Sự thống nhất giữa lý luận và sáng tác trong thơ Xuân Diệu

Một phần của tài liệu Thơ xuân diệu, nguyễn đình thi giai đoạn 1945 1954 từ quan niệm đến sáng tác (Trang 26 - 33)

Xác định rõ làm thơ là để ca hát về cuộc đời mới, Xuân Diệu đã bám sát sự sống mới hàng ngày, bám sát từng sự kiện, từng chiến dịch để biểu dơng thơ, tiêu biểu: Tiếng thơ hai năm kháng chiến, Tiếng thơ xuân, Thơ bộ đội, Vệ quốc quân

làm thơ, Thơ trong chiến dịch sông Thao, Thơ hò tiếp vận…

Từ bỏ quan niệm cũ về thơ, giờ đây ông nhiệt liệt đề cao tính giai cấp, tính quần chúng của thơ ca. Phê bình thơ Nguyễn Đình Thi ,ông khẳng định: “ Thơ của ta hay vì do một giai cấp trẻ làm ra ”, các cụm từ “ giai cấp trẻ”, “ cách mạng”, “cuộc đời mới”, “ chế độ mới”… đợc ông nhắc lại rất nhiều lần trong những bài viết. Nó

nh một nhận thức thờng trực chỉ đạo quan niệm thơ và nghệ thuật bình thơ của ông. Tiêu biểu là trong bài: “ Tiếng thơ xuân”, ông đã 3 lần nói về “ giai cấp” : “ Xuân chẳng già, đời cũng chẳng già, chỉ có những lòng già, chỉ có một giai cấp già”[7, 22] , “ cái vui trong nô lệ và t bản không thể nào vui đợc”[7, 22], “ thấy cái đời nó phơi phới nó lên, lòng mình nh nảy mầm mọc nụ, mình mới hiểu thế nào là giai cấp trẻ, thế nào là cuộc đời mới ”[7, 29].

ý thức về thời đại mới và giai cấp sâu sắc nh vậy, khiến Xuân Diệu quyết tâm đi sâu vào quần chúng công nông binh để tìm hiểu tình cảm họ: “ Bây giờ thì tôi đi theo mấy nhà thi sĩ bộ đội để nghe thơ họ, thú hơn là nói cà kê dê ngỗng về thơ. Mấy trăm bài thơ tôi đã xem để lại trên cuốn sổ tay một ít chữ nhng để lại trong lòng tôi rất nhiều tình. Cái tình thời đại, gồm những tình súng đạn, tình đồng chí, tình quân dân, tình nớc tình làng… và tình yêu nữa “ [7, 32].

Khi phê bình thơ không vần của Nguyễn Đình Thi tức là Xuân Diệu đã thể hiện quan niệm của mình về hình thức thơ ca. Theo ông thì thơ phải dễ hiểu, phải có vần, có nhịp. Chính vì vậy mà trong sáng tác, Xuân Diệu nhiệt tình biểu dơng ca dao, hò, vè và các hình thức văn nghệ dân gian. Ông ngợi ca “ tiếng hò tiếp vận”, ông khen bài “ thơ trong chiến dịch sông Thao”, ông viết: “ Đồng bào Nghệ An, Hà Tĩnh đã có công lớn trong công cuộc sáng tác của nhân dân, là cống hiến lối hò dô Nghệ Tĩnh, nhờ nó mà những cuộc làm việc tập đòan có đợc hình thức văn nghệ rất mềm dẻo để động viên”[7, 86].

Và cũng vì thế mà ta thấy trong sáng tác của Xuân Diệu có nhiều bài thơ đợc làm theo thể thơ dân tộc, tiêu biểu là thể thơ lục bát nh bài Thơ dâng Bác Hồ trong tập thơ Sóng , bài thơ Chòm Văn Sơn , Nằm bệnh viện, Gửi Nam Bộ mến yêu… trong tập thơ Ngôi sao .

Đi với kháng chiến, Xuân Diệu nh tắm mình trong không khí hát ca của quần chúng, ông sống với không khí thời đại Cách mạng nhiều hơn là với niềm vui nghệ thuật thơ ca: “ Trên đờng về cơ quan, trong trí óc tôi còn gieo hát những câu hò…

lời văn, giọng hát và nhiều nhất là cái không khí bừng bừng đã thúc dục mọi ngời đẻ ra văn nghệ luôn luôn vang ở trong tôi” [7, 192].

