Điều chỉnh mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Chất lượng tín hiệu, xây dựng thương hiệu, chất lượng cảm nhận và lòng trung thành của khách hàng trong ngành ngân hàng - Nghiên cứu tại TPHCM Luận văn thạc sĩ 2013 (Trang 44)

Trong phần cơ sở lý thuyết, chất lượng tín hiệu ( CS) đã đề cập được mô tả

gồm 3 thành phần là: chất lượng tín hiệu rõ ràng ( CSR), chất lượng tín hiệu nhất quán (CSN) và chất lượng tín hiệu tin cậy ( CST). Sau khi phân tích nhân tố và kiểm định mức độ tin cậy của từng nhân tố được rút trích, chất lượng tín hiệu

được điều chỉnh lại gồm 2 thành phần là: chất lượng tín hiệu rõ ràng ( CSR1, CSR2) và chất lượng tín hiệu nhất quán và tin cậy ( CSN1, CSN2, CSN3, CST1, CST2, CST3). Các nhân tố còn lại: lòng trung thành (LY), chất lượng cảm nhận (PQ) và xây dựng thương hiệu ( BI) vẫn giữ nguyên các thành phần.

Như vậy, theo những phân tích trên thì mô hình nghiên cứu ban đầu sẽđược

Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh H2 H4 H1 H3 XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHẤT LƯỢNG TÍN HIỆU - Rõ ràng - Nhất quán,tin cậy CHẤT LƯỢNG CẢM NHẬN LÒNG TRUNG THÀNH

Và khi đó, các giả thuyết nghiên cứu cũng được điều chỉnh lại cho phù hợp với mô hình nghiên cứu mới:

H1a: Việc chú trọng xây dựng thương hiệu nhiều hơn sẽ làm cho chất lượng tín hiệu rõ ràng hơn

H1b: Việc chú trọng xây dựng thương hiệu nhiều hơn sẽ làm cho chất lượng tín hiệu nhất quán và tin cậy hơn

H2a: Chất lượng tín hiệu rõ ràng hơn sẽ làm tăng chất lượng cảm nhận của khách hàng.

H2b: Chất lượng tín hiệu càng nhất quán và đáng tin cậy sẽ làm tăng chất lượng cảm nhận của khách hàng.

H3: Việc chú trọng xây dựng thương hiệu nhiều hơn sẽ làm cho chất lượng cảm nhận của khách hàng tốt hơn

H4: Chất lượng cảm nhận của khách hàng về dịch vụ của ngân hàng càng tăng thì lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng càng tăng.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín hiệu, xây dựng thương hiệu, chất lượng cảm nhận và lòng trung thành của khách hàng trong ngành ngân hàng - Nghiên cứu tại TPHCM Luận văn thạc sĩ 2013 (Trang 44)