Phương pháp xử lí số liệu

Một phần của tài liệu Khảo sát nhu cầu tư vấn của bệnh nhân và hoạt động tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc bảo hiểm y tế, bệnh viện bạch mai (Trang 37)

Dữ liệu được quản lí bằng phần mềm SPSS 16.0 theo các biến và trường trong phiếu nghiên cứu. Số liệu sau khi được nhập, nếu thấy xuất hiện giá trị bất thường được kiểm tra lại phiếu gốc để chỉnh sửa. Trường hợp không xác minh được theo phiếu gốc, giá trị của biến được gán là bị mất (missing). Biến định danh và biến phân hạng được trình bày dưới dạng tần suất. Biến liên tục nếu là phân phối chuẩn được trình bày dưới dạng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn, nếu không phải là phân phối chuẩn trình bày dưới dạng trung vị và khoảng tứ phân vị (IQR).

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ 3.1 Nhận thức và nhu cầu được tư vấn của bệnh nhân 3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân

Trong thời gian từ ngày 12/03/2013 đến ngày 12/04/2013 nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn 100 bệnh nhân chờ lĩnh thuốc trước khi vào phòng tư vấn, thông tin chung được trình bày trong bảng 3.1.

Do thời gian bệnh nhân chờ lấy thuốc ngắn, không gian hạn hẹp, nghiên cứu chỉ ghi nhận được tuổi của 69 bệnh nhân và nghề nghiệp của 67 bệnh nhân. Phần lớn bệnh nhân ở độ tuổi từ 60 trở lên (50,0%), tiếp theo là độ tuổi 40 – 59 (18,0%) và độ tuổi 20 – 39 (1,0%). Đa số bệnh nhân là cán bộ về hưu (53,0%), ít hơn là làm nông nghiệp (11,0%) và các nghề khác (3,0%). Trong nghiên cứu này sự phân bố giới tính không đồng đều với chủ yếu là bệnh nhân nữ (67,0%).

Hầu hết bệnh nhân trong nghiên cứu đi khám lại theo chương trình hoặc theo giấy hẹn của bác sĩ (96,0%). Bệnh nhân nằm trong chương trình điều trị các bệnh mãn tính chiếm tỷ lệ lớn (63,0%). Trong các bệnh mắc phải thì phổ biến nhất là bệnh tăng huyết áp (55,0%), tiếp đó là bệnh tim mạch (27,0%) và bệnh đái tháo đường (25,0%). Trong số bệnh nhân được phỏng vấn, có tới 34,0% bệnh nhân mắc kèm từ hai bệnh trở lên, 66,0% bệnh nhân chỉ mắc một bệnh đơn thuần.

Bảng 3.1. Thông tin chung của bệnh nhân Thông số Số bệnh nhân (%) ≥ 80 1 (1,0) 60 – 79 49 (49,0) 40 – 59 18 (18,0) 20 – 39 1 (1,0) Tuổi (n=100)

Không ghi nhận được 31 (31,0)

Nam 33 (33,0) Giới (n=100) Nữ 67 (67,0) Cán bộ về hưu 53 (53,0) Nông nghiệp 11 (11,0) Nghề nghiệp khác 3 (3,0) Nghề nghiệp (n=100)

Không ghi nhận được 33 (33,0) Tăng huyết áp 55 (55,0)

Tim mạch 27 (27,0)

Đái tháo đường 25 (25,0) Rối loạn lipid máu 5 (5,0) Hen phế quản 2 (2,0) Viêm khớp dạng thấp 0 (0,0) Bệnh (n=100)

(Một số bệnh nhân mắc nhiều hơn 2 bệnh) Bệnh khác 31 (31,0) 1 66 (66,0) 2 24 (24,0) 3 9 (9,0) Số bệnh mắc phải (n=100) 4 1 (1,0) Lần đầu 4 (4,0) Lần khám (n=100) Khám lại 96 (96,0)

gia về các bệnh mãn tính (n=100) Không 37 (37,0)

3.1.2 Nhận thức của bệnh nhân về việc sử dụng thuốc

Nhận thức của bệnh nhân về việc uống thuốc

Nghiên cứu đã tìm hiểu nhận thức của bệnh nhân về việc uống thuốc thông qua các khía cạnh: cách bệnh nhân dùng để phân biệt thuốc uống và để nhớ giờ uống thuốc, cách xử trí khi bệnh nhân quên uống thuốc và khi được kê nhiều thuốc đồng thời, các loại nước bệnh nhân dùng để uống thuốc và các cách uống thuốc của bệnh nhân (chi tiết được trình bày ở bảng 3.2).

