Quan niệm của Nguyễn Đình Thi về thơ.

Một phần của tài liệu Thơ xuân diệu, nguyễn đình thi giai đoạn 1945 1954 từ quan niệm đến sáng tác (Trang 33 - 38)

Mỗi khi nói tới Nguyễn Đình Thi, ngời ta cũng thờng nhớ tới những nổ lực mang ý nghĩa tiên khởi của ông trong nghệ thuật, đặc biệt là trong thơ. Thơ là “một cái thiết tha nhất”của ông, nơi ông có “những tìm tòi rất khổ”,và cũng là nơi ông đã có những thành công vợt trội. Ngời ta nhắc đến điều này không chỉ vì do âm hởng của những cuộc tranh luận văn nghệ năm 1949 tại Việt Bắc, cũng không phải chỉ vì những ý kiến và một số bài thơ của Nguyễn Đình Thi ngày ấy vẫn đang đợc nhắc đến mà chính là ở những da diết tiên khởi riêng của ông trong hành trình làm giàu có thêm, làm hiện đại hóa thơ ca dân tộc ngay từ trong lòng nôi văn hóa kháng chiến.

Sau Cách mạng tháng Tám1945, bắt vào cuộc kháng chiến chống Pháp, một nhịp sống mới đã trào lên, đập lên nhiều khi dữ dội đến bàng hoàng và cũng mở rộng ào ạt “ nh nớc vỡ bờ” trong đời sống cách mạng của dân tộc. Nhịp sống ấy tất yếu đòi hỏi ở thơ những tìm tòi hình thức biểu hiện mới, hữu hiệu nhất, phù hợp nhất. Thơ phải có sự bung phá. Nói nh Nguyễn Đình Thi “nó chạy tung về những chân trời mới rộng để tìm kiếm thử sức của nó”[23, 80].

Đã chẵn nửa thế kỷ, kể từ cuộc tranh luận văn nghê Việt Bắc (1949).Thời gian và thực tế của thơ Việt đã giải tỏa, đã chứng minh tất cả những gì mà Nguyễn Đình Thi đã sớm phát hiện và kiên trì theo đuổi trong suốt hành trình cô đơn, heo hút đi tìm thơ trong sự kỳ thị của không ít bạn bè đồng nghiệp ngày ấy, bằng cảm quan tinh nhạy, bản lĩnh của một nghê sĩ nắm vững chân lý nghệ thuật. “Một thời

đại mới của nghệ thuật thờng bao giờ cũng tạo ra một hình thức mới”[23,80]. Đó là một quan niệm cách mạng về nghệ thuật. Nó là kết quả tự nhiên của sự hội tụ giữa những suy nghĩ tâm huyết, thiết thực và nghiêm túc của ngời công dân Nguyễn Đình Thi về những vấn đề cốt lõi trong đời sống cách mạng dân tộc và của ngời nghệ sĩ Nguyễn Đình Thi cũng luôn tâm huyết với việc hiện đại hóa nền văn nghệ Cách mạng.

Trong bài viết Mấy ý nghĩ về thơ năm 1949, Nguyễn Đình Thi đã trình bày một quan niệm về thơ từ thực tế sáng tạo của mình. Ông gợi một hớng suy nghĩ: “Đầu mối của thơ ca có lẽ ta nên đi tìm bên trong tâm hồn con ngời chăng?”[23,14] Trong văn chơng, Nguyễn Đình Thi luôn có ý thức đi tìm cái mới, ý thức tìm tòi sáng tạo trong nội dung cũng nh hình thức.Vào những năm đầu kháng chiến khi nội dung thay đổi trực tiếp và hình thức không dễ tìm đợc những đổi thay kịp thời nên cũng có xu hớng dung hòa “bình cũ rợu mới”. Nguyễn Đình Thi muốn đi tìm một sự hài hòa giữa nội dung mới và hình thức mới. Ông quan niệm: “Mỗi thể thơ có một khả năng, một thứ nhịp điệu hay của nó nhng nếu theo dõi những thời kỳ lớn của thơ đi nhịp với những thời kỳ lớn của lịch sử thì một thời đại mới của nghệ thuật thờng bao giờ cũng tạo ra một hình thức mới. Thơ của một thời mới trong những bớc đầu ít khi chịu những hình thức đều đặn cố định. Nó chạy tung về những chân trời mở rộng để tìm kiếm và thử sức mới của nó. Rồi thời đại vững lại, thơ nảy nở trong những hình thức trong sáng tìm thấy . Những hình thức ấy gồm có những phát minh mới cùng những hình thức cũ, nhng bao giờ cũng đã tái tạo và nâng cao đến một độ khác hẳn xa”[23,80]. Tìm cái mới cho nội dung, cho hình thức sáng tạo nghệ thuật vẫn là phẩm chất quen thuộc của ngòi bút Nguyễn Đình Thi, tuy nhiên trớc hết là ở cách cảm, cách nghĩ mới. Trong bài thơ Đất nớc

