Nam
Cơ quan có thẩm quyền của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cần chọn ra những cá nhân có năng lực chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực NH và có phẩm chất đạo đức tốt để đảm trách việc điều hành Ngân hàng.
Nâng cao nhận thức của các nhà quản lý cấp cao của Ngân hàng về các nguyên tắc kinh doanh NH, sự tôn trọng pháp luật và cần thiết của việc xây dựng mô hình quản lý rủi ro phù hợp với hoạt động của Ngân hàng.
Nâng cao chất lượng đào tạo và huấn luyện nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của Ngân hàng. Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên từ cơ bản đến nâng cao, cung cấp đầy đủ các tài liệu, văn bản để nhân viên có thể được trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết cho công việc, tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề trao đổi các bài học liên quan đến tín dụng. Ngoài ra, cần tổ chức đội ngũ giảng dạy và các chuyên gia bên ngoài, các cán bộ, chuyên viên tín dụng của Ngân hàng soạn thảo và cập nhật giáo trình giảng dạy mang tính thực tiễn, trang bị tốt cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy,…
Tăng cường nhân lực cho các Ngân hàng còn thiếu, kiêm nhiệm. Thường xuyên theo dõi tình trạng nhân lực của các Ngân hàng để điều động kịp thời.
Cần có tiêu chuẩn rõ ràng khi tuyển dụng cán bộ tín dụng và đào tạo cho họ đảm bảo năng lực để thực hiện nghiệp vụ. Thực hiện nghiêm túc các kỳ thi tuyển nhân viên đầu vào.
Mở rộng tín dụng và quản lý, phòng ngừa rủi ro tín dụng phải đi đôi với nhau. Mức độ tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với trình độ và khả năng quản lý tín dụng của Ngân hàng.
Sổ tay tín dụng cần được thay đổi, cập nhật kịp thời để phù hợp với biến động và thay đổi của pháp luật.
Thiết lập bộ phận Đánh giá rủi ro tín dụng tại chi nhánh, bộ phận này có những chức năng như sau:
Phân tích và định lượng một cách đầy đủ các loại rủi ro tín dụng và tư vấn đưa ra các loại rủi ro đúng với thực tế. Để thực hiện được chức năng này thì đòi hỏi bộ phận này phải am hiểu về các sản phẩm cho vay, có kỹ năng phân tích sâu rộng, có khả năng phán đoán, có kỹ năng phân tích sâu rộng và được cập nhật thường xuyên các thông tin về ngành nghề, kinh tế, xã hội, pháp luật,…
Phân tích và đánh giá các loại rủi ro tín dụng trước khi xét duyệt cho vay trên phương diện loại hình cho vay, KH vay, rủi ro vĩ mô, rủi ro hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ sản xuất, DN. Nhân viên của bộ phận đánh giá rủi
ro có thể kết hợp đi thẩm định trực tiếp với nhân viên tín dụng của Ngân hàng nếu khoản vay có giá trị lớn nhằm có sự đánh giá chính xác về rủi ro tín dụng.
Sau khi giải ngân, bộ phận quản lý rủi ro lại tiếp tục theo dõi, giám sát quá trình giải ngân, thu nợ và báo cáo định kỳ của nhân viên tín dụng về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của KH. Bộ phận này cũng có thể đột xuất đi kiểm tra thực tế KH để xác minh việc giám sát KH vay của cán bộ tín dụng. Họ cũng có thể trao đổi trực tiếp với KH trong trường hợp có các dấu hiệu thanh toán trễ hạn thường xuyên hoặc có dấu hiệu bất thường khác. Kết quả của việc tái kiểm tra và tiếp xúc với KH sẽ được bộ phận này ghi nhận, dự báo rủi ro và báo cáo cho lãnh đạo.
Thực hiện đánh giá định kỳ về các loại rủi ro tín dụng trong danh mục cho vay của Ngân hàng. Từ đó, kịp thời đưa ra các giải pháp đối phó, hạn chế rủi ro cũng như các cách thức giám sát đối với từng nơi cho vay.
Hoàn thiện hơn nữa hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng KH, thường xuyên thay đổi cách thức chấm điểm để phù hợp với sự biến động của môi trường kinh doanh.
Quy trình và chính sách tín dụng phải gắn liền với chiến lược kinh doanh và quản lý rủi ro. Cần được xem xét lại định kỳ và được điều chỉnh sau khi phân tích, đánh giá tình hình thực tế hoặc biến động lớn của môi trường kinh doanh.
Tăng cường ứng dụng tin học trong công tác quản trị điều hành, đặc biệt là quản lý tài chính, quản lý giao dịch và quản lý tài sản, nâng cao chất lượng đường truyền của hệ thống.