Thực ra cái khao khát muốn gắn bó, hòa hợp với cuộc đời đã là nỗi ám ảnh của Xuân Diệu từ khi mới bớc vào đời. Nhng dới chế độ cũ, cá nhân không hòa hợp đợc với xã hội, tác giả thu mình trong “ chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề”. Ngày nay, Cách mạng đã đa ông vào giữa lòng đời sống nhân dân. Đó là cả một quá trình phấn đấu của ngời cầm bút dới ánh sáng lý tởng cách mạng, là sự hòa quyện nỗi niềm “ riêng chung ” để “ cái tôi ” của nhà thơ gắn bó máu thịt với số phận chung của cộng đồng. Xuân Diệu đã diễn đạt một cách chân thực và cảm động niềm tự hào của cái tôi ấy:

“…Tôi cùng xơng thịt với nhân dân của tôi Tôi đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu

Tôi sống với cuộc đời chiến đấu Của triệu ngời yêu đấu gian lao “.

( Những đêm hành quân )

Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Xuân Diệu đã tìm nguồn sáng tạo cho Ngọn quốc kỳ và Hội nghị non sông từ những sự kiện chính trị và hình ảnh tơi đẹp của tổ quốc. Lần đầu tiên trong đời thơ, Xuân Diệu bắt vào đề tài xã hội lớn. Tình cảm yêu nớc và trách nhiệm công dân cũng nh lòng thiết tha ngợi ca cuộc đời mới đã nâng sáng tác của ông lên. “ Âm hởng thơ khỏe khoắn, hào hùng khác hẳn với điệu thơ buồn hắt hiu trong cuộc đời cũ “ [9, 173]. Tuy chất l- ợng thực tế cha nhiều vì cuộc đời mới còn đang mở ra trên những trang đầu tiên, nhng Xuân Diệu đã tạo đợc chất men say lý tởng.

Trong tình hình sáng tác đơng thời, khi thơ ca trong nớc chuyển mình cha thật sự tạo đợc những cảm hứng lớn nhuần nhuyễn về chủ đề cách mạng, thì Ngọn quốc

kỳ và Hội nghị non sông là những đóng góp đáng kể. Ngày nay, “ sau một chặng

ơng kỷ niệm “ nhng vẫn còn ấm nóng và nồng nàn những cảm xúc ban đầu với cách mạng” [9, 174].

Đi vào cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ của dân tộc, Xuân Diệu lại bớc vào một chặng đờng với những thử thách mới . Giây phút sôi nổi ban đầu đã lắng xuống, cảm hứng sáng tạo không thể chỉ dừng lại ở những tình cảm ngợi ca chung chung về một lý tởng, mà phải đi sâu vào những cuộc đời và con ngời cụ thể. Làm sao có thể hiểu và viết đợc về quần chúng công nông binh, một đối tợng vốn còn xa lạ với những nhà thơ lãng mạn trớc kia. Rồi sự nhận thức phải chuyển thành tình cảm, hòa nhịp với trái tim. Đến đây những khó khăn của một nhà thơ lớp trớc lại xuất hiện cụ thể. Lúc này đứng trên lập trờng dân tộc không đủ nữa. Phải làm sao có đợc một cảm hứng hết sức chan hòa với toàn bộ cuộc đời mới đang sinh sôi, tr- ởng thành trong lao động và chiến đấu. Xuân Diệu cảm thấy mình bị giày vò và xót xa khi không đáp ứng đợc những yêu cầu của xã hội. Và chính cuộc chỉnh huấn trong thời kỳ kháng chiến đã đem lại cho Xuân Diệu một nhận thức mới:

Bớc đầu tuy chửa là bao Nhng nghe đã rộng đã cao vô ngần.

Và đặc biệt quan trọng là những chuyến đi vào quần chúng. Bài học lớn lao và thấm thía nhất vẫn là thực tế đấu tranh gian khổ và dũng cảm của quần chúng Cách mạng. Xuân Diệu viết đợc những bài thơ khá về phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất. Xúc động khi ghi lại hình ảnh bà cụ mù lòa:

Một đời của mẹ héo hon Có hai con mắt chết mòn cả hai

Quanh năm chỉ một đêm dài

Sáng trời không thấy mặt ngời thân yêu. Và nay đang hồi sinh trong chế độ mới.

