Đổi mới nội dung hoạt động công tác khuyến nông

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông tại xã quang thành huyện nguyên bình tỉnh cao bằng giai đoạn 2012 2014 (Trang 66)

* Giải pháp về hoạt động thông tin tuyên truyền

- Để đạt được hiệu quả trong tuyên truyền nội dung thông tin cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và đúng thời điểm. Thông tin tuyên truyền cũng cần phải chú ý tới định kỳ và có lịch cụ thể để nông dân có nhu cầu và quan tâm tới nội dung tuyên truyền sẽ nắm bắt được thông tin một cách chủ động và có hiệu quả hơn. Có như vậy mới hạn chế được tình trạng nông dân tiếp nhận thông tin một cách bị động do bận công việc hoặc do chưa động não mày mò tìm hiểu vấn đề.

* Giải pháp về đào tạo tập huấn

- Cán bộ khuyền nông viên xã cũng cần được trang bị các thiết bị máy móc như: Máy tính, máy chiếu... để phục vụ quá trình làm việc. Khi đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với nông dân, giúp họ hiểu và thảo luận sôi nổi các chuyên đề, để lớp tập huấn đạt được kết quả cao.

- Tổ chức thường xuyên hơn nữa các buổi tập huấn, đặc biệt khuyến nông cơ sở phải tổ chức được các buổi họp, sinh hoạt cộng đồng tại các thôn, xóm để trao đổi kinh nghiệm sản xuất.

- Người cán bộ tập huấn cần phải hiểu rõ năng lực , nhận thức của từng thành viên trong lớp để có cách truyền đạt cho người dân hiểu một cách nhanh nhất, trước khi tiến hành tập huấn người cán bộ tập huấn phải chuẩn bị kỹ đầy đủ tài liệu bài giảng. Nội dung tập huấn cần ngắn gọn, xúc tích, hấp dẫn, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu phù hợp với người nông dân cụ thể phù hợp với từng giai đoạn sản xuất có như vậy người dân mới dễ tiếp thu và có hứng thú với bài giảng.

- Trước khi lập kế hoạch tập huấn cần có điều tra nhu cầu của các hộ nông dân đang trực tiếp tham gia sản xuất.

* Giải pháp về xây dựng mô hình trình diễn

- Xây dựng mô hình sao cho phải phát huy được cao hơn sự tham gia của người dân bằng việc tăng cường, tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa các hộ tham gia xây dựng mô hình. Đối với các hộ tham gia mô hình cần phải có thông tin về nhau, nắm được tình hình sản xuất của nhau bằng việc trực tiếp trao đổi hoặc

58

phải tổ chức hội thảo trao đôi về tình hình sản xuất để tìm ra vấn đề vướng mắc cùng nhau giải quyết.

- Xây dựng các mô hình được người dân ủng hộ, và tích cực tham gia

- Tăng cường trao đổi thường xuyên giữa các hộ tham gia xây dựng mô hình.

- Có sự giám sát mô hình thường xuyên của cán bộ khuyến nông.

- Mở rộng một số mô hình và loại mô hình theo cụm để người dân tiện tham gia và thăm quan học tập

* Giải pháp khác

- Nông dân họ chỉ làm theo cái mới khi họ tận mắt nhìn thấy, hiểu tin và sử dụng kết quả mới khi thấy người khác sử dụng thành công, vì vậy khuyến nông xã cần phải đưa ra các nhu cầu của người dân lên trạm khuyến nông huyện để tổ chức nhiều các mô hình trình diễn, cuộc thăm quan hội thảo để nông dân trong vùng cùng nhau trao đổi chia sẻ. Họ nhìn thấy kết quả thực tế khi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới từ đó giúp họ tin tưởng và làm theo.

- Kết hợp với trạm cung ứng giống cây trồng vật nuôi mới để đáp ứng nhu cầu của nông dân .

59

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động khuyến nông ở xã Quang Thành em có một số kết luận như sau:Trong những năm qua cán bộ khuyến nông đã thực sự có vai trò quan trọng trong sự phát triển nông lâm nghiệp của xã Quang Thành: Cán bộ khuyến nông đã nắm vững cơ bản tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương để từ đó cố gắng thực hiện tốt việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới về nông ngư nghiệp đến nông dân, trên cơ sở thực hiện các hoạt động khuyến nông chính là: Chỉ đạo sản xuất, thông tin tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn.

Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình cán bộ khuyến nông xã đã phối hợp chặt chẽ với trạm khuyến nông, phòng nông nghiệp, trạm BVTV, trung tâm dạy nghề của huyện và các cơ quan thông tin đại chúng, các cơ quan ban ngành của xã và hơn thế nữa cán bộ khuyến nông còn thường xuyên trao đổi thông tin và nắm bắt tình hình sản xuất nông nghiệp xã với các trưởng thôn (xóm) của xã Quang Thành để có thể giải quyết những khó khăn (hiện tượng dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi) một cách nhanh và hiệu quả nhất.

+ Về công tác chỉ đạo sản xuất: Việc đưa các giống mới vào sản xuất còn chậm chủ yếu là giống cung cấp thông qua các trương trình dự án. Và sản xuất nông nghiệp tại địa phương còn mang tính nhỏ lẻ, chưa tập trung đầu tư cao.

+ Về hoạt động thông tin tuyên truyền: Cũng đã được triển khai trên toàn xã trong các buổi tập huấn có sử dụng tài liệu phát tay, thăm quan mô hình, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm giữa các hộ nông dân nhưng hoạt động này vẫn còn chưa được mạnh do trình độ của cán bộ khuyến nông về lĩnh vực này còn yếu, và kinh phí đầu tư còn ít.

+ Về hoạt động đào tạo tập huấn: Nhìn chung thì qua các năm gần đây hoạt động đào tạo tập huấn của xã về sản xuất nông lâm nghiệp (các cây, con mới,các kỹ thuật mới) cũng đã có sự thay đổi, số lượng các lớp tập huấn tăng lên số lượng

60

người tham gia tập huấn cũng nhiều hơn chứng tỏ rằng bà con nông dân cũng đã dần nhận thức và muốn thay đổi phương thức canh tác và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất. Tuy nhiên phương pháp đào tạo tập huấn của cán bộ khuyến nông xã vẫn còn là phương pháp truyền thống, từ trên xuống, ít theo nhu cầu của bà con nông dân.

+ Về hoạt động xây dựng mô hình trình diễn: Được triển khai ở nhiều nơi, tuy các mô hình còn dàn trải, chất lượng chưa cao nhưng đã đưa được một số giống cây trồng, vật nuôi, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.

5.2. Kiến nghị

+ Đối với các cấp chính quyền và cơ quan ban ngành.

- UBND huyện quan tâm hơn nữa đến công tác khuyến nông, khuyến lâm và có các chính sách ưu tiên về các nguồn vốn cho các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư tại xã khó khăn.

- Phòng Nông nghiệp, trạm khuyến nông huyện cũng cần phải bổ sung thêm cán bộ khuyến nông có trình độ chuyên môn đến các cơ sở.

- Các cấp lãnh đạo địa phương cần quan tâm, chú trọng và hợp tác với cán bộ khuyến nông xã cùng tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vât nuôi theo hướng CNH-HĐH, cần phát triển đầu tư vào cây trồng, vật nuôi được coi là thế mạnh của vùng (cây lúa, cây mía...)

- Trong công tác khuyến nông cần có sự phối hợp tỉnh-huyện-cơ sở-bà con nông dân, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể.

- Kế hoạch kinh phí hàng năm cần sớm được phê duyệt để đảm bảo triển khai hoạt động khuyến nông kịp thời, đúng thời vụ.

- Tăng cường mở thêm các lớp tập huấn, các cuộc hội thảo, thăm quan học hỏi, tổ chức thực hiện nhiều mô hình trình diễn đạt hiệu quả cao.

- Tổ chức nêu gương khen thưởng những hộ nông dân làm kinh tế, sản xuất giỏi điển hình tại xã, để khuyến khích cho các hộ nông dân khác học hỏi và tham gia sản xuất, giúp cho các hoạt động khuyến nông xã ngày càng phát triển và đạt hiệu quả cao.

61

+ Đối với cán bộ khuyến nông xã Quang Thành.

- Cần nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông cơ sở về phương pháp và trình độ chuyên môn.

- Cần đưa vào biên chế cán bộ chuyên trách làm công tác khuyến nông cấp xã, mỗi thôn cần có một cộng tác viên khuyến nông, các xóm cũng cần có cộng tác viên khuyến nông xóm.

- Cán bộ khuyến nông cần lưu ý xây dựng mô hình trình diễn cần phải được tìm hiểu, đánh giá để phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình thực tế tại địa phương.

+ Đối với bà con nông dân xã Quang Thành.