Cần nhận thức rõ tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bằng các biện pháp đầu tư thích đáng cho kiểm toán nội bộ, luôn quan tâm đến chất lượng hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán trong việc phát hiện các tồn tại trong hoạt động, ngăn ngừa gian lận, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Tăng cường hơn nữa số lần kiểm tra, kiểm toán tại các Chi nhánh, đảm bảo độc lập hoàn toàn giữa KTV nội bộ với Chi nhánh. Các KTV nội bộ phải thường xuyên được cập nhật, bồi dưỡng về kiến thức nghiệp vụ, pháp luật, kỹ năng kiểm toán và giao tiếp,..Không được kiêm nhiệm các công việc khác không thuộc chức năng kiểm toán nội bộ. Thời gian phụ trách kiểm toán của mỗi KTV tại một Chi nhánh chỉ nên tối đa là hai năm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, 2002. Giáo trình kiểm toán Ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.
2. Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2010. Kiểm soát nội bộ. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đông.
3. Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2011. Kiểm toán. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
4. GS.TS Lê Văn Tề, 2010. Tín dụng ngân hàng. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
5. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2004. Sổ tay tín dụng. Hà Nội: Nhà in Ngân Hàng 1.
6. 2000. Quản lý rủi ro tín dụng. Ủy ban Basel về giám sát tín dụng.
7. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2010.
Quyết định số 666/2010/QĐ-HĐQT-TDHO về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
PHỤ LỤC 1
QUY TRÌNH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VÀ CÁ NHÂN
I. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng KH doanh nghiệp Bước 1: Thu thập thông tin
Cán bộ tín dụng tiến hành điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về KH và phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư từ hồ sơ do KH cung cấp, phỏng vấn trực tiếp KH, đi thăm thực địa KH, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng,…
Bước 2: Xác định ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của DN
Việc xác định ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của DN căn cứ vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính đăng ký trên giấy phép kinh doanh của DN. Trường hợp DN hoạt động đa ngành nghề thì phân loại theo ngành nghề, lĩnh vực đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho DN.
Bước 3: Chấm điểm quy mô của DN
Quy mô của DN được xác định dựa vào các tiêu chí: vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách Nhà nước và được chấm theo thang điểm được quy định sẵn. Căn cứ vào thang điểm đó, cán bộ tín dụng xếp loại DN thành: quy mô lớn, quy mô vừa và nhỏ.
Bước 4: Chấm điểm các tỷ số tài chính và phi tài chính
Trên cơ sơ xác định quy mô và ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của DN, cán bộ tín dụng tiến hành chấm điểm các tỷ số tài chính và phi tài chính của DN theo thang điểm và tiêu chí được quy định.
Bước 5: Tổng hợp điểm và xếp loại KH
Cán bộ tín dụng cộng tổng số điểm tài chính và phi tài chính nhân với trọng số được quy định (có tính đến loại hình sở hữu DN và BCTC có được kiểm toán hay không) để xác định điểm tổng hợp.
Sau khi xác định được điểm tổng hợp, cán bộ tín dụng xếp hạng DN ứng với số điểm đạt được theo quy định.
Bước 6: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hàng KH DN
Cán bộ tín dụng lập tờ trình đề nghị Giám đốc phê duyệt. Sau khi tờ trình được phê duyệt, kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng KH phải được cập nhật ngay vào hệ thống thông tin ứng dụng của Ngân hàng.
II. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng KH cá nhân Bước 1: Thu thập thông tin
Cán bộ tín dụng tiến hành điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin, từ hồ sơ do KH cung cấp, phỏng vấn trực tiếp KH,…
Bước 2: Chấm điểm các thông tin cá nhân cơ bản và tiêu chí quan hệ với Ngân hàng
Cán bộ tín dụng áp dụng biểu điểm chi tiết được quy định sẵn để chấm điểm các thông tin cá nhân cơ bản và tiêu chí quan hệ với Ngân hàng.
Bước 3:Tổng hợp điểm và xếp loại KH
Cán bộ tín dụng tổng hợp điểm bằng cách cộng tổng số điểm chấm trong bảng theo tiêu chí quan hệ với Ngân hàng. Sau đó, cán bộ tín dụng xếp hạng KH theo quy định.
Bước 5: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hàng KH
Cán bộ tín dụng lập tờ trình đề nghị Giám đốc phê duyệt. Sau khi tờ trình được phê duyệt, kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng KH phải được cập nhật ngay vào hệ thống thông tin ứng dụng của Ngân hàng.
PHỤ LỤC 2
QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TRẦN VĂN THỜI
Bước 1: Cán bộ tín dụng tiếp nhận và hướng dẫn KH về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn
Đối với KH quan hệ tín dụng lần đầu: cán bộ tín dụng hướng dẫn KH đăng ký những thông tin về KH, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay.
Đối với KH đã có quan hệ tín dụng: cán bộ tín dụng kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn KH hoàn thiện hồ sơ vay.
Nếu bộ hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, cán bộ tín dụng yêu cầu KH bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Nếu đã đầy đủ, hợp lệ, cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn
Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ văn bản trong hồ sơ pháp lý và tính xác thực của hồ sơ khoản vay và hồ sơ đảm bảo tiền vay.
Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và phù hợp với phương án dự kiến đầu tư, ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động…
Kiểm tra mục đích vay vốn của phương án sản xuất, dự kiến đầu tư có phù hợp với đăng ký kinh doanh và tính hợp pháp của mục đích vay vốn.