Xuân Diệu đồng thời cũng tự đánh dấu cái mốc mới trong quan hệ giữa nhà thơ và quần chúng Cách mạng. Ngay từ sau Cách mạng, Xuân Diệu cũng đã tỏ ra “ ngỡng mộ” đám đông làm nên lịch sử:

Trong lúc tằm lên nhân loại mới Lòng tôi nh thể chiếc non xanh

Nh vậy, ta thấy trong quan niệm và thực tiễn sáng tác của Xuân Diệu là tơng đối thống nhất. Nhng một hiện tợng dễ nhận thấy là các sáng tác thơ của Xuân Diệu trong giai đoạn này lại không đọng lại đợc bao nhiêu trong tâm trí của bạn đọc. Theo thống kê của chúng tôi thì trong Toàn tập Xuân Diệu, tập 1, Nxb. Văn học, 2001, có tới 52 bài thơ đợc viết trong thời kỳ 1945 - 1954. Trong số 52 bài thơ trên, có tới tám bài thơ đợc làm theo thể thơ lục bát chính thể, đó là các bài:

Thơ dâng Bác Hồ, Làng Còng trong tập Sáng; Không sợ, Chị Dung,Chòm Văn Sơn,Gửi Nam Bộ mến yêu trong tập Ngôi sao; Bà cụ mù lòa, Anh cán bộ trở về làng trong tập Mẹ con. Bên cạnh đó có rất nhiều bài viết theo thể thơ lục bát giản

thể đặc biệt là các bài trong tập Dới sao vàng, Ngôi sao. Số liệu thống kê đó cũng đủ để chứng minh cho quan niệm thơ phải dễ hiểu, phải có vần, có nhịp của ông. Tuy vậy, thực tế tiếp nhận của độc giả cho thấy những bài thơ neo đợc trong trí nhớ ngời đọc là rất ít, chỉ có một vài bài nh Làng Còng, Bà cụ mù lòa, Chòm Văn Sơn…

Vậy, nguyên nhân nào khiến cho những sáng tác thơ của Xuân Diệu giai đoạn này tuy đồng nhất với quan niệm về thơ của ông, nhng lại không đợc đón nhận một cách nồng nhiệt hoặc nếu có thì lại bị lãng quên ngay?

Những bài thơ hay của Xuân Diệu sau Cách mạng tháng Tám đều bắt vào những đề tài thời sự và cái hàng ngày của cuộc sống, có cảm hứng khỏe khoắn hào hùng để ngợi ca, có chất trào phúng châm biếm sắc sảo, có sức suy nghĩ để đúc kết những suy tởng khái quát và có tính chất trữ tình đằm thắm. Nhng trong thơ Xuân Diệu còn thiếu hài hòa giữa các mặt, nhiều lúc anh không kìm hãm đợc mình, anh

sôi nổi tha thiết quá nên có khi trở nên lắm lời, anh nói và kể say sa, lời thơ không kịp đọng thành ý, ý thơ không tìm đợc điểm tựa ở hình ảnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một khối hồng đau đáu trong tim Một nỗi niềm nhắn nhe ấp ủ Nói bao nhiêu cũng còn cha đủ Nói mãi mãi vẫn là cha hết

Nói đến chết cũng hãy đang còn.

Nếu câu thơ, đoạn thơ trên dừng lại và kết thúc ngay từ lúc mở đầu thì có thể gây ấn tợng mạnh mẽ hơn. Nhng Xuân Diệu vẫn không tự kìm đợc mình trong thơ, anh muốn nói cho hết, cho đủ. Bởi thế, trong thơ ngoài những bài thơ, tứ thơ hàm triết lý, suy tởng, còn thờng thì câu thơ ít ẩn ý sâu xa. Xuân Diệu không có dụng ý và cũng không có năng lực chiếm lĩnh ngời đọc bằng sự “ hàm súc “ và “ sự im lặng thành lời”của những câu thơ “ ý tại ngôn ngoại”. Anh gây sức hấp dẫn chân tình, hồn nhiên, ở sự rung động và kể lể về cái thấy cái nghe, ở chất liệu của đời sống thực tế mà anh khao khát muốn ôm choàng lấy bằng vòng tay rộng và chiếm lĩnh từ nhiều góc độ và phạm vi khác nhau.

Cuộc sống mới lại rất phong phú, rất động, không muốn dừng lâu ở sự chọn lọc để trôi đi cái đa dạng và phong phú của cuộc sống, anh muốn đa từng mảng của sự sống vào thơ để nhà thơ và bạn đọc tìm đến một sự chọn lọc. Quan niệm và cách làm ấy của Xuân Diệu buộc thơ phải ôm, phải chứa đựng quá nhiều chất liệu bề bộn đến xô bồ của đời sống, ranh giới giữa thơ và văn xuôi do đó bị lẫn lộn và mất đi. Trong nhiều trờng hợp thơ rơi vào kể lể, dài dòng, trúc trắc và nghèo nàn nhạc điệu, giảm sút hẳn sức truyền cảm.