Bảng 3.2. Nhận thức của bệnh nhân về việc uống thuốc

Thông số Số bệnh nhân (%)

Đối chiếu với tên thuốc trong đơn 82 (82,0)

Màu hộp vỉ 9 (9,0)

Nhờ người khác phân biệt hộ 4 (4,0) Giấy dán kí hiệu từng loại 2 (2,0)

Khác 3 (3,0)

Chưa uống thuốc (nên không rõ) 1 (1,0) Các cách phân biệt thuốc

(n=100)

Không ghi nhận được 1 (1,0)

Dựa vào đơn thuốc 38 (38,0)

Dùng lâu nên nhớ 32 (32,0)

Viết lên hộp thuốc 9 (9,0)

Chia thuốc vào 3 túi riêng 4 (4,0)

Hỏi người khác 4 (4,0)

Cách nhớ giờ uống thuốc (n=100) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Uống theo bữa ăn 4 (4,0)

Dùng giấy dán tường 3 (3,0)

Chưa uống thuốc (nên không rõ) 1 (1,0)

Cách khác 3 (3,0)

Không quên (theo bệnh nhân) 54 (54,0) Bỏ qua liều đó uống liều sau 25 (25,0)

Uống ngay khi nhớ ra 11 (11,0)

Liều sau uống gấp đôi 0 (0,0)

Liên hệ với bác sĩ kê đơn 0 (0,0) Chưa uống thuốc bao giờ 1 (1,0) Cách xử trí khi bị quên

thuốc (n=100)

Không ghi nhận được 9 (9,0)

Uống từng thời điểm theo đơn 50 (50,0)

Uống cùng thời điểm 21 (21,0)

Chỉ uống 1 thuốc 1 (1,0)

Thời điểm uống thuốc khi được kê nhiều thuốc đồng thời (n=100)

Không ghi nhận được 28 (28,0)

Nước lọc 77 (77,0)

Nước chè, nước vối 3 (3,0)

Nước hoa quả 1 (1,0)

Sữa 1 (1,0)

Khác 4 (4,0)

Các loại nước bệnh nhân dùng để uống với thuốc (n=100)

Không ghi nhận được 22 (22,0)

Uống nguyên viên 75 (75,0)

Bẻ 13 (13,0)

Nhai 7 (7,0)

Nghiền 2 (2,0)

Các cách bệnh nhân uống thuốc (n=100)

Không ghi nhận được 22 (22,0)

Nghiên cứu cho thấy phần lớn bệnh nhân phân biệt các loại thuốc của mình dựa vào cách đối chiếu với tên thuốc trong đơn (82,0%), một số ít bệnh nhân dựa vào màu của hộp thuốc, vỉ thuốc (9,0%). Ngoài ra dùng giấy dán kí hiệu cho từng loại thuốc, nhờ người khác phân biệt hộ cũng được dùng với tỷ lệ nhỏ (<5,0%).

Trong các cách để nhớ giờ uống thuốc, phần lớn bệnh nhân dựa vào đơn thuốc (38,0%), tiếp đó là viết lên hộp thuốc (9,0%), chia thuốc vào 3 túi riêng cho 3 buổi sáng, trưa, tối (4,0%), viết vào giấy dán tường (3,0%) và để thuốc nơi dễ nhìn (2,0%). Một tỷ lệ lớn bệnh nhân không dùng cách cụ thể nào mà do dùng thuốc lâu ngày nên nhớ giờ uống thuốc (32,0%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi được hỏi về cách xử trí khi quên dùng thuốc, phần lớn bệnh nhân cho biết họ chưa quên uống thuốc bao giờ (54,0%), tiếp theo là bỏ qua liều đó, chờ đến liều sau uống tiếp (25,0%) và uống ngay khi nhớ ra (11,0%). Không có bệnh nhân nào liên hệ với bác sĩ để hỏi lại hoặc uống với liều gấp đôi.

