Thực trạng giải toán vật lí trong nhà trường

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học bài tập chương khúc xạ ánh sáng vật lý 11 THPT luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 29 - 30)

Trong nhà trường, GV chủ yếu quan tâm sử dụng các bài tập định lượng, giải quyết câu hỏi (vấn đề) đặt ra bằng các phép tính toán và giải các phương trình. Người ta dành nhiều công sức vào việc dạy HS nhận diện các kiểu, loại toán vật lí khác nhau và cách thức vận dụng các công thức vật lí cho từng kiểu, loại toán đó, mà quên phần lớn vấn đề ý nghĩa đích thực của việc giải toán vật lí làm sáng tỏ bản chất vật lí của các hiện tượng mô tả trong các đề toán nói riêng và các hiện tượng thực xảy ra trong đời sống bao gồm cả các đối tượng kĩ thuật. Ta đã biết, các bài toán giáo khoa về vật lí không chỉ gồm những bài tập định lượng mà còn nhiều loại bài tập vật lí theo cách phân loại.

Thông thường việc giải bài tập vật lí không được bắt đầu tìm hiểu bản chất vật lí của chúng mà chỉ chọn máy móc những công thức có chứa các đại lượng đã cho. Cùng với điều đó, giải các phương trình, tính toán làm lu mờ bản chất vật lí của bài tập. Nói một cách khác là toán học hóa bài tập (bài toán) vật lí, đó là một quan điểm sai lầm.

Ta thường gặp những sai lầm điển hình trong việc chọn hệ đơn vị đo lường các đại lượng vật lí, ít khi đáp số lại kết thúc bằng một phép phân tích hay đánh giá nào đó về tính chất thực tế và chính xác của nó.

Không ít HS lúng túng, vướng mắc trong giải toán vật lí. Điều nhận xét thường được nghe là: “em hiểu tài liệu (lý thuyết SGK, giáo trình) nhưng em không làm được toán!” Thái độ tiêu cực của HS trong việc giải bài tập vật lí là những trở ngại lớn nhất mà giáo viên vật lí cần thấy ở họ có những quan điểm sai về vấn đề giải bài tập:

+ Mới đọc qua đề bài toán đã (cho là) thấy rõ ngay con đường giải bài toán đó; + Không tiến hành “thử và sai” hoặc không tiếp cận bài toán một cách khác; + (Cho rằng) chỉ có một con đường “đúng” để giải bài toán;

+ (Cho rằng) không thể thay đổi bài toán để cho nó trở thành đơn giản hơn;

+ (Cho rằng) việc giải toán luôn luôn diễn biến theo một cách thức lôgic, thẳng tắp; + Không nghĩ đến việc giải toán theo lối phỏng đoán và đi theo “đường vòng”.

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học bài tập chương khúc xạ ánh sáng vật lý 11 THPT luận văn thạc sỹ vật lý (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w