Có lẽ vì những lý do trên mà những ngời thích thơ Xuân Diệu lúc này cha nhiều. “Lẽ ra anh chỉ cần đem đến cho đời một vài quả đến độ thật ngọt chín và thơm hơng thì anh lại dâng cả chùm quả còn nửa chín nửa xanh dang dở, Xuân Diệu lại phân tán năng lực qua số lợng. Đó là những biểu hiện cha phù hợp với quy luật của thơ” [9,184]

Tuy nhiên trong giới hạn của những nổ lực của mình, Xuân Diệu vẫn có đóng góp vào hớng lớn:Đa thơ về đời sống thực tế. Anh nắm bắt và đa đợc chất liệu khỏe khoắn và trần trụi của sự sống vào thơ.

Nh vậy là Cách mạng và kháng chiến đã làm thay đổi triệt để hồn thơ và quan niệm về thơ của Xuân Diệu. Sự giác ngộ lý tởng cách mạng, ý thức về giai cấp vô sản sâu sắc đã khiến cho quan điểm phê bình văn học của Xuân Diệu luôn luôn h- ớng tới một chân trời mới và lạ, mà ở đó cốt lõi là hớng về công, nông, binh. Những bài viết của ông quả có phần cực đoan, tả khuynh nhng bù vào đó là sự chân thành đắm say của ngời nghệ sĩ mới đi theo Cách mạng và kháng chiến. Bởi vậy cả những cái bất cập và quá đà ở ông thời kỳ này đều có tác dụng mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của ý thức thơ ca kháng chiến. Cũng từ dây, Xuân Diệu đã trở thành một trong những cây bút phê bình thơ đặc sắc của văn chơng Việt Nam hiện đại.

Sự nhận thức và chuyển đổi đến triệt để và cực đoan trong ý thức phê bình nghệ thuật của Xuân Diệu nh trên cũng là tình hình chung của nhng cây bút trong đội ngũ nhà văn kháng chiến, hớng về Cách mạng và đi sâu vào đại chúng.Họ đã làm đ- ợc một việc lớn là đa nghệ thuật đi sâu vào đại chúng và phục vụ đắc lực cho công cuộc cứu nớc. Đây là bớc ngoặt hết sức quan trọng. Nó đã làm thay đổi hẳn diện mạo chung của một thời văn học cũng nh gơng mặt riêng của từng nghệ sĩ. Đóng góp to lớn của văn học trong sự nghiệp phục vụ đại chúng và cổ vũ chiến đấu là công sức của cả một đội ngũ đông đảo các nhà văn đi theo Cách mạng và kháng chiến, trong đó Xuân Diệu là một gơng mặt tiêu biểu nhất. Nhng vì trợt theo phơng châm đại chúng hoá, Xuân Diệu và nói rộng ra các nhà văn, nhà thơ thời kỳ chống Pháp đã sản xuất ra không ít các tác phẩm văn học cả văn, lẫn thơ non tính nghệ thuật. Đây là cái thiệt của Xuân Diệu và cũng là cái thiệt của thơ ca kháng chiến.

Kết luận 2

Từ một nhà thơ lãng mạn bậc nhất của phong trào Thơ mới trở thành nhà thơ Cách mạng và có thơ hay ngay từ những ngày đầu, đó có thể nói là bớc ngoặt quan trọng trong t tởng và quan niệm của Xuân Diệu về thơ ca. Những quan niệm , những

bài viết của Xuân Diệu tuy có phần cực đoan, tả khuynh nhng bù vào đó là sự chân thành đắm say của ngời nghệ sĩ mới đi theo kháng chiến. Và những sáng tác thơ của ông giai đọan này tuy không đợc ngời đọc nhớ đến nhiều nhng nó cũng đã góp phần làm thay đổi diện mạo của nền thơ ca Việt Nam hiện đại, phục vụ đại chúng công, nông, binh và cổ vũ chiến đấu.

Chơng 3

Thơ Nguyễn Đình Thi giai đoạn 1945-1954 từ quan niệm đến sáng tác.

Một phần của tài liệu Thơ xuân diệu, nguyễn đình thi giai đoạn 1945 1954 từ quan niệm đến sáng tác (Trang 26 - 33)