Bước 3: Phân tích, thẩm định trước khi cho vay
Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin, phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn và phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư.
Kiểm tra, xác minh những thông tin về KH. Phân tích ngành.
Dự kiến lợi ích của Ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt.
Kiểm tra tình trạng thực tế, phân tích, thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay.
Kiểm tra mức độ đáp ứng một số điều kiện về tài chính. Chấm điểm tín dụng và xếp hạng KH.
Lập báo cáo thẩm định cho vay kiêm tờ trình và biên bản định giá tài sản thế chấp.
Bước 4: Tái thẩm định khoản vay
Cán bộ tái thẩm định sẽ căn cứ vào những thông tin đã có trong hồ sơ vay vốn, báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng đối chiếu thực tế tại nơi sản xuất, kinh doanh để khẳng định độ chuẩn mực, trung thực của người vay cũng như cán bộ tín dụng khi cung cấp thông tin.
Cán bộ tái thẩm định cũng sẽ phải quan sát, khảo sát, kiểm tra thực tế tại nơi sản xuất, kinh doanh để tìm hiểu những tác động bên ngoài đến quá trình thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư.
Tổ tái thẩm định có trách nhiệm thẩm định lại KH và toàn bộ hồ sơ vay vốn một cách độc lập, ghi rõ ý kiến của mình trên tờ trình về việc cho vay hoặc không cho vay để trình Giám đốc hoặc người được ủy quyền xem xét quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung các công việc nêu trên.
Bước 5: Phê duyệt khoản vay
Trên cơ sở tờ trình của cán bộ tín dụng kèm hồ sơ vay vốn, Trưởng phòng tín dụng xem xét, kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào tờ trình và trình lãnh đạo.
Cán bộ tín dụng căn cứ vào ý kiến của Trưởng phòng tín dụng tiến hành một trong các thủ tục sau:
Yêu cầu KH bổ sung hồ sơ, tài liệu đối với trường hợp cần bổ sung điều kiện vay vốn.
Thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa tờ trình nếu không đạt yêu cầu. Soạn thảo văn bản trả lời KH trong trường hợp từ chối cho vay.
Sau đó trình Trưởng phòng tín dụng để kiểm tra lại nội dung, Trưởng phòng tín dụng đồng ý hay không đồng ý trình lãnh đạo quyết định.
Căn cứ bộ hồ sơ cho vay, căn cứ ý kiến đề xuất của cán bộ thẩm định, tái thẩm định và Trưởng phòng tín dụng, khoản vay sẽ được Ban lãnh đạo Ngân hàng phê duyệt.
Bước 6: Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo
Trên cơ sở nội dung, điều kiện cho vay được duyệt và hợp đồng mẫu, cán bộ tín dụng soạn thảo hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay cho phù hợp trình Trưởng phòng tín dụng kiểm soát. Nếu đúng, Trưởng phòng tín dụng ký trình lãnh đạo ký hợp đồng.
Sau khi hợp đồng đảm bảo tiền vay có hiệu lực, chi nhánh và KH vay hoặc bên bảo lãnh thực hiện bàn giao hồ sơ, tài sản bảo đảm và lập biên bản bàn giao. Tùy theo từng loại tài sản mà có phương thức giữ thích hợp.
Bước 7: Tiến hành giải ngân
Cán bộ tín dụng yêu cầu KH cung cấp các hồ sơ, chứng từ về mục đích sử dụng tiền vay để giải ngân.
Cán bộ tín dụng hướng dẫn KH hoàn thành nội dung của các chứng từ theo mẫu sau:
Hợp đồng đảm bảo tiền vay (nếu KH chưa hoàn thành thủ tục bảo đảm tiền vay).
Hợp đồng nhận nợ. Bảng kê rút vốn vay. Ủy nhiệm chi.
Sau khi cán bộ tín dụng xem xét chứng từ giải ngân nói trên, nếu đủ điều kiện giải ngân thì trình Trưởng phòng tín dụng. Trưởng phòng tín dụng kiểm tra lại điều kiện giải ngân và nội dung trình của cán bộ tín dụng. Nếu đồng ý, Trưởng phòng tín dụng sẽ trình Ban lãnh đạo ký duyệt.
Cán bộ tín dụng nhận lại chứng từ đã được lãnh đạo duyệt cho vay nạp vào máy tính các thông tin dữ liệu của khoản vay theo hợp đồng nhận nợ qua mạng máy tính của Ngân hàng.
Sau đó cán bộ tín dụng chuyển những chứng từ đã được lãnh đạo duyệt cho phòng kế toán và các phòng nghiệp vụ có liên quan.
Phòng kế toán căn cứ vào chứng từ, thực hiện hạch toán và theo dõi nợ vay trong Bảng theo dõi phát tiền vay và kế hoạch trả nợ. Đồng thời, lập giấy lĩnh tiền vay kiêm phiếu chi với chữ ký của KH, thủ quỹ, giao dịch viên, kiểm soát viên và Giám đốc.
Bước 8: Kiểm tra giám sát các khoản vay