Kĩ thuật tư vấn

Một phần của tài liệu Khảo sát nhu cầu tư vấn của bệnh nhân và hoạt động tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc bảo hiểm y tế, bệnh viện bạch mai (Trang 29)

Raynor (1998) cho rằng việc kết hợp giữa thông tin nói và thông tin viết sẽ cho hiệu quả cao hơn trong tư vấn. Ở nhiều nước, tờ thông tin dành cho bệnh nhân thường có sẵn để đảm bảo bệnh nhân tiếp cận được thông tin viết. Nhưng tờ thông tin này thường không đạt tiêu chuẩn giúp ích và dễ hiểu cho bệnh nhân (Federal Register 1998, trích dẫn trong [32]). Đó là lí do tại sao cần thiết phải có một số phương tiện hỗ trợ việc tư vấn để tăng cường hiệu quả của việc tư vấn và để chắc

chắn rằng bệnh nhân biết cách giải quyết các vấn đề liên quan đến thuốc của mình. Điều quan trọng là xem xét mức độ đọc, viết và bất kì sự trở ngại nào khi lựa chọn phương tiện hỗ trợ tư vấn phù hợp. Các phương tiện hỗ trợ tư vấn đã phát triển và được báo cáo trong y văn có thể bao gồm:

 Các bài giảng điện tử để trình chiếu cho bệnh nhân trong suốt quá trình tư vấn, ví dụ cho bệnh nhân xem các bước hướng dẫn sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc điều trị hen dạng hít.

 Các tài liệu phát tay (hướng dẫn viết tay hoặc in máy).

 Các phương tiện hỗ trợ sự tuân thủ như phương tiện hỗ trợ đo lường, thiết bị cắt nhỏ viên, thiết bị theo dõi đường huyết sẽ giúp tăng cường kế hoạch kết hợp giữa chế độ điều trị với thói quen hàng ngày của bệnh nhân.

 Sổ thuốc liệt kê tất cả các thuốc bệnh nhân đang dùng sẽ giúp nhìn tổng thể tất cả các thuốc để phòng tránh những vấn đề liên quan đến thuốc (như quá liều hoặc không đủ liều hoặc tương tác thuốc).

 Các hình vẽ, mô hình liên quan đến thuốc có thể hỗ trợ quá trình tư vấn đối với một số đối tượng đặc biệt là khi có rào cản về ngôn ngữ, khả năng đọc, nhìn và viết kém. Các mô hình có thể kết hợp với tài liệu phát tay hoặc tờ thông tin dành cho bệnh nhân hay tách riêng thành một cuốn sách nhỏ hoặc một tập tài liệu riêng [32].

1.6.4 Kĩ năng giao tiếp trong tư vấn bệnh nhân

Giao tiếp là sự trao đổi thông tin, ý tưởng, suy nghĩ và cảm giác, nó không đơn thuần chỉ là giao tiếp bằng lời nói mà còn biểu hiện qua ngữ điệu của lời nói, sự biểu cảm của khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể. Giao tiếp với bệnh nhân có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đồng cảm của dược sĩ trong suốt quá trình tư vấn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tư vấn bệnh nhân có hiệu quả làm giảm đáng kể việc không tuân thủ thuốc hoặc thất bại trong điều trị. Để làm tốt việc này dược sĩ cần hài hòa giữa câu hỏi và cách hỏi bệnh nhân, tránh sự lặp lại nhàm chán (Ranelli 2000, Roter và cộng sự 1998, trích dẫn trong [19]). Dược sĩ tư vấn tốt phải lắng nghe bệnh nhân một cách cẩn thận và chia sẻ vấn đề một cách thân mật để

bệnh nhân nói cảm xúc của mình khi bị bệnh. Dược sĩ phải tập trung trong suốt cuộc tư vấn, không được phân tâm sang việc khác, thậm chí một cuộc điện thoại cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc tư vấn [19].