Xét về mặt nhận thức thời điểm uống thuốc khi đơn kê nhiều thuốc đồng thời, nhóm nghiên cứu ghi nhận được câu trả lời của 72 bệnh nhân. Phần lớn bệnh nhân uống thuốc theo từng thời điểm của thuốc (50,0%), số bệnh nhân còn lại vẫn uống các thuốc cùng 1 thời điểm (21,0%).

Đối với các loại nước để uống thuốc và cách bệnh nhân uống thuốc nhóm nghiên cứu ghi nhận được ý kiến của 78 bệnh nhân. Trong đó đa số bệnh nhân (77,0%) uống thuốc với nước lọc, rất ít bệnh nhân dùng nước chè, nước vối để uống thuốc (3,0%). Phần lớn bệnh nhân cho biết khi uống thuốc họ uống nguyên cả viên (75,0%), 13,0% bệnh nhân bẻ một vài thuốc khi uống, một số bệnh nhân nhai và nghiền thuốc để uống nhưng tỷ lệ này rất nhỏ (<10,0%).

Nhận thức của bệnh nhân về việc tìm hiểu thông tin về thuốc

Nghiên cứu đã đưa ra một vài thông số để khảo sát về nhận thức của bệnh nhân về mức độ tìm hiểu thông tin thuốc bao gồm mức độ tìm hiểu thông tin từ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, nguồn thông tin từ cán bộ y tế và số bệnh nhân đã từng nghe tư vấn sử dụng thuốc (Bảng 3.3 trình bày chi tiết nội dung này)

Kết quả này cho thấy tờ hướng dẫn sử dụng thuốc là tài liệu được đa số bệnh nhân tìm hiểu để có kiến thức về thuốc với tỷ lệ 92,0%. Ngoài ra, nguồn thông tin từ cán bộ y tế mà bệnh nhân tìm hiểu chủ yếu vẫn từ bác sĩ (50,0%), nguồn thông tin từ dược sĩ chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (5,0%), . Một tỷ lệ lớn bệnh nhân (66,0%) đã từng được nghe tư vấn sử dụng thuốc do chuyên gia hoặc do bác sĩ, dược sĩ tư vấn .

Bảng 3.3. Nhận thức của bệnh nhân về tìm hiểu thông tin về thuốc Thông số Số bệnh nhân (%) Có 92 (92,0) Không 7 (7,0) Bệnh nhân tìm hiểu tờ hướng dẫn sử dụng thuốc

(n=100) Không ghi nhận được 1 (1,0)

Bác sĩ 50 (50,0)

Dược sĩ 5 (5,0)

Không nhận thông tin từ CBYT 31 (31,0) Nguồn thông tin bệnh

nhân thu được từ cán bộ y tế (n=100)

Không ghi nhận được 14 (14,0)

Đã từng 66 (66,0)

Chưa 28 (28,0)

Bệnh nhân đã từng nghe tư vấn sử dụng thuốc

(n=100) Không ghi nhận được 6 (6,0)

CBYT: cán bộ y tế

3.1.3 Nhu cầu tư vấn sử dụng thuốc của bệnh nhân

Thông qua quá trình phỏng vấn, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận được ý kiến của 93 bệnh nhân về nhu cầu tư vấn (chi tiết được trình bày ở bảng 3.4). Phần lớn bệnh nhân có nhu cầu tư vấn (62,0%), số còn lại không có nhu cầu tư vấn (31,0%).

Trong 31 bệnh nhân không có nhu cầu tư vấn, lí do được đưa ra nhiều nhất là đã được bác sĩ tư vấn (45,2%), một số bệnh nhân cho rằng họ đã có đủ kiến thức để dùng thuốc (25,8%), một số khác (19,4%) không có thời gian nên không muốn vào tư vấn thuốc.

