KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Thành phần sâu mọt hại nông sản bảo quản trong kho ở huyện hoằng hóa (Trang 35 - 37)

- Xác định vòng đờ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần loài sâu mọt hại kho nông sản, cá khô, thuốc bắc bảo quản ở huyện Hoằng Hoá huyện Hoằng Hoá

3.1.1. Thành phần loài sâu mọt hại nông sản, cá khô, thuốc bắc bảo quảntrong kho trong kho

Sâu mọt hại kho là yếu tố chính gây ra những tổn thất lớn cho nông sản, thực phẩm, dược liệu bảo quản trong kho, làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng sản phẩm, có khi mất hoàn toàn giá trị sử dụng.

Từ tháng 03 đến tháng 07 năm 2009, tiến hành điều tra, thu thập mẫu côn trùng trong các kho kinh doanh nông sản, thực phẩm, dược liệu tại các xã thuộc địa bàn huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa.

Kết quả điều tra thành phần loài sâu mọt tại các kho nông sản bảo quản thóc gạo ngô, đậu, thức ăn gia súc, cá khô, dược liệu ở huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa được trình bày ở bảng 3.1.

Kết quả ở bảng 3.1. cho thấy, đã thu thập được thành phần sâu mọt hại nông sản bảo quản tại các kho là 34 loài, chúng thuộc 20 họ, 4 bộ và 2 lớp (lớp Côn trùng và lớp Nhện). Trong đó, bộ cánh cứng (Coleoptera) có 30 loài chiếm 88,23%, bộ cánh vảy (Lepidoptera) có 2 loài chiếm 5,89%, bộ có răng (Psocoptera) và bộ Acarina mỗi bộ mới tìm thấy có 1 loài chiếm 2,94%. Số loài sâu mọt chủ yếu thuộc bộ cánh cứng với các họ chính như Bostrychidae, Bruchidae, Curculionidae, Cucujidae, Nitidulidae, Tenebrionidae.

Các loài sâu mọt xuất hiện với tần suất trên 50 % là Rhyzopertha dominica

Fabricius, Cryptolestes pusillus Schonherr, Sitophilus oryzae Linnaeus,

Lophocateres pusillus Klug, Tribolium castaneum Herbst, Oryzaephilus surinamensis Linnaeus, Carpophilus dimidiatus Fabricius.

So sánh với kết quả điều tra về thành phần côn trùng hại trong kho ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam của Hà Thanh Hương và cộng sự (2004) [11], ở Nghệ An chỉ có 27 loài, và cũng nhiều hơn so với một số nơi như Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Sơn La. Nhưng ít hơn kết quả điều tra về thành phần loài mọt ở

Thành phố Vinh của Đào Thị Hằng (2008) [9], thu được 41 loài. Mặc dù quá trình điều tra thu mẫu của chúng tôi chỉ thực hiện ở một huyện là Hoằng Hóa, nhưng qua đây cũng cho thấy tình trạng sâu mọt phá hại lương thực, thực phẩm, dược liệu bảo quản trong các kho ở huyện Hoằng Hóa nói riêng và Thanh Hóa nói chung là đáng báo động.

Bảng 3.1. Thành phần loài sâu mọt trong các kho bảo quản nông sản, cá khô, thuốc bắc ở huyện Hoằng Hóa

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Họ Mức

độ phổ biến

Một phần của tài liệu Thành phần sâu mọt hại nông sản bảo quản trong kho ở huyện hoằng hóa (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w