5. Kết cấu khóa luận
2.2.2.1. Thực trạng sử dụng vốn cố định
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, còn TSCĐ hình thái hiện vật của VCĐ nên việc nghiên cứu TSCĐ là nghiên cứu VCĐ. VCĐ có được sử dụng tối đa hay chưa được khai thác triệt để được bảo đảm và phát
triển hay không đều phụ thuộc vào việc sử dụng tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.9: Tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2013
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Khoản mục Nhà cửa Máy móc thiết
bị
Dụng cụ
quản lý Tổng cộng
1.Nguyên gía TSCĐHH
-Sử dụng đầu năm 181.179.233 436.567.495 2.730.098 620.476.827
-Mua trong năm 153.472.509 153.472.509
-Sử dụng cuối năm 181.179.233 509.040.004 2.730.098 773.949.336
2.Giá trị hao mòn lũy kế
-Sư dụng đầu năm 5.971.032 14.378.734 89.974 20.448.741
-Khấu hao trong năm 876.000 2.110.800 13.200 3.000.000
-Sử dụng cuối năm 6.847.032 16.498.534 103.174 23.488.741
3.Giá trị còn lại của TSCĐ
-Tại ngày đầu năm 175.208.201 422.179.761 2.640.124 600.028.086
-Tại ngày cuối năm 174.332.201 537.541.470 2.626.924 750.500.595
4. TSCĐ vô hình
-Nguyên giá 19.047.619.048
-Giá trị hao mòn lũy kế
Nguồn: ( Phòng kế toán)
Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta thấy nguyên giá TSCĐHH đến thời điểm cuối năm 2013 là 773.949.336đ, nguyên giá TSCĐHH được sử dụng hoàn toàn vào việc sản xuất kinh doanh. Công ty không có tài sản không cần dùng hay chưa cần dùng. Nhà máy đã sử dụng tối đa TSCĐ vào sản xuất kinh doanh giảm đi hao mòn vô hình.
-Thời điểm đầu năm nguyên giá TSCĐHH là 620.476.827 trong đó: Nhà cửa là 181.179.233đ chiếm tỷ trọng 29,2% tổng nguyên giá TSCĐHH
Máy móc thiết bị là 436.567.495 chiếm tỷ trọng 70,36% tổng nguyên giá TSCĐHH
-Thời điểm cuối năm nguyên giá TSCĐHH của công ty là 773.949.336đ tăng nhanh so với năm 2011 là 150.472.509đ tương ứng với tỷ lệ tăng tăng là 20% trong đó tăng chủ yếu là máy móc thiết bị.
-TSCĐHH là 19.047.619..048đ không tăng trong năm.
Tóm lại năm 2012 công ty đã chú trọng đầu tư thêm TSCĐ phục vụ sản xuất kinh doanh cụ thể là các máy móc thiết bị thi công phục vụ sản xuất. Tuy tỷ lệ tăng vẫn còn thấp nhưng đây cũng là dấu hiệu tốt trong công tác quản lý cũng như chính sách kinh doanh của công ty.
Để rõ hơn về năng lực sản xuất của TSCĐ chúng ta xét xem TSCĐ của công ty còn giá trị như thế nào, đã khấu hao hết hay chưa, mức khấu hao hiện nay như thế nào, giá trị còn lại nhiều hay ít…
Bảng 2.10: tình trạng kỹ thuật của TSCĐ năm 2012
Khoản mục Giá trị còn lại trên nguyên giá
Đầu năm Cuối năm
Nhà cửa 96,70% 96,22% Máy móc thiết bị 71,55% 97,20% Thiết bị quản lý 96,70% 96,22% TSCĐ vô hình 100% 100% Tổng TSCĐ 96,53% 96,97% Nguồn: ( Phòng kế toán)
Nhận xét: Giá trị còn lại của TSCĐ của công ty ở cuối năm 2012 là 19.798.119.643đ tương ứng 96,97% trên nguyên giá TSCĐ. Nhìn vào bảng thấy giá trị còn lại của TSCĐ vẫn còn khả năng sử dụng tốt, thậm chí một số thiết bị còn được đầu tư mới TSCĐ để đảm bảo chất lượng của sản phẩm và duy trì sự ổn định lâu dài.
Qua sự tìm hiểu về tình trạng kỹ thuật của TSCĐ cộng với việc phân tích ở Bảng 2. 10 đã cho thấy cái nhìn tổng quát hơn về tình hình sử dụng
TSCĐ của công ty, với tình hình đầu tư vào TSCĐ của công ty như thế thì yêu cầu đặt ra là làm sao trong những năm tới công ty phải khai thác tối đa năng lực sản xuất của TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty trong 2012.