0
Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu THÀNH PHẦN SÂU MỌT HẠI NÔNG SẢN BẢO QUẢN TRONG KHO Ở HUYỆN HOẰNG HÓA (Trang 25 -28 )

Nghiên cứu thành phần sâu mọt gây hại và tổn thất nông sản

Các kết quả điều tra về thành phần sâu mọt hại kho ở Việt Nam không nhiều và ít được điều tra cập nhật.

Nguyễn Công Tiễu (1936) là người đầu tiên quan tâm đến vấn đề này. Ông cũng là tác giả dịch cuốn “Cho được có hoa lợi nhiều và tốt hơn” của Braemer P., trong đó chủ yếu giới thiệu vắn tắt các đặc điểm hình thái, đặc tính gây hại của một số loài mọt kho thông thường.

Gần 30 năm sau, tức là vào khoảng năm 1960, việc nghiên cứu côn trùng hại kho mới lại được tiếp tục. Bắt đầu bằng những kết quả điều tra thành phần loài

côn trùng gây hại ở một số kho lương thực ở tỉnh Thanh Hoá (Trường ĐHTH Hà Nội và Tổng Cục lương thực, 1962) (Dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [2].

Đinh Ngọc Ngoạn (1965) [10] có kết quả điều tra côn trùng gây hại trong kho ở miền Bắc Việt Nam và Phan Xuân Hương (1963) [20] có cuốn sách "Côn trùng phá hoại trong kho và cách phòng trừ".

Theo Hoàng Văn Thông (1997) [12], thành phần côn trùng hại trên hàng nông sản nhập khẩu ở khu vực phía bắc Việt Nam từ 1991 - 6/1997 có 40 loài, phân bổ trong 4 bộ. Trên hàng nông sản xuất khẩu có 40 loài côn trùng hại, nằm trong 29 họ, thuộc 5 bộ.

Kết quả điều tra (1995) của Cục Bảo vệ thực vật về thành phần côn trùng hại kho ở Việt Nam thu thập được 76 loài, thuộc 37 họ của 6 bộ (Dẫn theo báo cáo khoa học Cục Bảo vệ thực vật - 1995) [5]

Điều tra cơ bản côn trùng hại kho bảo quản nông sản còn được tiếp tục vào những năm gần đây. Kết quả điều tra thành phần côn trùng hại kho của ngành Kiểm dịch thực vật từ 1996 - 2000 cho thấy, tổng số loài côn trùng trong kho là 115 loài của 44 họ, thuộc 8 bộ và 1 lớp nhện [25].

Nguyễn Quang Hiếu, Lương Thị Hải và Bùi Công Hiển (2000) [16] đã điều tra thành phần côn trùng hại trong kho thóc dự trữ đổ rời ở Hà Nội Và Hải Phòng. Kết quả đã thu được 10 loài sâu mọt thuộc 3 bộ.

Điều tra thành phần côn trùng trên thóc dự trữ quốc gia đổ rời ở miền Bắc Việt Nam năm 2001. Kết quả thu được 29 loài của 20 họ, thuộc 4 bộ (Dương Minh Tú, Ngô Ngọc Trâm và Hà Thanh Hương, 2003) [7].

Bùi Minh Hồng, Hà Quang Hùng (2004) [3] đã điều tra thành phần loài sâu mọt và thiên địch trên thóc bảo quản đổ rời tại kho cuốn của Cục dự trữ quốc gia vùng Hà Nội và phụ cận. Kết quả thu được 15 loài sâu mọt của 11 họ, thuộc 2 bộ và 4 loài thiên địch của 3 họ, thuộc 3 bộ.

Điều tra thành phần côn trùng, nhện trong kho và tần suất xuất hiện của quần thể mọt bột đỏ Tribolium castaneum (Herbst.) tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam.

Kết quả thu được 57 loài của 27 họ, thuộc 4 bộ (Hà Thanh Hương và cs., 2004) [11].

Trần Bất Khuất và Nguyễn Quý Dương (2005) [23] đã điều tra thành phần sâu mọt hại lạc nhân trong kho bảo quản tại một số vùng năm 2004. Kết quả thu được 20 loài, của 13 họ, thuộc 3 bộ.

