Doanh số cho vay theo thời hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Trần Văn Thời được chia thành hai thời hạn là ngắn hạn (các khoản vay dưới 12 tháng) và trung dài hạn (các khoản vay từ 12 tháng trở lên). Qua bảng 3.3 ta thấy doanh số cho vay của các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh số cho vay. Tỷ trọng doanh số cho vay dao động từ 90% đến 92% trong tổng doanh số cho vay. Vì cho vay ngắn hạn có rủi ro thấp hơn trung dài hạn. Bên cạnh đó, KH gửi tiền vào Ngân hàng cũng thường gửi ngắn hạn nên cho vay ngắn hạn hạn chế được rủi ro thanh khoản. Đồng thời, NHNN cũng có quy định đối với NHTM chỉ được dùng tối đa 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh số cho vay nhưng các khoản vay trung dài hạn góp phần đa dạng hóa các sản phẩm cho vay của Ngân hàng, tạo tính cạnh tranh đối với các ngân hàng khác trên điạ bàn huyện. Trong những năm gần đây, doanh số cho vay đối với các khoản vay trung dài hạn liên tục tăng. Cụ thể là năm 2010, doanh số cho vay trung dài hạn là 63.020 triệu đồng, đến năm 2011, con số này là 92.352 triệu đồng, tăng 46,54% so với năm 2010. Doanh số cho vay trung và dài hạn trong năm 2012 tiếp tục tăng lên đến 102.607 triệu đồng, tăng 10.325 triệu đồng, tương ứng với 11,18% so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay trung dài hạn là 55810 triệu đồng, tăng 12,5% so với sáu tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân được biết là do kinh tế của huyện Trần Văn Thời bắt đầu ổn định sau ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong nước và quốc tế. Một số ngành công nghiệp bắt đầu phát triển, nhu cầu vốn cho những đầu tư dài hạn như máy móc, thiết bị, phương tiện….tăng cao. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đã chú trọng hơn vào các khoản cho vay trung và dài hạn do nó có thể giúp Ngân hàng tạo mối quan hệ bền chặt với KH và tạo lơi nhuận cao.
Đặt thù của địa bàn huyện Trần Văn Thời là các ngành nông – ngư nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế. Những ngành này mang tính chất mùa vụ, khả năng quay vòng vốn cao. Vì thế Ngân hàng luôn chú trọng cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân ở các ngành kinh tế này với các khoản vay
ngắn hạn do độ an toàn cao và dễ dàng kiểm soát khả năng trả nợ của KH. Năm 2011, Ngân hàng đã cho vay ngắn hạn với số tiền 944.979 triệu đồng, tăng 220.689 triệu đồng tương ứng với 30,47% so với năm 2010. Tuy nhiên, năm 2012, số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng giảm nhẹ với số tiền là 940.330 triệu đồng, tương ứng giảm 0,49% so với năm 2011. Để tránh rủi ro trước tình hình biến động của kinh tế, Ngân hàng đã siết chặt chính sách tín dụng hơn khi cho vay, vì vậy, doanh số cho vay có phần giảm nhẹ. Hơn nữa, giá cả thị trường đối với các mặt hàng nông sản đang giảm và biến động thất thường nên KH chưa dám mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất hơn nữa. Trong sáu tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay của Ngân hàng là 593.580 triệu đồng, tăng 15,94% so với sáu tháng đầu năm 2012. Điều này cho thấy tình hình kinh tế đã ổn định trở lại, tín dụng tại Ngân hàng tiếp tục tăng trưởng.