- Nông dân nên tham gia tích cực hơn vào các hoạt động khuyến nông, chủ động đề xuất cùng theo dõi, cùng giám sát các hoạt động khuyến nông trên địa bàn.

- Tự nguyện tham gia và cùng chia sẻ rủi ro khi triển khai các mô hình trình diễn đóng góp ý kiến để có thể có những mô hình tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo tổng kết 20 năm (1993-2013)và định hướng phát triển đến năm 2020

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông toàn quốc năm 2011 -2012

3. Khuyến nông xã Quang Thành năm 2012, Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông xã Quang Thành năm 2012.

4. Khuyến nông xã Quang Thànhn ăm 2013, Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông xã Quang Thành năm 2013.

5. Khuyến nông xã Quang Thành năm 2014, Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông xã Quang Thành năm 2014.

6. Nghị định 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông

7. Nguyễn Hữu Thọ (2007), Bài giảng Nguyên lý và phương pháp khuyên nông.

8. UBND xã Quang Thành năm 2014, Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội xã Quang Thành.

9. Bùi Thị Kim Uyên (2011) Báo cáo khoá luận tốt nghiệp Đại học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

II. Tài liệu từ Internet

10. Http://www.google.com.vn.

11. Http ://wwwkhuyennongvn.gov.vn 12. Http://www.kinhtenongthon.com.vn

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN NGƢỜI DÂN ĐỊA PHƢƠNG

Phiếu số:...

Ngày điều tra: ...

Người điều tra: Nông Thị Thơ I. Thông tin chung. 1. Họ và tên chủ hộ: ... ... 2. Giới tính.  Nam .  Nữ. 3. Tuổi: ... 4. Dân tộc: ... 5. Trình độ học vấn :...

6. Địa chỉ: xóm:... xã. Quang Thành,huyện Nguyên Bình,tỉnh Cao Bằng 7. Số nhân khẩu:...(khẩu). 8. Số lao động...(lao động). Trong đó: Lao động chính... (lao động). Lao động trên độ tuổi ...( lao động). Lao động dưới tuổi... (lao động).

II. Thông tin chi tiết về hoạt động khuyến nông 1. Sơ bộ về kinh tế gia đình - Diện tích đất nông nghiệp của gia đình là bao nhiêu ? ……….. Trong đó: + Trồng lúa :………..m2

+ Trồng ngô ………..m2

+ Cây hang năm khác………m2 + Đất lâm nghiệp………. . m2

- Tình hình chăn nuôi của gia đình + Trâu………con + Bò………con

+ Lợn………..con + Gà………con + Dê………con + Ngựa……….con

2. Gia đình bác có thường xuyên tham gia các lớp tập huấn do cán bộ khuyến nông xã tổ chức tập huấn không ?

 Có .  Chưa.

(Nếu không thì bác trả lời tiếp câu hỏi số 3, có thì bác trả lời tiếp câu hỏi số 4).

3. Tại sao bác không tham gia tập huấn ?

... ... ...

...

4. Ai trong gia đình là người trực tiếp tham gia tập huấn ?

... ... ...

5.Mục đích tham gia các lớp tập huấn ?

 Nâng cao hiểu biết kỹ thuật  Được hỗ trợ về kinh phí  Được vận động

6. Những nội dung bác được tham gia tập huấn ?

 Kiến thức về chăn nuôi.  Kiến thức về trồng trọt.  Kiến thức về thuốc BVTV.  Kiến thức về thú y.

7. Khả năng áp dụng kiến thức của bác sau một số chương trình tập huấn khuyến nông ?

STT Nội dung đào tạo tập huấn Trả lời

Có Không 1 Kỹ thuật về trồng trọt 2 Kỹ thật về chăn nuôi 3 Bảo vệ thực vật và thú y 4 Biogas 5 Khác

(Nếu không bác trả lời câu hỏi số 8)

8. Tại sao bác không áp dụng được vào thực tế ?

... ...

9. Bác thấy phương pháp tập huấn của CBKN như thế nào ?

 Rất phù hợp, kết hợp nhiều phương pháp và dễ tiếp thu.  Thích hợp, có sự tham gia của người dân và dễ hiểu.  Có thể tiếp thu được.

 Thuyết trình là chính và khó hiểu.

10. Khi tham gia các lớp tập huấn bác gặp phải những thuận lợi, khó khăn gì?

Thuận lợi. ... ... Khó khăn. ... ...

11. Báccó biết về mô hình trình diễn không?

 Có .  Không. (Nếu có bác tiếp tục trả lời câu 12).