Đối với 62 bệnh nhân có nhu cầu tư vấn, lĩnh vực thuốc được bệnh nhân quan tâm nhiều nhất (41,9%), tiếp đó là lĩnh vực bệnh (35,5%), một số bệnh nhân muốn tư vấn cả hai lĩnh vực (6,5%) .

Trong các nội dung cụ thể bệnh nhân muốn được tư vấn, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là bệnh lí (41,9%), tiếp đó là tác dụng không mong muốn của thuốc (19,4%) và

lối sống (16,1%). Các nội dung khác như: thời điểm uống thuốc, thuốc uống kèm, tác dụng hay tương tác thuốc cũng được một số bệnh nhân quan tâm muốn được tư vấn nhưng với tỷ lệ thấp hơn (<10,0%).

Bảng 3.4. Nhu cầu tư vấn của bệnh nhân

Thông số Số bệnh nhân(%)

Có 62 (62,0)

Không 31 (31,0)

Bệnh nhân muốn được tư vấn (n=100)

Không ghi nhận được 7 (7,0) Đã được bác sĩ tư vấn 14 (45,2) Đã có kiến thức 8 (25,8) Không có thời gian 6 (19,4) Đã điều trị lâu ngày 3 (9,7) Sợ tính phí tư vấn 0 (0) Lí do bệnh nhân không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

muốn được tư vấn (n=31) Khác 5 (16,1) Tư vấn về thuốc 26 (41,9) Tư vấn về bệnh 22 (35,5) Tư vấn về thuốc và bệnh 4 (6,5) Lĩnh vực bệnh nhân

muốn được tư vấn (n=62)

Tư vấn lĩnh vực khác 10 (16,1)

Bệnh lí 26 (41,9)

Tác dụng không mong muốn 12 (19,4)

Lối sống 10 (16,1)

Thuốc dùng kèm 6 (9,7)

Thời điểm uống 6 (9,7)

Tác dụng điều trị của thuốc 5 (8,1)

Tương tác thuốc 4 (6,5)

Độ dài đợt điều trị 3 (4,8)

Liều dùng 2 (3,2)

Nội dung cụ thể bệnh nhân muốn được tư vấn

(n=62)

Nội dung khác 8 (12,9)

3.2 Tình hình tư vấn sử dụng thuốc tại phòng tư vấn 3.2.1 Hoạt động tư vấn sử dụng thuốc của dược sĩ 3.2.1 Hoạt động tư vấn sử dụng thuốc của dược sĩ

Từ ngày 12/03/2013 đến 12/04/2013, nhóm nghiên cứu đã thực hiện ghi nhận hoạt động tư vấn sử dụng thuốc tại phòng tư vấn thuốc Bảo hiểm y tế Bệnh viện Bạch Mai và đã thu được số liệu của 50 cuộc tư vấn cho 50 bệnh nhân.

Nội dung dược sĩ đã thực hiện được

Các nội dung dược sĩ đã thực hiện được trong các cuộc tư vấn được thể hiện ở hình 3.1 và bảng 3.5.

Chú thích:

1 Chào hỏi

2 Tra cứu thông tin, xem xét tính hợp lí của đơn thuốc 3 Hỏi tiền sử thuốc, dị ứng cua

thuốc trong đơn 4 Hướng dẫn tên, chỉ định 5 Tư vấn liều dùng

6 Tư vấn thời điểm dùng thuốc 7 Tư vấn độ dài đợt điều trị 8 Tư vấn cách sử dụng 9 Tư vấn tác dụng không mong

muốn, cách khắc phục 10 Lưu thông tin tư vấn

Hình 3.1. Các nội dung dược sĩ đã thực hiện

Bảng 3.5. Số thuốc được dược sĩ tư vấn

Thông số Số lượt (%)

Đầy đủ theo đơn 29 (58,0)

