PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Thành phần sâu mọt hại nông sản bảo quản trong kho ở huyện hoằng hóa (Trang 28 - 32)

* Địa điểm nghiên cứu

Tiến hành điều tra nghiên cứu thành phần loài sâu mọt tại các kho chứa lương thực, thực phầm, dược liệu ở các xã, thị trấn tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Nghiên cứu thực nghiệm tại phòng thí nghiệm Động vật Khoa Sinh học và phòng Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Vinh.

+ Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 03/2009 đến tháng11/2009

2.2. Vật liệu nghiên cứu

Các kho bảo quản nông sản: thóc, gạo, ngô, đậu, thức ăn gia súc, kho cá khô, kho thuốc bắc.

Các loài sâu mọt hại kho và thiên địch của chúng. Loài mọt thóc lớn Tenebroides mauritanicus Linnaeus

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Việc điều tra nghiên cứu sâu mọt hại kho được tiến hành theo phương pháp chung về nghiên cứu. Phương pháp điều tra nghiên cứu trong kho.

2.3.1. Phương pháp điều tra thành phần loài và sự phân bố của sâu mọt

Điều tra, thu thập mẫu được tiến hành định kỳ 10 ngày/lần ở các kho lương thực, thực phẩm, dược liệu của các hộ kinh doanh lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thuốc bắc. Phương pháp lấy mẫu theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) Kiểm dịch thực vật, phương pháp lấy mẫu TCVN 4731-89 (Cục Bảo vệ thực vật, 1989) [4].

* Thu thập mẫu định tính

Thu bắt trưởng thành, sâu non, nhộng qua quan sát bằng mắt nơi chúng thường tập trung như nền kho, góc kho, kẽ nứt, chân tường, cửa sổ. Các dụng cụ làm kệ, kê lót hàng, nơi lưu trữ tập trung bao bì, nơi ẩm thấp, nơi có nhiều hàng tồn đọng lâu, hàng mục nát....sử dụng rây, cặp côn trùng, vợt côn trùng.... để thu mẫu.

Trong các kho thu mẫu thu bắt sâu mọt hại kho/1kg nông sản. Bằng cách sử dụng xiên lấy mẫu.

Xác định mật độ mọt trong kho bằng công thức: Số sâu mọt bắt gặp Mật độ (con/kg) = --- Trọng lượng nông sản Công thức tính độ thường gặp (chỉ số có mặt): p. 100 c = --- P Trong đó:

p: Số lần thu mẫu có loài nghiên cứu P: Tổng số tất cả các lần thu mẫu c > 50%: Loài phổ biến

25% < c < 50%: Loài thường gặp C < 25%%: Loài ít gặp

2.3.2. Phương pháp điều tra thành phần loài côn trùng ăn thịt, ký sinh sâumọt hại kho mọt hại kho

Thu bắt tất cả các loài thiên địch của sâu mọt hại kho theo định kỳ 10 ngày/lần cùng với lần thu bắt côn trùng hại kho.

2.3.3. Phương pháp đánh giá khả năng gây hại nông sản của mọt

Tiến hành thí nghiệm với 3 loài mọt gạo Sitophilus oryzae, mọt ngô Sitophilus zeamais, mọt thóc đỏ Tribolium castaneums trên 3 loại thức ăn

chính là gạo, ngô, thóc.

Mỗi hộp nuôi mọt chứa từng loại thức ăn có trọng lượng 1kg, thả 50 con mọt trưởng thành vào hộp nuôi (thức ăn đã được xử lý ở nhiệt độ 600C trong vòng 360 phút = 6h). Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện phòng thí nghiệm. Các công thức được lặp lại 3 lần.

Các thí nghiệm được tiến hành kiểm tra định kỳ sau 30, 60, 90 ngày. Từ đó xác định khả năng gây hại của các loài mọt ở từng thời điểm và sự liên quan giữa tỷ lệ % hao hụt với mật độ quần thể mọt ban đầu.

Công thức sử dụng để tính trọng lượng hao hụt: Do - Dc

X (%) = --- x 100 Do

Trong đó:

X(%): Phần trăm hao hụt trọng lượng Do: Trọng lượng khô ban đầu

Dc: Trọng lượng khô tại thời điểm kiểm tra.

2.3.4. Phương pháp nghiên cứu về diễn biến số lượng của sâu mọt hại nôngsản trong kho sản trong kho

Thu thập mẫu định kỳ 10 ngày/lần bằng phương pháp thu mẫu định lượng, theo quy tắc lấy mẫu theo 5 điểm chéo góc ở mỗi kho.

2.3.5. Phương pháp xác định sinh trưởng và vòng đời của mọt thóc lớn

Tenebroides mauritanicus Linnaeus * Bố trí thí nghiệm nuôi

Thu thập mọt thóc lớn trưởng thành từ các kho nông sản, kho thức ăn gia súc. Đem về nuôi tại các hộp nuôi có chứa thức ăn.

Thí nghiêm nhân nuôi Tenebroides mauritanicus Linnaeus với môi trường thức ăn khác nhau

Môi trường thức ăn A1: 150g bột mì + 150g bột gạo + 150g bột ngô Môi trường thức ăn A2: 150g bột mì + 150g lúa mì + 150g bột ngô Môi trường thức ăn A3: 150g bột ngô + 150g bột gạo + 150g sắn lát

Bố trí nuôi: hộp nhựa để nuôi có 450g thức ăn (A) và hai nửa quả táo rữa sạch được đặt úp lên môi trường

Các cá thể mọt trưởng thành được nuôi để sinh sản (đẻ trứng) sau 10 ngày tiến hành dùng rây để rây trứng và thu bắt trưởng thành. Trứng được đưa vào hộp nuôi có chứa thức ăn để theo dõi (sau khi đếm số trứng và ghi chép)

Mọt trưởng thành được đưa trở lại vào hộp nuôi để nuôi tiếp

Khi thấy hai nửa quả táo không còn tươi ẩm, thì thay thế hai nửa quả táo mới vào mỗi hộp nuôi để cung cấp hơi ẩm.

Trong hộp nuôi khi thấy có ấu trùng tuổi cuối, thì tách ra cho vào hộp thể nền để nhộng hình thành. Hộp thể nền gồm hai mảnh bông nệm xốp, được đặt vào mỗi hộp, và một nửa quả táo được đặt úp xuống mỗi thể nền để để tạo độ ẩm cho ấu trùng thành nhộng.

Theo dõi thí nghiệm, khi thấy xuất hiện con trưởng thành thì môi trường nuôi và thể nền hình thành nhộng được rây và xé tách rời để lấy con trưởng thành T. mauritanicus vừa mới được vũ hoá.

* Xác định sự sinh trưởng và vòng đời mọt Tenebroides mauritanicus

Một phần của tài liệu Thành phần sâu mọt hại nông sản bảo quản trong kho ở huyện hoằng hóa (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w