Ảnh hưởng của nồng độ kinetin đến khả năng tái sinh chồi của mẫu cây rau Báng

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhân giống cây rau báng (ficus callosa willd) bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro (Trang 52)

- Các chỉ tiêu theo dõi:

3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ kinetin đến khả năng tái sinh chồi của mẫu cây rau Báng

chồi cây rau Báng.

Tái sinh chồi là một giai đoạn rất quan trọng trong nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Giai đoạn này ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản thì việc bổ sung các chất điều tiết sinh trưởng như

auxuxin, cytokinin…có tác dụng kích thích chồi phát triển tốt, giai đoạn này cần có sự cân bằng chất điều tiết sinh trưởng (auxin/cytokinin). Nếu sự cân bằng nghiêng về nhóm auxin thì sẽ phát sinh rễ còn nếu nghiêng về phía cytokinin sẽ

phát sinh chồi. Tuy nhiên trạng thái cân bằng này là trạng thái tổng hoà của các chất điều hoà sinh trưởng nội sinh và ngoại sinh của mẫu. Trạng thái này sẽ thay

đổi tùy thuộc vào mỗi đặc điểm của mỗi loại cây. Chính vì thế chúng tôi đã tiến hành các thí nghiệm ảnh hưởng của các chất điều hoà sinh trưởng: BAP, kinetin...đến sự tái sinh chồi của Báng.

3.2.1. nh hưởng ca nng độ kinetin đến kh năng tái sinh chi ca mu cây rau Báng rau Báng

Bảng 3. 4. Ảnh hưởng của nồng độ kinetin đến khả năng tái sinh chồi của mẫu cây rau Báng sau 8 tuần nuôi cấy

CT Nồng độ kinetin (mg/l) Tỷ lệ nảy chồi (%) CT1 0,0 0 CT2 0,5 25,56 CT3 1,0 45,56 CT4 1,5 17,77 CT5 2,0 13,33 LSD0,05 2,28 CV% 6,0

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

Hình 3. 5. Ảnh hưởng của nồng độ kinetin đến khả năng tái sinh chồi của mẫu cây rau Báng

Sau 8 tuần nuôi cấy trên môi trường nền có bổ sung kinetin theo các nồng

độ thay đổi thì thu được kết quả như sau:

Mẫu cây rau Báng sau khi tiến hành đưa mẫu thành công sẽ được cấy chuyển sang môi trường tái sinh chồi có bổ sung kinetin để theo dõi sự tái sinh chồi. Các công thức có bổ sung kinetin thì mẫu cây rau Báng đều có khả năng tái sinh chồi. Tỷ lệ mẫu tái sinh chồi thay đổi giữa các công thức từ 13,33 - 45,56%. Môi trường có bổ sung 1mg/l kinetin ở CT3 cho tỷ lệ mẫu tái sinh chồi cao nhất

đạt 45,56%, mẫu tái sinh chồi có đặc điểm sinh trưởng phát triển tốt, có màu xanh, không xuất hiện hiện tượng biến dạng. Với nồng độ 1,5mg/l kinetin thì tỷ

lệ tái sinh chồi là 17,77% tuy nhiên một số chồi bắt đầu có hiện tượng phát triển không bình thường và phát triển chậm. Khi nồng độ kinetin tăng dần lên 2,0mg/l

ở CT5 thì tỷ lệ 13,33%, chồi rất nhỏ, tất cả các chồi có hiện tượng bị sùi màu trắng và phát triển không bình thường. Sự sai khác về tỷ lệ nảy chồi của các công thức là có ý nghĩa ởđộ tin cậy 95% với LSD0,05 = 2,28. Như vậy nồng độ kinetin thích hợp cho sự tái sinh chồi của mẫu cây rau Báng là 1mg/l.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhân giống cây rau báng (ficus callosa willd) bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)