Định hướng phát triển của công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Naforimex Hà Nội.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội (Trang 37)

II Doanh thu mua bán hàng hóa trong nước.

2. Định hướng phát triển của công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Naforimex Hà Nội.

sản Naforimex Hà Nội.

Là một trong những Công ty có uy tín trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài nói chung, Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Naforimex Hà Nội vẫn đã và đang cố gắng hoạt động ngày một hiệu quả, tích cực hơn để mở rộng thị trường, đối tác của Công ty, nhằm thu được nhiều lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó, Công ty luôn hướng tới thực hiện từng mục tiêu:

- Tiếp tục phát triển các sản phẩm của Công ty:

Đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh, trong đó chủ đạo vẫn là các loại mặt hàng liên quan đến lâm sản và đặc sản rừng, các loại máy móc thiết bị phục vụ cho ngành lâm nghiệp và một số ngành khác. Đẩy mạnh việc sản xuất các loại hàng hóa của Công ty mà Công ty trực tiếp sản xuất, chế biến rồi xuất khẩu như: Quế, hồi, gỗ, nhựa và tinh dầu. Ngoài ra, còn có các mặt hàng do Công ty nhập khẩu về và kinh doanh trong nước như: máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, hàng gia dụng cũng cần được đa dạng hơn về mẫu mã, chủng loại, xuất xứ.

- Mở rộng thị trường mua bán:

Công ty chuyên mua bán, tái chế và cung ứng các loại nông, lâm, đặc sản rừng, cung cấp các loại máy móc thiết bị cho các ngành lâm nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp và nhiều ngành khác, thị trường của Công ty rộng khắp trong nước và nước ngoài. Hiện nay, ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Công ty còn có 01 chi nhánh tại Hải Phòng để đáp ứng được lượng lớn nhu cầu của khách hàng.

Đối với các mặt hàng xuất khẩu như: Quế, hồi, gỗ…thị trừong tiêu thụ chủ yếu của Công ty là các nước thuộc Châu Á, Châu Âu, ngoài ra còn có một phần nhỏ của Châu Mỹ. Một số bạn hàng truyền thống của Naforimex là Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Đức, Công ty cũng mở rộng thị trường sang Mỹ…Đây là nền tảng vững chắc cho sự phát triển hơn nữa của Công ty. Thông qua các bạn hàng, đối tác của mình, Công ty tiếp tục đưa ra các chiến lược Marketing rộng khắp để giới thiệu sản phẩm của Công ty sang những nước khác, mở rộng thị trường làm ăn.

Đối với các mặt hàng Công ty nhập khẩu ở nước ngoài về để kinh doanh trong nước như máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, hàng gia dụng… Công ty thường nhập khẩu ở một số thị trường như: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…sau đó về phân phối cho các khu công nghiệp, các đại lý, của hàng kinh doanh ở Hà Nội và các vùng lân cận như: Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc…Việc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với các khu công nghiệp, các cơ sở đại lý, cửa hàng kinh doanh cũng được Công ty đặt ra như một nhiệm vụ quan trọng trước mắt và lâu dài, để đảm bảo sự xuất – nhập hàng hóa một cách thường xuyên, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh các loại hàng hóa này của Công ty.

Để làm được điều đó, đối với bạn hàng và các nhà cung cấp, Công ty luôn giữ sự tín nhiệm thông qua việc thực hiện đúng hợp đồng và thanh toán đúng kỳ hạn. Một mặt, Công ty luôn duy trì các mối quan hệ sẵn có với khách hàng và các nhà cung cấp lâu năm, một mặt Công ty không ngừng khai thác thị trường mới, nguồn hàng mới để đảm bảo cho sự ổn định của quá trình sản xuất kinh doanh và tiết kiệm tối đa chi phí mua hàng.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w