Nguyễn Đình Thi là ngời sớm đa vấn đề truyền thống của cha ông vào thơ. Trong thơ ca đã rất quen thuộc hình ảnh mùa thu buồn. Đất nớc đóng góp thêm hình ảnh rất đặc sắc của mùa thu buồn:

Những phố dài xao xác hơi may Ngời ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lng thềm nắng lá rơi đầy

Nhng điều quan trọng là tác giả Đất nớc đã miêu tả rất đẹp và sáng tạo một mùa thu vui rất khác với điệu buồn, cách buồn quen thuộc của những mùa thu xa trong văn thơ cổ:

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cời thiết tha

Đặt thơ bên cạnh các thể loại khác, Nguyễn Đình Thi phát hiện nét riêng, nét độc đáo của thơ “ Thơ không nói bằng ý niệm thuần túy”, “Ngời làm thơ không thể những tiếng có vần điệu chăng lới vây bắt lấy ý nghĩ hay tình cảm nảy sinh trong cảm xúc của mình”, mà “phải để cho hình ảnh của cuộc sống tự nói lên tình ý. Khi gieo một câu suy luận đã có cả một bầu cảm xúc sửa soạn chung quanh, đợi câu ấy để cung bật sáng tất cả”[24,276-277].

Đặt thơ bên cạnh thể loại kịch, Nguyễn Đình Thi nhận xét: “Lời nói của kịch là lời nói ra miệng của ngời nọ nói với ngời kia đối thoại với nhau, còn thơ là tiếng nói bên trong, tiếng nói của cả tâm hồn với chính nó”[23,73]

So sánh thơ với văn xuôi, Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Đờng đi của thơ là đờng đi thẳng vào tình cảm không quanh co qua những chặng, những trung gian, cột cây số. Văn xuôi lôi cuốn nguời ta nh dòng nớc đa ta đi lần lợt từ điểm này đến điểm khác. Thơ trái lại, chỉ chọn một ít điểm chính bấm vào những điểm chính ấy thì toàn thể động đậy lên theo. Thơ là tổng hợp, là kết tinh. Văn xuôi cho phép không mời phần hoàn hảo nhng thơ thì luôn luôn đòi hỏi sự toàn bích”[23,79]

Nói đến hình ảnh thơ, Nguyễn Đình Thi có đề xuất tinh tế: “hình ảnh thơ phải là hình ảnh thực nảy lên từ trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc một trạng thái nào đấy. Đụng chạm tới hành động hằng ngày, tâm hồn tự nảy lên bao nhiêu hình ảnh nh những tia lửa ấy, kết lên một bó sáng đó là hình ảnh thơ”[24,75]

Phân biệt với những hình ảnh có tính chất minh họa cho một t tởng trừu t- ợng đã có trớc, Nguyễn Đình Thi coi hình ảnh thơ phải là những “ hình tợng sống động”. Chính vì vậy mà hình ảnh trong thơ Nguyễn Đình Thi là hình ảnh thực “ còn tơi nguyên”, “mới mẻ”, “ đột ngột”, “ lạ lùng”. “Đó là những hình ảnh mới tinh, cha có vết nhòa của thói quen, không bị dập khuân vào những ý niệm trừu t- ợng định trớc” mà “ nẩy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy”[24,277-278].

Nguyễn Đình Thi quan niệm thơ là tiếng nói của tâm hồn. Theo ông, thơ phải có t tởng, phải có ý thức vì bất cứ cảm xúc tình tự nào của con ngời cũng gắn liền với suy nghĩ : “Những t tởng thơ là những t tởng dính liền với sự sống, ở trong cuộc sống, t tởng thơ nằm ngay trong cảm xúc tình tự, không ai đọc thơ riêng bằng trí tuệ mà yêu thơ. Hiểu thơ kỳ thực là vấn đề của cả tâm hồn”[23,72]. T tởng thơ là t tởng gắn liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống. Mà đời sống ở đây không đợc hiểu nh những hoạt động mu sinh của sự sinh tồn. Mà đó là sự sống của tâm hồn, là “ trạng thái tâm lý rung chuyển mạnh mẽ khác thờng”. Cho nên ông khẳng định “thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn thi sĩ, chạm với cuộc sống. Tóe lên ở nơi giao nhau giữa tâm hồn với ngoại vật, trớc hết là những cảm xúc”.[24,279].

Đi sâu hơn, ông cho rằng trong đời sống tâm hồn thì cảm xúc là quan trọng nhất, cảm xúc là yếu tố quyết định những trạng thái của tâm hồn. Cái đích cuối cùng của thơ là phải gây xúc động với ngời đọc. Hình ảnh trong thơ suy cho cùng cũng phải nhằm phục vụ cho sự biểu hiện cảm xúc. Chính nhờ thế mà thơ ông có sức “ lay động những chiều sâu của tâm hồn, tức muốn đem cảm xúc mà đi thẳng đi thẳng vào sự suy nghĩ của ngời đọc”[24,279].