Nghiên cứu thành phần sâu mọt hại lạc ở vùng Nghệ An, thu được 23 loài trong kho không chuyên bảo quản lạc và 11 loài trong kho chuyên bảo quản lạc (Nguyễn Thị Diệu Thư, 2007) [19].

Nguyễn Văn Liêm và cs. (2008) [17] đã điều tra thành phần và mức độ gây hại của các loài mọt trên ngô bảo quản tại hộ gia đình ở vùng Bắc Hà, Lào Cai, kết quả thu được 10 loài.

Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái

Một số công trình nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của côn trùng gây hại trong kho đã được công bố: Đặc điểm sinh học và sinh thái học của mọt gạo

Sitophilus oryzae L. của Bùi Công Hiển, (1965) [1]; Một số dẫn liệu về côn trùng gây

hại trong kho thóc của Lê Trọng Trải (1980) [14]; Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ côn trùng lạ Tenebrio molitor L. của Dương Minh Tú (1997) [6]; Tìm hiểu khả năng sinh trưởng phát triển của mọt bột tạp Tribolium confusum J. Duval ở Việt Nam của Hà Thanh Hương và cộng sự. (2004) [11]. Đặc điểm sinh học của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr., mọt bột đỏ

Tribolium castaneum Herbst. và biện pháp phòng trừ chúng của Nguyễn Thị Bích

Yên (1998) [15]

Theo tài liệu của Vũ Quốc Trung mọt đục hạt nhỏ: Rhizopertha dominica Fabr., thuộc bộ cánh cứng Coleoptera, họ Botrichidae [26].

Cũng theo tài liệu của Vũ Quốc Trung (1978) trưởng thành của

Rhizopertha dominica Fabr., có chiều dài 2,3 - 3 mm, rộng 0,6 - 1 mm. thường

chiều dài gấp 3 chiều rộng. Thân nhỏ hình ống dài, mầu nâu tối. Trứng dài 0,4 - 0,6 mm; rộng 0,1 - 0,2 mm, hình bầu dục dài, màu trắng ở giữa hơi cong, một đầu lớn, một đầu bé. Sâu non khi lớn dài khoảng 3mm, mình hơi cong, thân màu trắng

sữa, râu đầu có 2 đốt. Nhộng dài khoảng 2,5 - 3mm, đầu của nhộng gần giống đầu của trưởng thành. Đoạn cuối bụng thu nhỏ lại (con cái có phần phụ để phân biệt giữa cá thể đực và cái) [26].

Theo Dương Minh Tú (2005), mọt gạo Sitophilus oryzae L. và mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. nuôi trên gạo ở nhiệt độ 25, 30, 350C và độ ẩm tương đối 70% có kích thước phát dục ở các ngưỡng nhiệt độ trên là như nhau nhưng thời gian phát dục hoàn toàn khác nhau. Ở các mức nhiệt độ này, thời gian hoàn thành vòng đời của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. lần lượt là: 80,03 ± 1,6; 64,9 ± 1,1 và 45,9 ± 0,76 ngày [8].

Dẫn liệu sinh học và hình thái học của mọt đậu xanh (Callosobruchus

chinensis L.) của Nguyễn Đình Vân (1964). Đặc điểm phát triển mọt bột mì

(Tribolium cataneum Herbst) của Vũ Huy Tiễn (1968), của Bùi Công Hiển và Trần Việt Dũng (1976). Sinh học và sinh thái học của mọt đục hại nhỏ (Rhyzopertha dominica) của Đỗ Minh Hiền (1982). Đáng chú ý là kết quả nghiên cứu về tác động của feromon và ý nghĩa sinh lý, sinh thái học của nó ở mọt cứng đốt (Trogoderma granarium) của Bùi Công Hiển (1973).

Một phần của tài liệu THÀNH PHẦN SÂU MỌT HẠI NÔNG SẢN BẢO QUẢN TRONG KHO Ở HUYỆN HOẰNG HÓA (Trang 25 -28 )

×