Dược sĩ không sử dụng thuật ngữ quá chuyên sâu vì sẽ làm bệnh nhân khó hiểu, làm giảm hiệu quả tuân thủ điều trị. Với một số đối tượng như người có trình độ văn hóa thấp, trẻ em dưới 10 tuổi, nên sử dụng cả ngôn ngữ và kí hiệu, nói, làm mẫu và mô tả điều muốn truyền đạt [3].

1.6.5 Tư vấn bệnh nhân tập trung vào bệnh mãn tính

Bệnh mãn tính là những bệnh điều trị lâu dài có khi suốt đời, cần thay đổi lối sống hoặc điều trị không dùng thuốc. Bệnh mãn tính thường liên quan đến một số hành vi cụ thể như: hút thuốc lá, chế độ ăn uống không điều độ, lối sống ít vận động, lạm dụng thuốc. Muốn phòng và điều trị bệnh hiệu quả đòi hỏi sự thay đổi về hành vi. Vì bệnh mãn tính có khi phải điều trị suốt đời nên nó thường ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hơn là bệnh cấp tính. Khi tư vấn thuốc cho bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, dược sĩ phải linh hoạt lường trước được những thử thách mà bệnh nhân đang phải đối mặt [15]. Đối với bệnh nhân mắc bệnh mãn tính thì bệnh nhân thường điều trị và theo dõi bệnh tại nhà, vì vậy họ cần nhiều kiến thức hơn để quản lí bệnh mãn tính của mình. Một vài bệnh mãn tính phổ biến mà dược sĩ có thể chủ động trong quá trình tư vấn bao gồm:

 Bệnh tăng huyết áp

 Bệnh đái tháo đường

 Bệnh mạch vành

 Bệnh rối loạn lipid huyết

 Bệnh hen phế quản

 Bệnh viêm khớp dạng thấp

 Bệnh động kinh [19]

1.7 Công tác tư vấn sử dụng thuốc ở bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là một trong những đơn vị đầu tiên ở miền Bắc triển khai mô hình tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Phòng tư vấn được đặt ở bên cạnh

khu vực cấp phát thuốc BHYT cho bệnh nhân, bước đầu giải quyết nhu cầu tư vấn cho bệnh nhân lĩnh thuốc BHYT. Đảm nhiệm công việc tư vấn chính là các dược sĩ ở khoa Dược bệnh viện Bạch Mai.

Tuy mới đi vào hoạt động từ khoảng tháng 11 năm 2012, phòng tư vấn đã dần dần được trang bị thiết bị phục vụ cho công việc tư vấn. Về cơ sở vật chất, phòng có đầy đủ bàn tư vấn, ghế ngồi cho bệnh nhân tư vấn và bệnh nhân ngồi chờ, tủ đựng sách và tài liệu phát tay (Hình 1.1).

Hình 1.1. Phòng tư vấn thuốc bệnh viện Bạch Mai

Hình 1.2. Một số trang thiết bị phòng tư vấn bệnh viện Bạch Mai

Về trang thiết bị tư vấn, có một máy tính xách tay phục vụ cho việc tra cứu thông tin và lưu thông tin khi tư vấn, sổ lưu thông tin tư vấn, danh mục các thuốc nằm trong danh mục thuốc BHYT cần tư vấn đặc biệt, đĩa hướng dẫn cách sử dụng

các dạng bào chế đặc biệt, máy in giấy màu để dán lên vỏ hộp thuốc hoặc vỉ thuốc khi có chú ý đặc biệt (Hình 1.2).