Bàn về ngôn ngữ thơ, Nghuyễn Đình Thi viết: “Chữ và tiếng trong thơ phải có một giá trị khác ngoài giá trị ý niệm. Ngời làm thơ chọn chữ và tiếng không những vì ý nghĩa của nó, cái nghĩa thế nào là thế ấy, đọng lại trong khung sắt. Điều kỳ diệu của thơ là mỗi tiếng mỗi chữ ngoài các ý nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên s vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, tỏa ra xung quanh nó một vùng sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy”[23,78]

Đề cao tính nhịp điệu, tính nhạc trong thơ, ông cho rằng nhịp điệu là hình thức đích thực của thơ. “Cái kỳ diệu của tiếng nói trong thơ có lẽ chăng ta tìm nó trong nhịp điệu, trong nhạc của thơ(…)Đó là nhịp điệu hình thành của những cảm xúc, hình thành liên tiếp hòa hợp mà những tiếng và chữ gọi nhau nh những ngân vang dài, ngay những khoảng lung linh giữa chữ, những khoảng im lặng cũng là nơi trú ngụ kín đáo của sự xúc động”[23,78]. Nh vậy, theo Nguyễn Đình Thi, nhịp điệu thơ là nhịp rung chuyển của tâm hồn, là nhịp đập của cảm xúc, là sự sống rung lên ở mỗi hình ảnh thơ.

Nếu dừng lại ở đây, e chừng có sự nhầm lẫn giữa nhạc đợc tạo ra bởi sự đắp đổi bằng trắc ở một phơng diện thuần túy âm thanh, ông gọi là nhạc bên ngoài và thứ nhạc bên trong. Thơ có một thứ nhạc nữa, một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là của tâm hồn.

Rõ ràng quan niệm trên đây có một sự nhất quán từ nội dung đến hình thức, cho thấy, Nguyễn Đình Thi khu biệt đợc một trong những đặc trng quan trọng nhất, cốt lõi nhất của thơ. Quan niệm ấy giải phóng thơ ra khỏi sự cầm tù của vần điệu, sự trói buộc của luật lệ hà khắc. Nó cũng cho thấy việc Nguyễn Đình Thi chủ trơng thơ không vần không phải là việc đột phá một khâu hình thức và hình thức chủ nghĩa. Việc kiếm tìm nhịp điệu mới theo quan niệm trên đây rõ ràng là đòi hỏi của cảm xúc mới.

Thơ Nguyễn Đình Thi là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm. Có lẽ do quan niệm này mà Nguyễn Đình Thi đã hớng ngòi bút của mình tới sự tìm tòi táo bạo nhằm mở rộng hình thứ thơ ca. Đó chính là thơ t do, thơ không vần. Nguyễn Đình

Thi quan niệm thơ không phụ thuộc vào vần, nhịp câu chữ: “Những luật lệ của thơ, âm điệu đến vần, đều là những võ khí rất mạnh trong tay ngời làm thơ nhng không phải hễ thiếu những võ khí ấy là trận đánh nhất định thua. Thiếu võ khí ấy ngời làm thơ gay go hơn nhiều nhng vẫn có thể thắng”[23,79]. Theo Nguyễn Đình Thi: “Không có vấn đề thơ tự do,thơ có vần và thơ không có vần, chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và không hay, thơ và không thơ(…)khi làm thơ thái dộ của ngời làm là ghi cho đúng cảm xúc. Nếu cảm xúc gặp đợcvần thì hay, nhng gặp khi gò bó, hãy vợt lên nó đã”[20,80]

Đem lại cho thơ không vần, thơ tự do một địa vị bình đẳng , Nguyễn Đình Thi đấu tranh cho một thứ thơ mới. Nếu có vần là một cách viết, một hình thức tồn tại của thơ, thì không vần cũng là một cách viết, một hình thức khác. Mỗi thể thơ có một khả năng, một thứ nhịp điệu riêng của nó. Nhịp trong những thời thay đổi lớn của thơ, là do nhịp sống của thời đại âm vang qua các tâm hồn thơ mà thành nhịp thơ_ Và nh một sự đồng bộ mang tính hệ thống chặt chẽ, muốn cảm nhận đựoc sự sống của thời đại lớn, ngời làm thơ cần phải sống hết mình với thời mình.

Có thể nói, Nguyễn Đình Thi đã có những quan niệm hết sức mới mẻ và táo bạo về thơ ca thời kỳ kháng chiến. Những quan điểm đó đã trở thành định h- ớng sáng tác cho không ít nhà thơ lớp sau.

Một phần của tài liệu Thơ xuân diệu, nguyễn đình thi giai đoạn 1945 1954 từ quan niệm đến sáng tác (Trang 33 - 38)