6. Kết quả nghiên cứu, đóng góp khoa học của luận án
2.1.2.3. Cài đặt thử nghiệm 3
Trong thử nghiệm thứ ba, chúng tôi sử dụng bộ dữ liệu thử nghiệm của Singh [55] để mô hình hóa một robot bao gồm các thành phần: Controller, Sensor, Follower và GUI. Quy trình ba bước được triển khai ở đây như sau.
Bƣớc 1: Mô hình hóa hệ thống
Hệ thống được mô hình hóa các trạng thái như trong Hình 2.4.
Hình 2.4. Tiến trình Markov của thử nghiệm 3
Bƣớc 2: Xây dựng tiến trình Markov
Ta có ma trận xác suất các trạng thái ban đầu là:
Từ đó ta có ma trận xác suất chuyển như sau.
[ ] Bƣớc 3: Tính toán mô hình
Sử dụng công cụ toán học tính toán được giá trị độ tin cậy của hệ thống là:
Từ kết quả thực nghiệm này ta thấy, tuy xác suất của các phép chuyển từ các trạng thái hoạt động bình thường sang trạng thái lỗi là thấp (lần lượt là và
) nhưng độ tin cậy của hệ thống vẫn thấp. Như vậy, ngoài sự phụ thuộc vào xác
0.9 0.39 0.79 0.2 0.01 0.1 0.02 0.39 0.9 0.1 End GUI Sensor Fail Control 0.2 Follow
43
suất chuyển trạng thái, độ tin cậy còn phụ thuộc vào tập hợp các trạng thái của hệ thống, tức cách thức mô hình tập trạng thái .
Từ những lý thuyết và kết quả thực nghiệm được trình bày trong tiểu mục, chúng tôi rút ra các nhận xét sau:
Thứ nhất: giá trị độ tin cậy của hệ thống được mô hình hóa phụ thuộc vào cả hai yếu tố: cách thức mô hình tập trạng thái và ma trận xác suất chuyển trạng thái.
Thứ hai: mô hình và quy trình áp dụng để đánh giá độ tin cậy của phần mềm trong giai đoạn thiết kế sẽ cho kết quả có độ chính xác cao nếu như các tham số giả định trong thành phần tính toán thu được là có giá trị gần với giá trị thực tế.
Thứ ba: ưu điểm của mô hình là có thể đưa ra những đánh giá về độ tin cậy của phần mềm trong giai đoạn thiết kế, giúp cho giảm được chi phí kiểm thử do không phải tạo ra tất cả các trường hợp để thử nghiệm và nếu có thể tạo ra một số lượng lớn trường hợp để đánh giá gần đúng.
Tuy nhiên, một số tồn tại của mô hình có thể chỉ ra như sau:
Việc mô hình hóa các module đòi hỏi phải có kinh nghiệm của người đánh giá. Việc ước lượng xác suất tồn tại các trạng thái tương đối khó khăn, đòi hỏi phải
dựa trên số liệu thống kê về hồ sơ hoạt động của module.
Khó mô hình hóa, khó có phương pháp tiếp cận với hệ thống ứng dụng công nghệ như RMI (Remote Method Invocation), RPC (Remote Procedure Call) là những công nghệ liên quan tới việc sử dụng các hàm của các chương trình Java trong một mạng phân tán.
Chúng tôi đề xuất hướng để mở rộng công việc hiện tại về tìm hiểu các ràng buộc của hệ thống, từ đó đưa vào mô hình nhằm nâng cao độ chính xác tính toán.
Kết quả nghiên cứu trong phần này đã được công bố trong công trình số 1 (danh mục các công trình đã công bố của luận án) tại Tạp chí Khoa học và Công nghệ các trường đại học kỹ thuật, số 102 năm 2014.