Tư vấn thuốc dược sĩ thấy lưu ý 19 (38,0) Số thuốc được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dược sĩ tư vấn trong

đơn(n=50) Tư vấn thuốc bệnh nhân hỏi 2 (4,0)

Nội dung được dược sĩ thực hiện đầy đủ nhất là chào hỏi (100%), lưu thông tin tư vấn (100%). Trước khi tư vấn, các dược sĩ đã thực hiện tra cứu thông tin và xem xét tính hợp lý của đơn với tỷ lệ 82,0% các cuộc tư vấn. Trong quá trình tư vấn, các nội dung tên và chỉ định thuốc, thời điểm dùng thuốc cũng đã được tập trung tư vấn với tỷ lệ lần lượt là 70,0% và 62,0%. Các nội dung khác như tác dụng không mong muốn của thuốc, liều dùng, cách sử dụng, tiền sử dùng thuốc cũng được các dược sĩ chú ý tư vấn với tỷ lệ mỗi nội dung khoảng 40,0%. Trong 50 cuộc tư vấn ghi nhận được, phần lớn (58,0%) các dược sĩ tư vấn đầy đủ các thuốc trong đơn, 38,0% chỉ tư vấn các thuốc dược sĩ thấy cần thiết cho bệnh nhân.

Tương tác giữa dược sĩ và bệnh nhân trong quá trình tư vấn

Tương tác giữa dược sĩ và bệnh nhân được nhóm nghiên cứu ghi nhận thông qua hai thời điểm trước khi dược sĩ bắt đầu tư vấn và trong quá trình tư vấn (bảng 3.6).

Trước khi dược sĩ bắt đầu tư vấn, phần lớn bệnh nhân chủ động hỏi dược sĩ các nội dung mình muốn tư vấn (52,0%). Các nội dung này chủ yếu tập trung vào cách sử dụng thuốc (23,0%), phản ứng có hại đã gặp phải khi dùng thuốc (19,2%), tiếp đó là tác dụng không mong muốn của thuốc (15,4%) và liều dùng (15,4%). Một số nội dung khác như: tác dụng không mong muốn của thuốc, liều dùng, tương tác thuốc cũng được bệnh nhân quan tâm hỏi dược sĩ nhưng với tỷ lệ thấp hơn.

Bảng 3.6. Tương tác giữa dược sĩ và bệnh nhân trong quá trình tư vấn

Thông số Số bệnh

nhân (%)

Không hỏi 5 (10,0)

Hỏi “tư vấn chung” 19 (38,0) Cách hỏi của bệnh

nhân (n=50)

Hỏi câu hỏi cụ thể 26 (52,0)

Cách dùng 6 (23,0)

Phản ứng đã gặp khi dùng thuốc 5 (19,2) Tác dụng không mong muốn 4 (15,4)

Liều dùng 4 (15,4) Tác dụng của thuốc 3(11,5) Tương tác thuốc 2 (7,7) Bệnh lí 1 (3,9) Lối sống 0 (0,0) Trước khi dược sĩ bắt đầu tư vấn Các nội dung cụ thể bệnh nhân xin tư vấn (n=26)

Khác 7 (26,9)

Có 35 (70,0)

Bệnh nhân có hỏi lại

dược sĩ (n=50) Không 15 (30,0)

Tác dụng không mong muốn 11 (31,4)

Liều dùng 6 (17,1) Tác dụng của thuốc 6 (17,1) Bệnh lí 4 (11,4) Cách dùng 2 (5,7) Tương tác thuốc 1 (2,9) Lối sống 0 (0,0) Trong khi dược sĩ tư vấn Nội dung cụ thể bệnh nhân hỏi (n=35) Khác 14 (40,0)

Trong quá trình tư vấn, nhóm nghiên cứu ghi nhận được 35 cuộc tư vấn (70,0%), trong đó bệnh nhân hỏi lại dược sĩ đối với những thông tin vừa được tư

vấn. Các nội dung bệnh nhân quan tâm thảo luận với dược sĩ nhiều nhất là tác dụng không mong muốn của thuốc (31,4%), tiếp theo là tác dụng của thuốc (17,1%), liều dùng (17,1%) và bệnh lí (11,4%). Ngoài ra vấn đề cách dùng hay tương tác thuốc cũng được đề cập đến trong các cuộc thảo luận nhưng với tỷ lệ thấp hơn (<10,0%).

