Đặc điểm của chương“Khúc xạ ánh sáng”

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học bài tập chương khúc xạ ánh sáng vật lý 11 THPT luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 33 - 34)

Phân tích chương trình, SGK vật lý 11 chương “Khúc xạ ánh sáng” chỉ gói gọn trong 06 tiết cả lí thuyết lẫn bài tập nhưng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Ở THCS các em được học định luật truyền thẳng ánh sáng và định luật phản xạ ánh sáng, còn khúc xạ ánh sáng thì các em chỉ học hiện tượng và được tìm hiểu một cách định tính. Lên lớp 11 các em tiếp tục phát triển những điều đã biết ở trên một cách định lượng. Từ nội dung của định luật khúc xạ ánh sáng giúp HS giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên mà các em thường gặp như: tại sao có hiện tượng cầu vồng, sự lấp lánh của kim cương mà than chì không có, hay hiện tượng đáy hồ trông có vẻ nông hơn so với bình thường,… và những ứng dụng kĩ thuật về quang học.

Để hoàn thành chương khúc xạ ánh sáng một cách tốt nhất thì đòi hỏi người GV phải biết linh hoạt, xoay xở các tình huống một cách khéo léo và phù hợp. Muốn dạy tốt chương này GV phải hết sức linh hoạt trong quá trình lên lớp, đặc biệt là sử dụng các PPDH theo hướng phát triển tính tích cực của học sinh; HS thật sự tiếp thu kiến thức tốt

khi GV áp dụng nhuần nhuyễn các phương tiện dạy học, qua đó xây dựng các tình huống có vấn đề bằng các phương tiện dạy học liên quan đến thực tế bằng cách đưa ra các hiện tượng vật lý và làm các thí nghiệm.

Phải có kế hoạch, tổ chức cho học sinh giải các bài tập trên lớp cũng như ở nhà để củng cố, đào sâu kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh trong quá trình dạy học mới có thể nâng cao được chất lượng và hiệu quả học tập.

2.2 Mục tiêu dạy học của chương “Khúc xạ ánh sáng” theo chuẩn kiến thức, kỹ năng

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học bài tập chương khúc xạ ánh sáng vật lý 11 THPT luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 33 - 34)