Do đây là lần đầu tiên triển khai mô hình tư vấn, các dược sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai vừa tự học, tự triển khai và tự rút kinh nghiệm để hoàn thiện và nâng cao chất lượng tư vấn. Là những người đi đầu nên các dược sĩ cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn: những ngày đầu bệnh nhân chưa biết nhiều đến phòng tư vấn, một phần do chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tư vấn, một phần do vị trí đặt phòng tư vấn ở chỗ khuất tầm nhìn của bệnh nhân. Ngoài ra, các dược sĩ phải kiêm nhiệm công việc tư vấn bên cạnh công việc chính của mình nên khó khăn trong việc sắp xếp thời gian tư vấn. Thêm vào đó, các dược sĩ phải tự soạn danh mục thuốc tư vấn, tự thảo ra quy trình tư vấn cho phù hợp…Tuy nhiên sau thời gian hoạt động, bệnh nhân đã biết đến phòng tư vấn nhiều hơn, các dược sĩ sau quá trình triển khai đang trong quá trình hoàn thiện quy trình tư vấn sao cho phù hợp nhất với đặc điểm bệnh nhân, thời gian và quy mô của phòng tư vấn.

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Khảo sát nhận thức và nhu cầu được tư vấn của bệnh nhân BHYT ngoại trú trú (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân được cấp phát thuốc BHYT đang chờ lấy thuốc, trước khi vào phòng tư vấn thuốc.

 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 12/03/2013 đến ngày 12/04/2013 tại phòng cấp phát thuốc BHYT Bệnh viện Bạch Mai.

 Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng bộ câu hỏi (phụ lục I) đã được thiết kế và thử nghiệm trước.

 Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện.

 Phương pháp thu thập số liệu

Phỏng vấn trực tiếp dựa vào bộ câu hỏi thiết kế và thử nghiệm trước.

 Các biến số nghiên cứu

Các biến số nghiên cứu liên quan đến nhận thức của bệnh nhân về việc uống thuốc

 Tần suất các cách bệnh nhân dùng để phân biệt các loại thuốc trong đơn  Tần suất các cách bệnh nhân dùng để nhớ giờ uống các thuốc trong đơn  Tần suất các cách xử trí của bệnh nhân khi quên thuốc

 Tần suất các thời điểm uống thuốc khi được kê nhiều thuốc đồng thời  Tần suất các loại nước bệnh nhân dùng để uống thuốc

 Tần suất các cách uống thuốc: uống nguyên viên, bẻ, nhai, nghiền thuốc của bệnh nhân

Các biến số nghiên cứu liên quan đến nhận thức của bệnh nhân về việc tìm hiểu thông tin thuốc

 Tần suất bệnh nhân tìm hiểu tờ hướng dẫn sử dụng thuốc  Tỉ lệ các nguồn thông tin bệnh nhân thu được từ cán bộ y tế  Tần suất bệnh nhân đã được nghe hướng dẫn sử dụng thuốc

Các biến số liên quan đến nhu cầu được tư vấn sử dụng thuốc

 Tần suất bệnh nhân muốn được tư vấn về thuốc hoặc về bệnh  Tần suất các lí do khiến bệnh nhân không muốn được tư vấn  Tần suất các nội dung cụ thể bệnh nhân muốn được tư vấn

2.1.2 Khảo sát tình hình tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc BHYT BHYT

Khảo sát hoạt động tư vấn sử dụng thuốc của dược sĩ

 Đối tượng nghiên cứu

Dược sĩ hoạt động tư vấn sử dụng thuốc.

 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện từ ngày 12/03/2013 đến ngày 12/04/2013 tại phòng tư vấn sử dụng thuốc dành cho bệnh nhân BHYT.

 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả hoạt động tư vấn sử dụng thuốc của dược sĩ theo mẫu (phụ lục III) đã được thiết kế và thử nghiệm trước.

 Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện.

 Phương pháp thu thập số liệu Quan sát, ghi chép theo mẫu có sẵn.

