 20 26

2 HSSV 0 7 2 0

3 Hội Cựu C.Binh 75 36 51 34

1 Hộ Nghèo 75 36 51 34

2 HSSV 0 0 0 0

4 Đoàn Thanh Niên 0 0 0 0

1 Hộ Nghèo 0 0 0 0

2 HSSV 0 0 0 0

Nguồn: Tổ tín dụng PGD Ngân hàng CSXH Bình Thủy

e) Tình hình nợ khoanh

Bảng 3.9: Tình hình nợ khoanh hộ nghèo qua 3 năm của Ngân hàng

ĐVT: Triệu đồng Đối

tượng/Năm 2010 2011 2012 6/2012 6/2013

Hộ Nghèo 555 36 26 30 25

Nguồn: Tổ tín dụng PGD Ngân hàng CSXH Bình Thủy

Nợ khoanh của hộ nghèo đã có xu hướng giảm rõ rệt qua giai đoạn 2010 đến 6/2013 được thể hiện trong bảng 3.9. Cụ thể là từ 555 triệu giảm xuống 529 chỉ còn 26 triệu đồng, 6/2012 nhiều hơn 5 triệu so với 6/2013 chỉ có 25 triệu đồng nợ khoanh. Ở chỉ sổ này các chương trình khác không có.

Nợ khoanh tồn tại đối với hộ nghèo là do doanh số cho vay đối tượng này nhiều nhất, các hộ vay hầu hết rât khó khăn, lại chưa thể có các kế hoạch, phương án sản xuất, kinh doanh hợp lí khiến khó khăn trong thu hồi lại vốn cho kịp thời hạn trả nợ và nợ khoanh tồn tại là điều khó tránh phải dù đã có giảm trong những năm qua.

22

Tình hình trong tương lai sẽ khả quan hơn tiến tới không có nợ khoanh do ngày càng có nhiều hộ thoát khỏi khó khăn và trả dần được nợ.

f) Dư nợ cho vay

Bảng 3.10: Dư nợ cho vay hộ nghèo và HSSV.

ĐVT: Triệu đồng

Đối tượng/

Năm 2010 2011 2012 6/2013

Hộ nghèo 49.488 49.787 53.170 48.598

HSSV 27.690 34.658 36.328 34.536

Nguồn: Tổ tín dụng PGD Ngân hàng CSXH Bình Thủy

Bảng 3.10 dư nợ qua các năm của hai đối tượng biến động cùng chiều nhau, đó là tăng dần ở cả hai đối tượng.

Nguyên nhân dư nợ hộ nghèo tăng rồi giảm là do dù hộ nghèo có giảm nhưng lượng vốn cần vay thêm của các hộ có dư nợ tăng lên để bổ sung vốn làm ăn, bên cạnh đó là các hộ vay chưa trả nợ được hoặc vẫn chưa đến thời hạn trả nợ mà ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay ra làm tăng dư nợ. Còn với HSSV, ngày càng có nhiều thêm số lượng HSSV đi học đòi hỏi cần một nguồn vốn để đảm bảo chi phí học tập, sinh hoạt. Dự đoán trong tương lai, con số này tiếp tục tăng ở cả 2 đối tượng nhưng lượng tăng sẽ không nhiều do số lượng thoát khỏi khó khăn ngày càng nhiều.

Bảng 3.11: Dư nợ cho vay hộ nghèo và HSSV qua hội, đoàn thể. ĐVT: Triệu đồng

STT Hội, Đoàn Thể 2010 2011 2012 6/2013

1 Hội nông dân 29.293 32.036 34.504 32.398

1 Hộ Nghèo 19.508 19.826 21.579 20.000 2 HSSV 9.785 12.221 12.988 12.500

2 Hội Phụ Nữ 40.096 44.378 46.413 42.545

1 Hộ Nghèo 24.467 24.594 25.745 23.012 2 HSSV 15.629 19.758 20.703 19.609

3 Hội Cựu C.Binh 7.227 7.414 7.939 7.470

1 Hộ Nghèo 5.050 4.872 5.326 5.066 2 HSSV 2.177 2.559 2.520 2.303

4 Đoàn Thanh Niên 562 810 640 647

1 Hộ Nghèo 463 495 520 520 2 HSSV 99 120 117 124

23

Dựa vào bảng 3.11 ta thấy hội phụ nữ vẫn giữ chủ đạo trong công tác cho vay nên có dư nợ lớn nhất trong các đoàn hội và nhìn chung có xu hướng tăng.

Như đã phần tích về tình hình biến động, nguyên nhân và dự báo dư nợ 2 đối tượng. Hội phụ nữ vẫn sẽ là hội chủ đạo trong phân bổ dư nợ cho vay các đối tượng chính sách trong tương lai.

24

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỘ NGHÈO VÀ HSSV TẠI PGD NGÂN HÀNG CSXH QUẬN BÌNH THỦY 4.1 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÍN DỤNG HỘ NGHÈO VÀ

HSSV

Để đánh giá một cách chính xác hoạt động tín dụng hộ nghèo và HSSV của PGD Ngân hàng CSXH Quận Bình Thủy, ngoài các chỉ tiêu thể hiện thực trạng như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ quá hạn, dư nợ. Ta cần sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá như sau:

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tín dụng hộ nghèo và học sinh, sinh viên tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội quận bình thủy (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)