Đồng dung môi có độ nhớt cao có khả năng làm hạn chế sự bay hơi của dung môi trong quá trình bảo quản. Ngoài ra, sử dụng đồng dung môi cũng là một biện pháp hạn chế sự thủy phân của dược chất. Do đó, có thể sử dụng đồng dung môi (PG, glycerin) trong công thức để làm tăng độ ổn định của dung dịch thuốc nhỏ mắt moxifloxacin 0,5%.
Từ công thức sau:
Moxifloxacin hydroclorid: 0,545 g
Hệ đệm boric – borat có nồng độ đệm là 0,06 mol/L, tạo pH 6,80
Tween 80: 0,010 g
Nước cất pha tiêm: vừa đủ 100 mL
Các dung dịch thuốc nhỏ mắt được tiến hành pha chế có sử dụng và không sử dụng đồng dung môi. Các đồng dung môi được khảo sát là PG hoặc glycerin với cùng một lượng sử dụng là 2%. Các dung dịch trên được chứa trong bao bì thuốc nhỏ mắt thể tích 5 mL, bản chất là PP và bảo quản trong điều kiện treo ngoài cửa sổ 2 tháng không tránh ánh sáng. Đánh giá độ trong, màu sắc của các dung dịch sau 1 tháng và 2 tháng. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của đồng dung môi đến độ trong, màu sắc của dung dịch (n=3)
Đồng dung môi 1 tháng 2 tháng
Độ trong Màu sắc Độ trong Màu sắc
Không sử dụng Có vẩn đục Màu vàng đậm Có tủa vàng Màu nâu PG Trong suốt Màu vàng nhạt Trong suốt Màu vàng đậm Glycerin Trong suốt Màu vàng nhạt Có vẩn đục Màu vàng đậm
Nhận xét:
Kết quả trên cho thấy đồng dung môi hạn chế sự lắng cặn và chuyển màu của dung dịch moxifloxacin 0,5%. Trong 2 đồng dung môi được sử dụng thì PG hạn chế sự lắng cặn tốt hơn glycerin. Ngoài ra, thực nghiệm cho thấy PG làm tăng tốc độ hòa tan của moxifloxacin hydroclorid. Tuy nhiên, việc sử dụng đồng dung môi vẫn chưa đủ để đảm bảo độ ổn định của dung dịch (dung dịch bị chuyển màu). Do đó, lựa chọn PG làm đồng dung môi và tiến hành khảo sát các tá dược tiếp theo.