 Các biến số nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tần suất các nội dung tư vấn các dược sĩ đã thực hiện

 Tần suất các cách hỏi dược sĩ của bệnh nhân trước khi dược sĩ bắt đầu tư vấn  Tần suất các nội dung cụ thể bệnh nhân xin tư vấn

 Tần suất các nội dung cụ thể bệnh nhân hỏi trong quá trình tư vấn  Thời gian trung bình cho một cuộc tư vấn

Khảo sát mức độ đáp ứng với nhu cầu tư vấn của dược sĩ

 Đối tượng nghiên cứu

Thông tin hành chính thu thập từ phòng cấp phát thuốc BHYT và phòng tư vấn sử dụng thuốc.

 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại phòng cấp phát thuốc BHYT và phòng tư vấn sử dụng thuốc từ ngày 12/03/2013 đến ngày 12/04/2013.

 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu thu thập thông tin theo mẫu có sẵn (phụ lục II).

 Phương pháp chọn mẫu

Thu thập thông tin từ ngày 12/03/2013 đến ngày 12/04/2013.

 Phương pháp thu thập số liệu Ghi chép thông tin theo mẫu có sẵn.

 Các biến số nghiên cứu

 Số bệnh nhân vào tư vấn theo ngày  Thời gian phòng tư vấn mở cửa theo ngày

 Tỷ lệ số bệnh nhân được tư vấn so với số bệnh nhân lĩnh thuốc theo ngày  Tỷ lệ tổng số thời gian phòng tư vấn mở cửa so với tổng số thời gian lĩnh

thuốc theo ngày

2.1.3 Khảo sát mức độ hài lòng của bệnh nhân sau khi được tư vấn

 Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân BHYT sau khi được tư vấn tại phòng tư vấn sử dụng thuốc BHYT, bệnh viện Bạch Mai.

 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 12/03/2013 đến ngày 12/04/2013 tại phòng tư vấn sử dụng thuốc BHYT Bệnh viện Bạch Mai.

Phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng bộ câu hỏi (phụ lục IV) đã được thiết kế và thử nghiệm trước.

 Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện.

 Phương pháp thu thập số liệu

Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân dựa vào bộ câu hỏi có sẵn.

 Các biến số nghiên cứu

 Tần suất bệnh nhân hài lòng với những gì được tư vấn

 Tần suất bệnh nhân tin và làm theo những gì được dược sĩ tư vấn

 Tần suất bệnh nhân muốn tiếp tục vào phòng tư vấn nếu đi khám lần sau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2 Phương pháp xử lí số liệu

Dữ liệu được quản lí bằng phần mềm SPSS 16.0 theo các biến và trường trong phiếu nghiên cứu. Số liệu sau khi được nhập, nếu thấy xuất hiện giá trị bất thường được kiểm tra lại phiếu gốc để chỉnh sửa. Trường hợp không xác minh được theo phiếu gốc, giá trị của biến được gán là bị mất (missing). Biến định danh và biến phân hạng được trình bày dưới dạng tần suất. Biến liên tục nếu là phân phối chuẩn được trình bày dưới dạng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn, nếu không phải là phân phối chuẩn trình bày dưới dạng trung vị và khoảng tứ phân vị (IQR).

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ 3.1 Nhận thức và nhu cầu được tư vấn của bệnh nhân 3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân

Trong thời gian từ ngày 12/03/2013 đến ngày 12/04/2013 nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn 100 bệnh nhân chờ lĩnh thuốc trước khi vào phòng tư vấn, thông tin chung được trình bày trong bảng 3.1.

Do thời gian bệnh nhân chờ lấy thuốc ngắn, không gian hạn hẹp, nghiên cứu chỉ ghi nhận được tuổi của 69 bệnh nhân và nghề nghiệp của 67 bệnh nhân. Phần lớn bệnh nhân ở độ tuổi từ 60 trở lên (50,0%), tiếp theo là độ tuổi 40 – 59 (18,0%) và độ tuổi 20 – 39 (1,0%). Đa số bệnh nhân là cán bộ về hưu (53,0%), ít hơn là làm nông nghiệp (11,0%) và các nghề khác (3,0%). Trong nghiên cứu này sự phân bố giới tính không đồng đều với chủ yếu là bệnh nhân nữ (67,0%).