Thời gian trung bình cho 1 cuộc tư vấn

Trong 50 cuộc tư vấn ghi nhận được, nhóm nghiên cứu đã thu thập được thông tin về thời gian của 49 cuộc tư vấn do 5 dược sĩ tư vấn, thông tin về các dược sĩ được mã hóa và giữ kín (xem bảng 3.7).

Bảng 3.7. Thời gian cho 1 cuộc tư vấn

Thông số Thời gian trung bình cho 1 cuộc tư vấn (phút) Độ lệch chuẩn (phút) Dược sĩ 1(n=14) 4,1 1,4 Dược sĩ 2 (n=6) 3,0 1,1 Dược sĩ 3 (n=13 5,0 2,1 Dược sĩ 4 (n=9) 4,1 1,7 Dược sĩ 5 (n=7) 7,0 2,9 Toàn bộ dược sĩ (n=49) 4,8 2,4

Trong 49 cuộc tư vấn ghi nhận được, thời gian trung bình cho một cuộc tư vấn là 4,8 phút. Thời gian các cuộc tư vấn thực hiện bởi các dược sĩ khác nhau cũng dao động, dài nhất lên tới 7 phút và ngắn nhất là 3 phút. Thời gian của các cuộc tư vấn do một dược sĩ thực hiện cũng dao động nhiều (độ lệch chuẩn của thời gian trung bình nhiều nhất lên tới 2,9 phút).

3.2.2 Mức độ đáp ứng của dược sĩ với việc tư vấn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thời gian từ 12/03/2013 đến 12/04/2013 nhóm nghiên cứu đã thực hiện ghi nhận thông tin hành chính tại phòng tư vấn thuốc và phòng cấp phát thuốc Bảo hiểm y tế. Thông tin về số bệnh nhân vào phòng tư vấn được ghi chép dựa vào sổ lưu thông tin của phòng tư vấn trong 20 ngày thực hiện nghiên cứu. Do phòng tư

vấn không lưu lại thông tin giờ mở cửa từng ngày nên thông tin này nhóm nghiên cứu chỉ ghi nhận được trong 11 ngày có mặt đầy đủ cả hai buổi.

Đặc điểm về thời gian tư vấn và số bệnh nhân vào tư vấn

Trong thời gian thực hiện nghiên cứu, số bệnh nhân vào phòng tư vấn có xu hướng giảm dần theo thời gian (hình 3.2). Trong tháng 3 số bệnh nhân vào tư vấn ở mức cao, có ngày lên tới 36 hoặc 40 bệnh nhân. Đến 2 tuần đầu tháng 4 số bệnh nhân vào tư vấn giảm, ngày nhiều nhất cũng chỉ có 11 bệnh nhân.

Số bệnh nhân vào tư vấn dao động không theo quy luật nhất định. Trong tháng 3 số bệnh nhân dao động rất lớn, ngày nhiều nhất có thể lên tới 40 bệnh nhân, trong khi đó ngày ít nhất chỉ có 2 bệnh nhân. Tuy nhiên đến đầu tháng 4, số bệnh nhân vào tư vấn ít dao động hơn, nhiều nhất là 11 bệnh nhân và ít nhất là 3 bệnh nhân. Bảng 3.8 cho thấy số bệnh nhân vào tư vấn theo ngày dao động lớn (giá trị trung vị là 9, khoảng tứ phân vị: 5 – 16).

Bảng 3.8. Số bệnh nhân và thời gian phòng tư vấn mở cửa theo ngày

Thông số Trung vị (Median)

Khoảng tứ phân vị

Một phần của tài liệu Khảo sát nhu cầu tư vấn của bệnh nhân và hoạt động tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc bảo hiểm y tế, bệnh viện bạch mai (Trang 37)