12. Bác có Tham gia mô hình trình diễn không ?

 Có.  Không.

(Nếu có bác tiếp tục trả lời câu 13, nếu không bác trả lời câu 14 ).

13. Lý do vì sao bác lại tham gia mô hình trình diễn ?

 Thu được kiến thức KHKT mới.  Tăng thu nhập cho gia đình.  Thay đổi tập quán canh tác.  Thay đổi phương thức chăn nuôi.

 Nhận được sự giúp đỡ khi tham gia mô hình.

14. Lý do vì sao bác không tham gia mô hình trình diễn ?

 Thiếu vốn.  Thiếu lao động .  Mô hình khó áp dụng.  Rủi ro cao.

 Ảnh hưởng bởi một số mô hình khác.

15. Hình thức tiếp nhận thông tin kỹ thuật mà bác ưa thích ?

 Đào tạo tập huấn.

Trình diễn, hội nghị, hội thảo.  Tài liệu khuyến nông.

 Hàng xóm, bạn bè.

 Các phương tiện thông tin đại chúng.

16. Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông xã.

Thang điểm. 1. Hiệu quả kém. 2. Hiệu quả trung bình. 3. Hiệu quả trung bình khá. 4. Hiệu quả tốt.

5. Hiệu quả rất tốt .

Các hoạt động khuyến nông của xã 5 4 3 2 1 1. Chỉ đạo sản xuất

1.1. Công tác phòng trừ dầy nâu 1.2. Công tác phòng trừ sâu cuốn lá 1.3. Công tác phòng trừ bệnh đạo ôn

1.4. Công tác phòng và chống dịch lở mốm long móng 1.5. Dịch cúm gia cầm

1.6. Hướng dẫn người dân đầu tư thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi

2. Thông tin tuyên truyền 2.1. Nội dung tuyên truyền 2.1.1. Chính sách khuyến nông 2.1.2. Các khuyến cáo của Nhà nước 2.1.3. Các thông tin thị trường giá cả 2.1.4.Biện pháp chuyển đổi cơ cấu mùa vụ

2.1.5. Cách chăm sóc và phòng bệnh cho cây trồng 2.1.6. Cách chăm sóc và phòng bệnh cho vật nuôi 2.1.7. Thâm canh các giống cây con mới

2.1.8. Kỹ thật xây dựng và sử dụng Biogas 2.1.9.Kỹ thuật ủ phân vi sinh

2.2. Hình thức tuyên truyền 2.2.1. Qua đài truyền thanh xã

2.2.2. Qua tờ rơi, tờ gấp khuyến nông 2.2.3. Thăm quan học tập kinh nghiệm

2.2.4. Thông qua các cuộc hội thảo, cuộc họp toàn dân, toàn thôn, xóm...

3. Tập huấn kỹ thuật.

3.1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng

3.1.1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống lúa thuần ĐF1, lai 3 dòng sind 6

3.1.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống ngô lai mới 3.1.3.Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống tỏi tím địa phương

3.1.4. kỹ thuật trồng lạc giống mới 3.1.5. Kỹ thuật trồng các loại nấm

3.1.6. Kỹ thuật trồng cà chua lai giống mớí 3.1.7. Kỹ thuật về phòng trừ sâu bệnh 3.2. Kỹ thuật chăn nuôi

3.2.1. Kỹ thuật chăn nuôi lợn 3.2.2. Kỹ thuật chăn nuôi gà

3.2.3. kỹ thuật chế biến thức ăn cho gia súc 3.2.4. Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ giống

3.2.6. Phương pháp phòng trừ ốc bươu vàng 3.3. Kỹ thuật sử dụng bình Biogas

3.4. Phương pháp lập kế hoạch cho các nhóm cộng đồng 4. Xây dựng mô hình trình diễn

4.1 Mô hình VAC

4.2 Mô hình nuôi theo hướng trang trại

4.3 Mô hình “Trồng khảo nghiệm giống ngô lai :NK6326, NK6654 (Công ty Sygenta), giống 9901,9905 (Công ty Mosanto)”

4.4. Mô hình “trồng khảo nghiệm giống lúa lai DF1” 4.5 Mô hình “Phục tráng và sản xuất giống lúa”

17. Bác có đề xuất gì về nội dung cần đào tạo, tập huấn để đáp ứng được yêu cầu của mình trong thời gian tới ?

...

Chủ hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông tại xã quang thành huyện nguyên bình tỉnh cao bằng giai đoạn 2012 2014 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)