Hầu hết bệnh nhân trong nghiên cứu đi khám lại theo chương trình hoặc theo giấy hẹn của bác sĩ (96,0%). Bệnh nhân nằm trong chương trình điều trị các bệnh mãn tính chiếm tỷ lệ lớn (63,0%). Trong các bệnh mắc phải thì phổ biến nhất là bệnh tăng huyết áp (55,0%), tiếp đó là bệnh tim mạch (27,0%) và bệnh đái tháo đường (25,0%). Trong số bệnh nhân được phỏng vấn, có tới 34,0% bệnh nhân mắc kèm từ hai bệnh trở lên, 66,0% bệnh nhân chỉ mắc một bệnh đơn thuần.

Bảng 3.1. Thông tin chung của bệnh nhân Thông số Số bệnh nhân (%) ≥ 80 1 (1,0) 60 – 79 49 (49,0) 40 – 59 18 (18,0) 20 – 39 1 (1,0) Tuổi (n=100)

Không ghi nhận được 31 (31,0)

Nam 33 (33,0) Giới (n=100) Nữ 67 (67,0) Cán bộ về hưu 53 (53,0) Nông nghiệp 11 (11,0) Nghề nghiệp khác 3 (3,0) Nghề nghiệp (n=100)

Không ghi nhận được 33 (33,0) Tăng huyết áp 55 (55,0)

Tim mạch 27 (27,0)

Đái tháo đường 25 (25,0) Rối loạn lipid máu 5 (5,0) Hen phế quản 2 (2,0) Viêm khớp dạng thấp 0 (0,0) Bệnh (n=100)

(Một số bệnh nhân mắc nhiều hơn 2 bệnh) Bệnh khác 31 (31,0) 1 66 (66,0) 2 24 (24,0) 3 9 (9,0) Số bệnh mắc phải (n=100) 4 1 (1,0) Lần đầu 4 (4,0) Lần khám (n=100) Khám lại 96 (96,0)

gia về các bệnh mãn tính (n=100) Không 37 (37,0)

3.1.2 Nhận thức của bệnh nhân về việc sử dụng thuốc

Nhận thức của bệnh nhân về việc uống thuốc

Nghiên cứu đã tìm hiểu nhận thức của bệnh nhân về việc uống thuốc thông qua các khía cạnh: cách bệnh nhân dùng để phân biệt thuốc uống và để nhớ giờ uống thuốc, cách xử trí khi bệnh nhân quên uống thuốc và khi được kê nhiều thuốc đồng thời, các loại nước bệnh nhân dùng để uống thuốc và các cách uống thuốc của bệnh nhân (chi tiết được trình bày ở bảng 3.2).

Bảng 3.2. Nhận thức của bệnh nhân về việc uống thuốc

Thông số Số bệnh nhân (%)

Đối chiếu với tên thuốc trong đơn 82 (82,0)

Màu hộp vỉ 9 (9,0)

Nhờ người khác phân biệt hộ 4 (4,0) Giấy dán kí hiệu từng loại 2 (2,0)

Khác 3 (3,0)

Chưa uống thuốc (nên không rõ) 1 (1,0) Các cách phân biệt thuốc

(n=100)

Không ghi nhận được 1 (1,0)

Dựa vào đơn thuốc 38 (38,0)

Dùng lâu nên nhớ 32 (32,0)

Viết lên hộp thuốc 9 (9,0)

Chia thuốc vào 3 túi riêng 4 (4,0) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hỏi người khác 4 (4,0)

Cách nhớ giờ uống thuốc (n=100)

Uống theo bữa ăn 4 (4,0)

Dùng giấy dán tường 3 (3,0)

Chưa uống thuốc (nên không rõ) 1 (1,0)

Một phần của tài liệu Khảo sát nhu cầu tư vấn của bệnh nhân và hoạt động tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc bảo hiểm y tế, bệnh viện bạch mai (Trang 29)